Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB Hà Nội trong vài năm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về hiệu quả cho vay đối với DNVVN của NHTM (Trang 51 - 57)

Hoạt động huy động vốn Bảng 1: Số liệu về tình hình huy động vốn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 % so với 2005 2007 % so với 2006 Tổng nguồn vốn huy động 135.479,4 1.096.817,72 809,58% 6.556.112 597,74%

+ Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 117.477,9 664.528,41 565.66% 452,033 68,02% + Tiền gửi từ dân cư 18.001,5 432.289,31 2.401,41% 6.104.07 9 1.412,04% (Nguồn từ Báo cáo tài chính của SCB Hà Nội năm 2005, 2006, 2007)

Qua bảng số liệu cho thấy, năm 2006 tổng nguồn vốn huy động là

1.096,8 tỷ đồng, tăng 809,58% so với năm 2005. Tính đến năm 2007, tổng nguồn vốn huy động lên đến 6.556 tỷ đồng tăng 597,74% so với năm 2006 Về cơ cấu nguồn vốn:

* Năm 2006:

- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 664 tỷ đồng tăng 565% so với năm 2005 khi chi nhánh mới bắt đầu đi vào hoạt động, chiếm tỷ trọng 61 %

trong tổng số nguồn huy động.

- Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 432 tỷ đồng, tăng 2.401,4% so với năm 2006.

* Tính đến ngày 31/12/2007:

- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 452.033 tỷ đồng đạt mức 68% so vơi năm 2006.

- Nguồn vốn huy động từ dân cư là 6.104 tỷ đồng tăng 1.412% so với năm 2006

Như vậy, về tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của chi nhánh SCB Hà Nội năm 2006, 2007 đạt mức cao đặc biệt so với các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội nói chung và các chi nhánh của ngân hàng TMCP Sài Gòn nói riêng ( Tổng nguồn vốn của các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội tăng 19,2% trong đó tiền gửi dân cư tăng 23,8%, tiền gửi các tổ chức kinh tế tăng 15,9%; 8 chi nhánh lớn trên địa bàn Hà Nội tăng 11,4% ( Theo Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn năm 2007)). Huy động vốn của ngân hàng những tháng đầu năm chủ yếu tập trung từ nguồn huy động trên thị trường liên ngân hàng theo tỷ lệ huy động, bắt đầu huy động giữa thị trường cấp 1 tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng huy động trên thị trường 2 giúp ngân hàng có một cơ cấu vốn an toàn. Cuối năm 2007, tỷ lệ huy động vốn giữa thị trường cấp 1 và thị trường cấp 2 là: 7,5 : 2,5 đây là cơ vốn rất hợp lý cho hoạt động của ngân hàng.

Nguồn vốn huy động từ thị trường cấp 1 tăng đều và ổn định qua các tháng. Mặc dù kể từ cuối quý II/2007, dự trữ bắt buộc của Ngân hàng nhà nước tăng đáng kể cùng với áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng đã gây ra

một sức ép lớn lên chi phí huy động của các ngân hàng; nhưng bằng các chương trình tiết kiệm dự thưởng với lãi suất hấp dẫn cũng như với chính sách huy động trên thị trường cấp 1. Loại hình tiền gửi thanh toán với giá rẻ bên cạnh tiền gửi tiết kiệm mang tính ổn định cao đã tạo ra một cơ cấu vốn huy động hợp lý, ổn định cho hoạt động của ngân hàng. Có một khoảng thời gian nguồn vốn huy động ở thị trường cấp 2 bị sụt giảm do xu thế chung về thừa dự trữ thanh khoản của các NHTM và một phần do ngân hàng muốn cơ cấu lại tỷ trọng nguồn vốn huy động từ thị trường cấp 1 và cấp 2. Từ giữa quý II/2007 huy động từ thị trường cấp 2 đã tăng ổn định góp phần đảm bảo thanh khoản ở mức an toàn cho ngân hàng.

Không chỉ riêng chi nhanh SCB Hà Nội mà các chi nhánh SCB khác cũng đều có bước tăng trưởng về nguồn vốn huy động trong năm 2007. Đây là điều kiện tiên quyết để đơn vị chủ động được nguồn tài chính sử dụng cho nhu cầu phát triển tín dụng, đầu tư với mục tiêu lợi nhuận.

Xét về mức độ đóng góp giữa các đơn vị trong hệ thống SCB, chi nhánh SCB Hà Nội luôn là đơn vị dẫn đầu về thành tích huy động vốn. Phát huy lợi thế thị trường, bình quân SCB Hà Nội cung cấp từ 25% đến 30% nguồn vốn huy động cho toàn bộ hệ thống.

Hoạt động tín dụng

Nền kinh tế Việt nam trong nhưng năm gần đây liên tục tăng trưởng với tốc độ cao. Sự kiện Việt nam gia nhập WTO là một cơ hội tạo đà đưa nền kinh tế Việt nam phát triển nhanh và nhu cầu vốn cho nền kinh tế cũng tăng mạnh là một tất yếu. Nắm bắt được tình hình đó, ngân hàng đã không ngừng nâng cao năng lực, tái cơ cấu đồng thời chấn chỉnh lại bộ máy hoạt động, hoàn thiện qui trình nghiệp vụ cũng như qui trình quản lý. Bằng cách tung ra các sản phẩm tín dụng hấp dẫn, linh hoạt, phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể. Hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt mức tăng trưởng cao, tiếp tục

duy trì khách hàng truyền thống. Đồng thời mở rộng đối tượng khách hàng vay mới. Các sản phẩm của ngân hàng đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế ngoài quốc doanh.

Dư nợ cho vay

- Tổng dư nợ cho vay:

Năm 2006 dư nợ cho vay là 391 tỷ đồng, tăng 349,34% so với năm 2005. Đến 31/12/2007 dư nợ cho vay là 1.051 tỷ đồng tăng 268,74% so với năm 2006.

- Dư nợ cho vay ngắn hạn

Năm 2006 dư nợ cho vay ngắn hạn là 150.871 tỷ đồng, tăng 127,3 tỷ đồng ( gấp 6 lần) so với năm 2005. Đến 31/12/2007 dư nợ cho vay ngắn hạn là 614,995 tỷ đồng, tăng 464,124 tỷ đồng (407,63 %) so với năm 2006.

- Dư nợ cho vay trung và dài hạn:

Năm 2006 dư nợ cho vay trung và dài hạn là 240,371 tỷ đồng, tăng 151,957 tỷ đồng ( 271,87%) so với năm 2005. Đến 31/12/2007 dư nợ trung và dài hạn là 436,442 tỷ đồng, tăng 196,071 tỷ đồng (181,57%) so với năm 2006.

Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn trong 03 năm qua như sau: Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 % so với 2005 2007 % so với 2006 Tổng dư nợ cho vay

+ Ngắn hạn + Trung hạn và dài hạn 111.993,49 23.579,38 88.414,11 391.242 150.871 240.371 349,34% 639,84% 271,87% 1.051.437 614.995 436.442 268,74% 407,63% 181,57% (Nguồn từ Báo cáo tài chính của SCB Hà Nội năm 2006, 2007)

Chất lượng tín dụng:

Bảng 3: Chất lượng nợ cho vay

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Nợ đủ tiêu chuẩn - 372.010 1.046.766

Nợ cần chú ý - 19.232 0,00

Nợ dưới tiêu chuẩn - 0,00 2.833

Nợ nghi ngờ - 0,00 1.838

Nợ có khả năng

mất vốn - 0,00 0,00

TỔNG - 391.242 1.051.437

(Nguồn từ Báo cáo tài chính của SCB Hà Nội các năm 2006, 2007)

Dù mức độ tăng trưởng nhanh đặc biệt năm 2007 nhưng hoạt động tín dụng của ngân hàng vẫn được đảm bảo về chất lượng. Tỷ trọng nợ quá hạn, nợ xấu trên tổng dư nợ ngày càng thấp. Đó là kết quả của việc áp dụng và kết hợp nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát và thu hồi nợ quá hạn.

Tổng dư nợ xấu năm 2006 (bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn) chiếm 4,92 % trên tổng dư nợ. Đến 31/12/2007, chỉ tiêu nợ đủ tiêu chuẩn tăng đáng kể trong khi đa phần các chỉ tiêu nợ khác đều có xu hướng giảm còn 0,44 % so với năm 2006.

 Kết quả tài chính

Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 % so với 2005 2007 % so với 2006 Tổng thu nhập - 44.882 0,00 448.132 999% Tổng chi phí - 33.735 0,00 376.359 1.116% Lợi nhuận - 11.147 0,00 71.773 644%

(Nguồn từ Thuyết minh Báo cáo tài chính SCB Hà nội năm 2005, 2006, 2007) Qua bảng số liệu trên ta thấy mặc dù mới đi vào hoạt động tháng 10/205 nhưng lợi nhuận của Chi nhánh phát triển mạnh đặc biệt là trong năm 2007, năm 2006 là 11,147 tỷ đồng, năm 2007 là 71,773 tỷ đồng chiếm 644% so với năm 2006.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về hiệu quả cho vay đối với DNVVN của NHTM (Trang 51 - 57)