Tăng cường công tác kiểm tra

Một phần của tài liệu Quản lý để nâng cao chất lượng và năng suất (Trang 70 - 72)

- Thực hiện kế hoạch đào tạo:

3.1.2.1. Tăng cường công tác kiểm tra

Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm mục đích không còn những sản phẩm không đạt yêu cầu và nhữn sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng cũng như xã hội. Mà tại công ty, công tác kiểm tra chất lượng lại do phòng KCS đảm nhận, vì vậy công ty cần tăng cường vai trò của phòng KCS, kiểm tra ở đây phải mang tính đồng bộ, tức là kiểm tra mọi nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, kịp thời ngăn ngừa và hạn chế tới mức thấp nhất những yếu tố gây ra phế phẩm (kiểm tra chặt chẽ từ chất lượng nguyên vật liệu, các thông số kỹ thuật, máy móc thiết bị sau mỗi công đoạn sản xuất cho đến khi hình thành sản phẩm) phải kiểm tra một cách tỉ mỉ, nếu phát hiện sản phẩm khuyết tật phải loại bỏ ngay. Việc kiểm tra chất lượng của công ty lại dựa vào những tiêu chuẩn chất lượng do công ty, Bộ, Ngành đề ra và được phân công trực tiếp cho bộ phận chịu trách nhiệm là phòng KCS, đây là bộ phận nằm ngoài dây chuyền sản xuất chính nên không có hoạt động tích cực đối với các hoạt động của cả một hệ thống, hơn nữa trình độ nghiệp vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm của các nhân viên KCS cơ sở không được đồng đều, còn hạn chế về chuyên môn nên thường gây ra căng thẳng giữa bộ phận trực tiếp sản xuất với bộ phận kiểm tra chất lượng đồng thời công cụ trang bị cho việc kiểm tra đang còn thiếu và đơn giản. Để khắc phục khó khăn này công ty có thể áp dụng một số các phương pháp sau:

* Cam kết chất lượng đồng bộ.

Biện pháp này là động viên công nhân viên cam kết đảm bảo chất lượng công việc do mình phụ trách hay đảm bảo chất lượng sản phẩm do mình sản xuất ra, thể hiện trách nhiệm vinh dự của mỗi người trong tình hình về chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của công ty. Công ty cần xây dựng chế độ trách nhiệm cụ thể cho mỗi cá nhân, mỗi phần việc. Chế độ trách nhiệm cụ thể sẽ là một phương tiện tốt để củng cố và nâng cao ý thức trách nhiệm chung. Nó thúc đẩy mọi người quan tâm đến phần việc của mình và ảnh hưởng của nó đến các khâu sản xuất có liên quan.

Đối với các sản phẩm nhiều người cùng làm như vậy, việc xác định trách nhiệm của mỗi phần việc được xác định rõ ràng cụ thể là một việc hết sức cần thiết. Chế độ trách nhiệm cụ thể còn quy định rõ phần do bản thân công nhân, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý trực tiếp chịu trách nhiệm.

Cần xác định rõ mỗi người lao động không những phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm trong khi sản xuất mà sau khi đã nghiệm thu, nhập kho hoặc xuất xưởng, nếu phát hiện những sản phẩm đó không đảm bảo chất lượng thì người sản xuất gây ra vẫn phải chịu trách nhiệm. Để thực hiện tốt chế độ trách nhiệm đòi hỏi mọi người phải giữ gìn kỷ luật lao động, yêu cầu của kỷ luật lao động là không cho phép ai làm sai những trình tự lao động đã được công ty quy định: triệt để tuân theo thời gian làm việc mà nhà nước quy định, không cho phép người nào đến muộn về sớm, tự ý đổi chỗ làm việc và trêu đùa trong khi làm việc.

Để thực hiện tốt kỷ luật lao động và chế độ trách nhiệm cụ thể, chúng ta phải làm cho mọi người có ý thức tự giác, phải kiên trì giáo dục, đi đôi với xử lý thích đáng những người vi phạm kỷ luật lao động.

* Cải tiến chất lượng toàn Công ty.

Hoạt động cải tiến chất lượng được tiến hành đều khắp ở các bộ phận từ lãnh đạo sản xuất đến chuyên trách sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn bộ công ty làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng, của xã hội.

* Sử dụng hình thức ba kiểm tra:

Tức là công nhân sản xuất tự kiểm tra, đốc công và tổ trưởng sản xuất kiểm tra, cán bộ KCS kiểm tra. Đây là hình thức được sử dụng rộng rãi thường xuyên ở một số

doanh nghiệp hiện nay, hình thức này đem lại hiệu quả cao về chất lượng sản phẩm. Vậy công ty nên chú trọng hình thức này.

Công tác kiểm chất lượng sản phẩm phải được tiến hành theo phương thức kiểm tra khách quan, tránh những lỗi ước lượng chủ quan như: “sờ bằng tay, nhìn bằng mắt“. Do đó, công ty cần tạo điều kiện cho bộ phận kiểm tra kỹ thuật làm việc được thuận lợi như: nơi làm việc, các máy móc dụng cu kiểm tra cần thiết.

Tuy nhiên trong bất cứ một trường hợp nào, việc kiểm tra của những nhân viên kiểm tra kỹ thuật cũng không thay thế được trách nhiệm kiểm tra thường xuyên của những cán bộ trực tiếp chỉ đạo sản xuất, từ Giám đốc công ty, quản đốc phân xưởng đến tổ trưởng sản xuất. Trong đó, việc kiểm tra của ca sản xuất có một vị trí đặc biệt quan trọng vì ca sản xuất là cơ sở chịu trách nhiệm về quản lý kỹ thuật của doanh nghiệp.

Nói chung, trong ba khâu thì khâu kiểm tra là quan trọng nhất và quyết định nhất là công nhân kiểm tra. Không có một đội ngũ kiểm tra kỹ thuật đông đảo nào có thể kiểm tra bảo đảm và tỉ mỉ và không sót các sản phẩm sai hỏng do hàng trăm công nhân trong công ty, không có biện pháp nào có thể thay đổi tinh thần tự giác của công nhân. Do đó, công ty cần phát huy vai trò công nhân tự kiểm tra trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Chỉ có kết hợp chặt chẽ công tác của nhân viên chuyên trách kiểm tra, cán bộ chỉ đạo sản xuất với sự tham gia tích cực của toàn thể công nhân thì công tác kiểm tra kỹ thuật mới có thể làm đầy đủ được.

Một phần của tài liệu Quản lý để nâng cao chất lượng và năng suất (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w