Những vấn đề tồn tại hạn chế sự phát triển của NHTM

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 28 - 30)

4.1.1. Về quản lí mô hình hoạt động

Cơ chế tự do hoá lãi suất chỉ phát huy tác dụng tốt trong điều kiện các ngân hàng thương mại phải hoạt động vững mạnh, đảm bảo được các tiêu chí về chất lượng tài sản có, tài sản nợ, chính sách lãi suất linh hoạt hợp lý, quy trình quản lý rủi ro lãi suất. Muốn thực hiện được điều này đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải có những giải pháp hoàn thiện và tái cấu trúc tổ chức hoạt động quản trị để nâng cao năng lực quản trị lãi suất của mình. Trong đó, cơ cấu lại mô hình tổ chức hệ thống Ngân hàng thương mại là yếu tố quyết định sự phát triển của ngân hàng.

Ở Việt Nam đang tiến hành mô hình hai cấp. Cụ thể như sau:

Mô hình tổ chức và quản lý hiện tại được phân biệt chủ yếu theo chức năng với hai cơ cấu quyền lực là cấp quản trị điều hành và cấp quản lý kinh doanh.

+ Cấp quản trị điều hành: Là hội đồng quản trị gồm chủ tịch Hội đồng quản trị và một số thành viên chuyên trách, làm việc theo chế độ tập thể, giúp việc Hội đồng quản trị có ban chuyên viên và ban kiểm soát. Về nguyên tắc Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý đối với mọi hoạt động của ngân hàng; chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn; ban hành các điều lệ, cơ chế, qui chế tổ chức và hoạt động của các ngân hàng.

+ Cấp quản lý kinh doanh: Cấp điều hành kinh doanh gồm Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc và các phòng ban tham mưu giúp việc tại hội sở chính, bên cạnh Tổng giám đốc có Kế toán trưởng. Cấp trực tiếp kinh doanh gồm các đơn vị hạch toán độc lập, các chi nhánh hạch toán phụ thuộc, các đơn vị sự nghiệp và đơn vị hùn vốn kinh doanh . * Chính bộ máy cũ này cũng mang lại nhiều mặt hạn chế:

+ Đối với Hội đồng quản trị cơ quan quản lý cao nhất không tập trung được các luồng thông tin chủ yếu về hoạt động của ngân hàng để xây dựng, kiểm tra các mục tiêu chiến lược và các quyết định phòng ngừa rủi ro trong đó có rủi ro lãi suất.

+ Các phòng ban nghiệp vụ từ trụ sở chính và chi nhánh được phân nhiệm theo chức năng nghiệp vụ và cắt khúc theo địa giới hành chính, chưa chú trọng phân nhiệm theo nhóm khách hàng và loại dịch vụ như thông lệ quốc tế. Đây là hạn chế lớn nhất về cấu trúc quản lý và phát triển sản phẩm mới đối với ngân hàng thương mại

+ Thiếu các bộ phận liên kết các hoạt động, các quyết định giữa các phòng ban nghiệp vụ, tạo điều kiện cho Hội đồng quản trị và ban điều hành bao quát toàn diện hoạt động và tập trung nhân lực, tài lực vào các định hướng chiến lược.

Nhìn chung các ngân hàng thương mại rất lúng túng trong việc hoạch định chiến lược, kế hoạch kinh doanh do thiếu các cơ quan và cơ sở dữ liệu về phân tích, dự báo môi trường kinh doanh, đánh gía nguồn lực và xác định tầm nhìn trung, dài hạn vốn là công cụ quản lý cơ bản của các ngân hàng thương mại hiện đại.

Trong ngày 22 và ngày 23/5/2010 vừa qua, các đại biểu Quốc hội đã tập trung thảo luận và cho ý kiến sau khi nghe báo cáo, tổng hợp kết quả tiếp thu và giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thế nhưng, qua những lần xây dựng dự thảo và lấy ý kiến đó, có một số vấn đề thực tế hoạt động của các ngân hàng thương mại đòi hỏi vẫn còn để ngỏ, không được đưa vào nội dung hoặc ít được quan tâm, đề cập tới.

Có bỏ rơi mô hình tập đoàn tài chính? Những năm gần đây các ngân hàng thương mại đã phát triển nhanh, mở rộng về lĩnh vực hoạt động và địa bàn. Theo sự phát triển này, mô hình hoạt động tài chính – ngân hàng được đặt ra, thậm chí được nhấn mạnh trong định hướng của nhiều thành viên; đơn cử như ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank)…

Có trường hợp đã khẳng định thông điệp hoạt động theo mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng, hay sự nhấn mạnh trong các phát ngôn thông tin công bố… Thế nhưng thực tế có trường hợp vẫn còn lưỡng lự khi đưa thông điệp đó cáo chính sách truyền thông và phát triển thương hiệu, dù họ tiếp cận mô hình tập đoàn theo thông lệ quốc tế. Tại Việt Nam hiện nay, một số ý kiến cho rằng đã có những thay đổi lớn, căn bản về cơ cấu kinh tế và môi trường kinh doanh, do đó sự ra đời của những tập đoàn tài chính – ngân hàng là tất yếu nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh, đảm bảo quyền chi phối của Nhà nước thông qua các tập đoàn trong việc phát triển kinh tế.

Hiện nay, chính phủ đã ban hành Nghị định 101/2009/NĐ-Cp về thành lập, quản lí, giám sát tập đoàn kinh tế nhà nước nhưng vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Hơn nữa, nghị định này không hướng đến nhiều trong việc điều chỉnh tập đoàn tài chính – ngân hàng nên dường như vẫn còn bỏ ngỏ khả năng các cơ quan quản lí nhà nước sẽ ban hành quy định mang tính chuyên ngành về quy mô này.

4.1.3. Về chất lượng hoạt động của các tổ chức

Việt Nam hiện nay có rất nhiều ngân hàng thương mại, có thể nói đó là một con số khá lớn so với qui mô thị trường nước ta. Tuy nhiên, trong đó có 10 công ty trở lại là có thương hiệu và qui mô lớn trong cả nước. Nhìn chung qui mô nhỏ bé của các NHTM sẽ hạn chế cho sự phát triển tính chuyên môn hóa ở tầm cao và khó có khả năng vươn mình sang một mô hình NHTM với sự đa dạng về nghiệp vụ và sản phẩm. Trong khi các ngân hàng nước ngoài đang bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam và trực tiếp cạnh tranh thì tình chuyên nghiệp, quy mô và thương hiệu là cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết.

Với sự cần thiết về qui mô, tính chuyên nghiệp như vậy thì nguồn nhân lực là điều quan trọng hơn cả. Nguồn nhân lực chúng tôi đề cập là nguồn nhân lực ở các cấp khác nhau, từ cấp quản lí đến các cấp nhân viên khác nhau. Tại Việt Nam, theo ACCA, nguồn nhân lực cho ngành tài chính đang thiếu hụt một cách khá trầm trọng, trong khi đó trở ngại lớn nhất liên quan đến khả năng tiếp cận ngoại ngữ còn khá hạn chế, nên ước tính có khoảng 200/1000 chuyên gia tài chính đang hoạt động là có bằng cấp đạt chuẩn quốc tế mà thôi.

Có thể kết luận rằng tổn thất về mặt con người là một hạn chế cho sự phát triển NHTM Việt Nam. Một ví dụ điển hình của các tổn thất này là trường hợp NHNN Việt Nam, theo kết luận của thanh tra NHNN tại sở Quản lý và kinh doanh vốn ngoại tệ đã kết luận chỉ trong vòng 10 tháng cuối năm 2004, đơn vị này đã kinh doanh ngoại tệ thua lỗ tới 499 tỷ đồng. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là do cán bộ đã không tuân thủ quy trình nghiệp vụ ngày càng trở nên phổ biến. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra các tổn thất cho các Ngân hàng.

Mặt khác, hoạt động gian lận và tội phạm bên ngoài cũng ngày càng gia tăng. Năm 2005, lực lượng cảnh sát điều tra về trật tự quan lý kinh tế và chức vụ đã phá nhiều vụ án rất nghiêm trọng trong lĩnh vực NH, hoạt động phạm tội chủ yếu là sử dụng công nghệ cao để lấy cắp mật mã rút tiền, sử dụng công nghệ đột nhập các hệ thống thanh toàn, tạo ra các sắc lệnh chuyển tiền vãng lai để chiếm tiền NH có xu hướng tăng lên.

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w