Phát triển th−ơng mại theo h−ớng văn minh hiện đại, chú trọng đến bảo vệ lợi ích của ng−ời tiêu dùng và bảo vệ môi tr−ờng.

Một phần của tài liệu 566 Định hướng phát triển thương mại trong quá trình hình thành nền kinh tế trí thức của Việt Nam (Trang 90 - 93)

III. Định h−ớng phát triển th−ơng mại trong quá trình hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam thời kỳ đến năm 2010, 2020.

5. Phát triển th−ơng mại theo h−ớng văn minh hiện đại, chú trọng đến bảo vệ lợi ích của ng−ời tiêu dùng và bảo vệ môi tr−ờng.

bảo vệ lợi ích của ngời tiêu dùng và bảo vệ môi trờng.

Để nâng cao sức cạnh tranh trên thị tr−ờng trong n−ớc và quốc tế; đồng thời đáp ứng d−ợc nhu cầu ngày càng cao của sản xuất và dân c−, th−ơng mại n−ớc ta cần đ−ợc phát triển theo h−ớng văn minh hiện đại; trong đó các cơ sở hạ tầng th−ơng mại cùng với trang thiết bị phục vụ cần đ−ợc hiện đại hóa. Để đáp ứng đ−ợc mục tiêu trên, tr−ớc tiên ngành th−ơng mại cần tiến hành quy hoạch để thúc đẩy phát triển các loại hình kinh doanh hiện đại trên phạm vi toàn quốc và vùng lãnh thổ nh−: Trung tâm th−ơng mại, siêu thị, các cửa hàng tự chọn, chợ bán buôn, sàn giao dịch... để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ng−ời tiêu dùng. Hiện nay các đơn vị kinh doanh th−ơng mại thuộc các thành phần kinh tế đa phần có quy mô nhỏ, phân tán và phát triển tự phát, thiếu quy hoạch. Do đó, các đơn vị kinh doanh muốn áp dụng những tri thức, đào tạo con

ng−ời, ứng dụng khoa học và công nghệ thông tin vào kinh doanh, áp dụng các hình thức mua bán hiện đại vào cuộc sống sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trong thời gian tới Nhà n−ớc cần phải tiến hành quy hoạch và khuyến khích phát triển các trung tâm th−ơng mại, siêu thị, các đ−ờng phố kinh doanh trên phạm vi toàn quốc và từng vùng lãnh thổ. Đồng thời giúp các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi áp dụng những ph−ơng thức mua bán hiện đại, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mua bán hàng hoá với ph−ơng thức thanh toán hiện đại, nhất là ứng dụng th−ơng mại điện tử.

Mặt khác, ngành th−ơng mại cần tập trung đầu t− hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng th−ơng mại bao gồm toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động th−ơng mại nh− đ−ờng giao thông, hệ thống điện n−ớc, thông tin liên lạc, th−ơng mại điện tử, các trung tâm th−ơng mại, siêu thị, chợ, cửa hàng, kho bãi... Sự phát triển cơ sở hạ tầng th−ơng mại sẽ thúc đẩy phát triển thị tr−ờng hàng hóa và dịch vụ theo h−ớng văn minh, hiện đại góp phần tăng c−ờng giao l−u và hội nhập quốc tế. D−ới tác động của toàn cầu hóa và từng b−ớc chuyển sang nền kinh tế tri thức thì việc đầu t− nghiên cứu và triển khai vào những lĩnh vực công nghệ mới nh−: xây dựng hệ thống giao thông và ph−ơng tiện liên lạc liên quốc gia, liên lục địa, các dự án bảo vệ môi tr−ờng sinh thái cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thiết lập các xa lộ thông tin và mạng Internet, thiết lập các hệ thống th−ơng mại điện tử, dịch vụ điện tử có vai trò rất quan trọng đòi hỏi phải đ−ợc Nhà n−ớc đặc biệt quan tâm. Trên nền tảng của hệ thống hạ tầng cơ sở và các dịch vụ công, các doanh nghiệp cần có định h−ớng đầu t− hiện đại hóa hệ thống hạ tầng cơ sở của doanh nghiệp, ứng dụng các công nghệ mới mà trọng tâm là công nghệ thông tin và mạng Internet phục vụ quản lý và kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao hiệu quả của các hoạt động th−ơng mại.

Hiện nay, công nghệ thông tin đang trở thành một ngành công nghiệp lớn mạnh và phát triển nhanh nhất, tạo ra nhiều việc làm và nhiều ngành nghề kinh doanh mới góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngành truyền thống thông qua hệ thống hỗ trợ nh− viễn thông, th−ơng mại điện tử, dịch vụ truyền thông đa ph−ơng tiện. Công nghệ thông tin có thể ảnh h−ởng và tác động trực tiếp đến phát triển của nền kinh tế quốc dân và xã hội, vì vậy nó đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n−ớc. Công nghệ thông tin còn có tác động sâu, rộng đến toàn bộ ngành kinh tế và có khả năng chi phối, định h−ớng, hỗ trợ các ngành nghề nâng cao hiệu quả hoạt động và nâng cao sức cạnh tranh trên thị tr−ờng trong n−ớc và quốc tế.

Tuy nhiên, hạ tầng thông tin quốc gia đã có phát triển nh−ng còn nhiều bất cập; giá c−ớc Internet và viễn thông ch−a khuyến khích ng−ời sử dụng. Cơ sở nghiên cứu và đào tạo về công nghệ thông tin của ta còn mỏng, trình độ thấp, trang thiết bị lạc hậu. Bên cạnh những bất cập trên, chúng ta còn ch−a thực sự nhận thức đ−ợc đầy đủ vai trò và tầm quan trọng của công nghệ thông tin để đi tắt đón đầu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n−ớc. Chúng ta cũng ch−a kết hợp chặt chẽ qúa trình tin học hoá với cải cách hành chính, ch−a chuẩn bị môi tr−ờng kinh tế - xã hội, môi tr−ờng pháp lý thuận lợi để tiếp nhận có hiệu quả công nghệ thông tin vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Công suất sử dụng và khai thác các thiết bị công nghệ thông tin còn thấp và lãng phí. Đầu t− và phát triển công nghệ thông tin phân bổ không đều, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, ch−a có chính sách hỗ trợ phát triển công nghệ thông tin cho các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Do đó, để n−ớc ta có đ−ợc một nền công nghệ thông tin hiện đại phù hợp với tiến trình phát triển của thế giới và tạo điều kiện để các doanh nghiệp kinh doanh th−ơng mại có đ−ợc hệ thống hạ tầng cơ sở th−ơng mại tiên tiến trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và mạng Internet góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị tr−ờng trong n−ớc và quốc tế, đòi hỏi có sự hỗ trợ của Nhà n−ớc, Bộ Th−ơng mại, các bộ ngành có liên quan và sự cố gắng của từng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải tự đổi mới, −u tiên đầu t− phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng th−ơng mại trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và mạng Internet trong mọi hoạt động quản lý và kinh doanh th−ơng mại. Đầu t− trang thiết bị, công nghệ cần thiết để có đủ điều kiện tham gia vào quá trình tin học cả n−ớc, thực hiện nhiệm vụ của ngành, của đơn vị, từng b−ớc tham gia th−ơng mại điện tử. Thiết lập địa điểm giao dịch công nghệ th−ờng xuyên để trao đổi hàng hóa công nghệ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ.

Tạo lập một môi tr−ờng xã hội cần đến thông tin, coi thông tin nh− là một ph−ơng tiện của sản xuất và quản lý. Công nghệ thông tin phải đ−ợc ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực nhằm tạo một b−ớc chuyển biến mạnh mẽ về năng suất, chất l−ợng, hiệu quả của tất cả các lĩnh vực hoạt động, thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế th−ơng mại. Hình thành một mạng l−ới kết cấu hạ tầng th−ơng mại tiên tiến, vững chắc, đủ năng lực tiếp thu nền kỹ thuật công nghệ hiện đại, đủ sức cạnh tranh và hội nhập với các n−ớc trong khu vực và thế giới. Tất cả các cơ quan Nhà n−ớc, các tổ chức, đoàn thể và doanh nghiệp cần đi đầu trong việc tin học hoá từng phần, dần tiến tới tin học hoá trong mọi hoạt động. Tiếp tục phổ cập và nâng cao nhận thức về vai trò và lợi ích của thông tin, bồi d−ỡng kiến thức cần thiết về công nghệ thông tin cho mọi công dân Việt Nam nói chung và các nhân viên hoạt động trong lĩnh vực th−ơng mại dịch vụ; đặc biệt là các cơ quan, công sở. Tiếp tục nâng cao nhận thức và

nhu cầu về văn hoá thông tin của nhân dân, tạo cơ hội để mọi ng−ời dân đều có thể sử dụng các nguồn thông tin công cộng, cũng nh− tham gia th−ơng mại điện tử. Để thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong xu thế tiến tới nền kinh tế tri thức, các doanh nghiệp cần xây dựng và hoàn thiện đ−ợc hệ thống thông tin với chất l−ợng cao, áp dụng biện pháp tin học hóa và hoạt động kinh doanh thông qua việc hòa mạng với hệ thống thông tin đã có trên thế giới và chủ động từng b−ớc tham gia th−ơng mại điện tử. Tùy theo khả năng và nhu cầu của doanh nghiệp, giai đoạn đầu có thể triển khai chủ yếu ở khâu xúc tiến hoạt động kinh doanh d−ới hình thức mở trang web quảng cáo trên mạng, tìm kiếm thông tin về thị tr−ờng và bán hàng trên mạng, tiến hành các giao dịch tr−ớc khi ký kết hợp đồng và sử dụng cho các mục đích quản trị bên trong doanh nghiệp. Khi điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở pháp lý cho phép, các doanh nghiệp có thể tiến tới ký hợp đồng và thực hiện thanh toán trên mạng. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh của khoa học và công nghệ cũng tạo điều kiện để phát triển những hành vi gian lận th−ơng mại nh− sản xuất hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất l−ợng... làm tổn hại đến lợi ích ng−ời tiêu dùng và môi tr−ờng sinh thái. Do đó, Nhà n−ớc cần có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn những tiêu cực trên thông qua các quy định pháp luật cụ thể cùng với việc th−ờng xuyên kiểm tra, kiểm soát thị tr−ờng.

Một phần của tài liệu 566 Định hướng phát triển thương mại trong quá trình hình thành nền kinh tế trí thức của Việt Nam (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)