Cơ sở đề xuất các giải pháp – phân tích SWOT nhằm đẩy mạnh xuất khẩu

Một phần của tài liệu 484 Xuất khẩu gốm mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản, thực trạng và các giải pháp phát triển (Trang 71 - 72)

Khi đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ vào thị

trường Nhật Bản, tác giảđã dựa vào việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ

hội và nguy cơ của mặt hàng này. Vấn đề này đã được phân tích ở chương 2, ở đây tác giả xin tổng kết lại để tạo sự chặt chẽ và logic trong việc đề xuất các giải pháp.

Điểm mạnh:

- Các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu chú trọng đầu tư theo chiều sâu, nâng cao chất lượng, mẫu mã, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm...

- Cùng với sự phát triển, một số tiến bộ mới đã được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất gốm mỹ nghệ.

- Gốm mỹ nghệ là nghề truyền thống và có kinh nghiệm sản xuất lâu đời, năng lực sản xuất xuất khẩu đã có bước tiến đáng kể.

- Nguồn lao động đông đảo, có óc sáng tạo, thẩm mỹ, chi phí thuê nhân công rẻ

tiền.

- Nguồn nguyên liệu phong phú, chất lượng cao và trữ lượng cao.

- Một số sản phẩm gốm mỹ nghệ của Việt Nam rất được người Nhật ưa chuộng. - Các doanh nghiệp Việt Nam rất quan tâm tới thị trường Nhật Bản và các phương thức để đưa hàng hoá thâm nhập vào thị trường này.

Điểm yếu:

- Thiếu vốn đầu tư.

- Trình độ công nghệ và kỹ thuật sản xuất truyền thống, lạc hậu.

- Nguồn nguyên liệu phong phú nhưng tập trung dưới dạng nhỏ lẻ, giá trị thấp, chất lượng không đồng đều.

- Nghiệp vụ xuất khẩu còn yếu kém, phần lớn phải xuất khẩu qua trung gian. - Hàng gốm Việt Nam đa phần chưa có thương hiệu.

- Sản phẩm chưa có dấu chất lượng của Nhật Bản.

- Chưa tạo được nhiều sản phẩm theo đúng ý thích của người Nhật Bản. - Tay nghề của lao động chưa cao.

- Mẫu mã nghèo nàn, đơn điệu, chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm còn yếu.

- Công tác về Marketing xuất khẩu còn rất yếu. - Trình độ tổ chức quản lý kém.

Cơ hội:

- Nhà nước ban hành nhiều cơ chế và chính sách hỗ trợ cho sản xuất, xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ.

- Chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Chính Phủ.

- Môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện. - Nhật Bản có nhu cầu rất lớn về hàng gốm mỹ nghệ.

- Mặt hàng gốm là một trong những mặt hàng không cần gia hạn thời gian chuyên chở như những mặt hàng tươi sống.

- Thị trường Nhật Bản có khoảng cách khá gần với thị trường Việt Nam và như

vậy chi phí vận chuyển, chuyên chở từ Việt Nam tới Nhật Bản thấp hơn so với các khu vực khác như Châu Âu, Châu Mỹ…

- Chính phủ Nhật Bản có nhiều chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam đưa hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản.

Nguy cơ:

- Cơ chế và chính sách của Nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.

- Thị phần hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản vẫn còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có.

- Yêu cầu về chất lượng và hình dáng trình bày khá cao.

- Việt Nam chưa là thành viên của Tổ Chức Thương Mại thế giới. - Tính cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản rất cao.

- Thị trường Nhật Bản có hệ thống pháp lý chặt chẽ, hệ thống phân phối phức tạp. - Việt Nam bước vào thị trường Nhật Bản chậm hơn các quốc gia khác.

- Chi phí marketing cho sản phẩm gốm mỹ nghệở thị trường Nhật Bản rất cao.

3.4.1 Phân tích khả năng khai thác các điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu của ngành hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam

Một phần của tài liệu 484 Xuất khẩu gốm mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản, thực trạng và các giải pháp phát triển (Trang 71 - 72)