Ngân hàng người nghèo trước đây ủy thác cho vay qua Ngân hàng NN&PTNT nên đối tượng cho vay rất hạn chế, hiệu quả thu hồi vốn thấp Hiện nay, Ngân hàng chính sách được thành lập thay thế cho

Một phần của tài liệu 463 Thực trạng và những yếu tố tác động đến người nghèo ở tỉnh Ninh Thuận (Trang 71 - 72)

C là chi tiêu bình quân đầu người hàng năm β0 , βi là hệ số hồi quy của mô hình

15 Ngân hàng người nghèo trước đây ủy thác cho vay qua Ngân hàng NN&PTNT nên đối tượng cho vay rất hạn chế, hiệu quả thu hồi vốn thấp Hiện nay, Ngân hàng chính sách được thành lập thay thế cho

rất hạn chế, hiệu quả thu hồi vốn thấp. Hiện nay, Ngân hàng chính sách được thành lập thay thế cho Ngân hàng người nghèo với đội ngũ đông đảo và chuyên nghiệp hơn. Ngân hàng chính sách trực tiếp cho vay ở thị xã Phan Rang và kiểm soát đối tượng vay vốn ở các huyện. Dự kiến đến cuối 12/2003 sẽ trực tiếp cho vay trong toàn tỉnh.

Số liệu điều tra được thể hiện trong Bảng 2.45 là bằng chứng cho thấy cách nhìn nhận về việc vay tiền giữa các nhóm chi tiêu là khác nhau. Người nghèo thường cho rằng mỗi lần vay tiền là mỗi lần khó khăn trong khi nhiều người giàu lại cho rằng vay tiền không quá khó, thậm chí dễ dàng. Thật dễ hiểu vì người nghèo một phần vì trình độ thấp, một phần vì mối quan hệ xã hội kém, hay nói khác hơn là quan hệ với cán bộ tín dụng không chặt nên họ thường cảm thấy khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng. Mặt khác, thiếu tài sản thế chấp cũng làm hạn chế khả năng đi vay của họ, cho dù là ở nguồn tín dụng nào, chính thức hay phi chính thức. Tuy nhiên, nhìn chung thì người dân ở Ninh Thuận phần lớn cho rằng việc đi vay không khó lắm, một điều đáng ngạc nhiên so với những phát hiện trước đây ở Việt Nam. Nguyên nhân có thể là hoạt động của hệ thống tín dụng, ngân hàng ở Ninh Thuận tương đối tốt như đã nói ở trên.

Bảng 2.45 còn cho thấy có 17,2% hộ được trợ giúp từ thiện từ các tổ chức khác như Hội chữ thập đỏ, Mặt trận tổ quốc, Sở LĐTBXH, các tổ chức từ thiện, quỹ đền ơn đáp nghĩa. Sự giúp đỡ này chỉ xảy vào một thời điểm nào đó và rất ít ỏi, có tính cấp thời hơn là tạo cơ sở để người dân thoát khỏi cảnh đói nghèo lâu dài.

Bảng 2.46: Nơi vay vốn của các hộ gia đình

Nơi vay Số tiền trung bình cho vay (1000đ) Tồng số tiền cho vay (1000đ) Tỷ lệ số tiền cho vay (%) Tỷ lệ số hộ vay (%)

Không vay 32,9

Ngân hàng nông

nghiệp 12856 2455500 75,3 31,6 Quỹ xóa đói giảm nghèo 3221 547500 16,8 28,1 Quỹ giải quyết việc làm 6900 103500 3,2 2,5 Quỹ tín dụng hội phụ nữ 4286 60000 1,8 2,3

Người cho vay khác 6016 96250 2,9 2,6

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế Ninh Thuận, 2004

Nơi cho vay nhiều nhất ở Ninh Thuận là Ngân hàng nông nghiệp16 chiếm 75,3% tổng số tiền cho vay, kế đến là Quỹ xóa đói giảm nghèo17 chiếm 16,8%, lần lượt có tỷ lệ là 31,6% và 28,1%. Những nơi khác bao gồm Quỹ giải quyết việc làm, Quỹ tín dụng hội phụ nữ và những nguồn vay phi chính thức khác.

Một phần của tài liệu 463 Thực trạng và những yếu tố tác động đến người nghèo ở tỉnh Ninh Thuận (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)