CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA WTO

Một phần của tài liệu 427 Phân tích những thách thức và cơ hội – tìm ra những bước đi thích hợp trong tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam (Trang 25 - 26)

TỔNG QUAN VỀ WTO VÀ TIẾN TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM

2.1.3- CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA WTO

Bao gồm 3 cấp cĩ các chức năng và nhiệm vụ sau: (Xem phụ lục 3 – Sơ đồ cơ cấu tổ chức WTO)

• CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO VÀ RA QUYẾT ĐỊNH:

- Hội nghị bộ trưởng WTO: là cơ quan lãnh đạo cao nhất của WTO, họp ít nhất hai năm một lần, gồm đại diện cấp bộ trưởng của các thành viên WTO. Hội nghị bộ trưởng thực hiện tất cả các chức năng của WTO và cĩ quyền quyết định mọi vấn đề trong khuơn khổ bất kỳ một hiệp định đa phương nào của WTO.

- Đại hội đồng WTO: là cơ quan đảm nhiệm các chức năng của hội nghị bộ trưởng WTO trong thời gian giữa các khĩa họp của hội nghị bộ trưởng. Thành viên của đại hội đồng là đại diện cấp đại sứ của chính phủ tất cả các thành viên. Đại hội đồng cĩ quyền thành lập các ủy ban giúp việc và báo cáo trực tiếp lên đại hội đồng như: Ủy ban về thương mại và phát triển, Uûy ban về các hạn chế cán cân thanh tốn, Uûy ban về ngân sách, tài chính và quản trị …

- Cơ quan giải quyết tranh chấp và kiểm điểm chính sách thương mại: ngồi việc thực hiện các chức năng của hội nghị bộ trưởng giữa hai khĩa họp, các hiệp định thương mại đa phương cũng trao trực tiếp cho đại hội đồng WTO chức năng giải quyết tranh chấp và kiểm điểm chính sách thương mại. Vì vậy cơ quan giải quyết tranh chấp và cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại của WTO chính

• CƠ QUAN GIÁM SÁT THỰC HIỆN CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI ĐA PHƯƠNG.

WTO thành lập các hội đồng, với sự tham gia của đại diện tất cả các nước thành viên, để giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương. Các hội đồng cĩ quyền thành lập các cơ quan trực thuộc để giúp thực hiện các chức năng kỹ thuật như: “Uûy ban vể trợ giá nơng nghiệp” và các “nhĩm cơng tác” (Working Group) thành lập trên cơ sở tạm thời, giải quyết những vấn đề cụ thể, chẳn hạn các “Nhĩm cơng tác về việc gia nhập WTO” của một số nước và báo cáo trực tiếp cơng việc của mình trên đại hội đồng.

• CƠ QUAN THỰC HIỆN CHỨC NĂNG HÀNH CHÍNH – THƯ KÝ: - Tổng giám đốc WTO: Do hội nghị bộ trưởng bổ nhiệm và giao quyền hạn, trách nhiệm với nhiệm kỳ 4 năm. Cĩ vai trị điều hành hoạt động của ban thư ký, dẫn dắt các cuộc đàm phán thương mại đa biên và giải quyết tranh chấp.

- Ban thư ký WTO: Đứng đầu là tổng giám đốc WTO cĩ nhiệm vụ phục vụ các cơ quan chức năng của WTO liên quan đến các cuộc thương lượng và giám sát thực thi các hiệp định, trợ giúp kỹ thuật cho các nước đang phát triển như: cung cấp thơng tin thương mại, các phân tích về chính sách thương mại, cách hiểu các hiệp định, quy định của WTO, tư vấn và cung cấp các thủ tục cần thiết liên quan đến đàm phán gia nhập WTO cho các thành viên mới.

Một phần của tài liệu 427 Phân tích những thách thức và cơ hội – tìm ra những bước đi thích hợp trong tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam (Trang 25 - 26)