LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ

Một phần của tài liệu 424 Phân tích hiệu quả sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 46 - 48)

6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨ U

2.6. LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ

2.6.1. Tốc độ tăng

Lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến đạt 7.865.141 triệu đồng năm 2004, tăng gấp 2,6 lần so với năm 2000 và có tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2000-2004 là 27,23%/năm.

Biểu 2.5: Tốc độ tăng lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000-2004

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉtiêu 2000 2001 2002 2003 2004 BQ G2001-Đ 2004 (%)

Tổng số 3.001.320 3.718.361 6.193.008 7.338.281 7.865.141 27,23

Chia theo thành phần kinh tế

1. Nhà nước 2.298.331 2.384.586 3.299.330 3.337.198 3.383.825 10,15 2. Ngoài nhà nước 102.543 339.927 476.767 697.208 684.931 60,76 3. Có vốn đầu tư nước ngoài 600.446 993.848 2.416.911 3.303.875 3.796.385 58,57

Chia theo ngành công nghiệp

1. Chế biến thực phẩm & đồ uống 954.680 1.235.713 1.696.634 1.767.768 2.418.988 26,17

2. Dệt 97.620 100.454 112.160 194.542 242.485 25,54 3. Trang phục 79.408 26.070 109.503 165.155 154.011 18,01 4. Thuộc da, sản xuất vali, túi xách 65.478 -101.725 -37.989 262.911 -55.680 -

5. Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa

chất 619.147 771.253 1.170.932 1.172.801 1.215.841 18,38 6. Sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic 124.095 139.794 220.807 249.892 149.836 4,83

7. Sản xuất sản phẩm từ kim loại 47.605 27.534 139.529 218.850 207.944 44,57 8. Sản xuất máy móc thiết bịđiện 150.151 138.155 405.743 431.359 198.352 7,21 9. Các ngành công nghiệp chế biến khác 863.136 1.381.113 2.375.689 2.875.003 3.333.364 40,18

Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra doanh nghiệp của Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh

Các doanh nghiệp ngoài nhà nước có tốc độ tăng bình quân cao nhất (60,76%/năm); tiếp theo là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 58,57%/năm và đều có tốc độ tăng bình quân lớn hơn rất nhiều mức tăng chung của toàn ngành công nghiệp chế biến. Cuối cùng là các doanh nghiệp nhà nước chỉ đạt 10,15%/năm.

Các doanh nghiệp ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại có tốc độ tăng bình quân cao nhất (44,57%/năm). Ngược lại, các doanh nghiệp ngành sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic có tốc độ tăng bình quân thấp nhất (4,83%/năm). Đặc biệt các doanh nghiệp ngành thuộc da, sản xuất vali, túi xách trong 3 năm 2001, 2002,

2004 có lợi nhuận trước thuế bị âm. Nguyên nhân là do trong những năm qua, nguồn nguyên liệu khan hiếm nên chi phí nguyên liệu tăng cao dẫn đến tổng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp ngành này lớn hơn tổng doanh thu thuần.

2.6.2. Cơ cấu

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh tỷ trọng trong tổng số và chiếm tỷ trọng lớn nhất (năm 2004 chiếm 48,27%). Các doanh nghiệp nhà nước giảm mạnh tỷ trọng trong tổng số và chiếm tỷ trọng thứ hai (năm 2004 chiếm 43,02%). Các doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng, giảm tỷ trọng thất thường và chiếm tỷ trọng nhỏ nhất (năm 2004 chiếm 8,71%). Qua đây cho thấy, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã chủđộng giảm tổng chi phí sản xuất để tăng lợi nhuận trước thuế.

Các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm & đồ uống tuy tăng, giảm tỷ trọng không ổn định trong tổng số nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (năm 2004 là 30,76%). Các doanh nghiệp ngành khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số (1%- 15%) (xem phụ lục 25).

Một phần của tài liệu 424 Phân tích hiệu quả sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)