Giải pháp logistics

Một phần của tài liệu 388 Nâng cao hiệu quả hoạt động của KCX và KCN TP.HCM (Trang 107 - 108)

c. Cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ

3.4.3.4 Giải pháp logistics

Dịch vụ tiếp vận (logistics service). Theo đó, người làm dịch vụ này trên cơ sở ủy nhiệm của chủ hàng, người vận tải hoặc làm dịch vụ tiếp vận khác (gọi chung là khách hàng), tổ chức thực hiện một số hoặc tất cả các công việc về : vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, lập các chứng từ và làm các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa, kể cả bao bì

đóng gói, ghi ký mã hiệu và phân phối hàng hóa trong quá trình :từ khâu sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Dựa vào vị trí địa lý thuận lợi gần cảng, sân bay và quỹ đất có sẵn, HEPZA cần kiến nghị TP quy hoạch 3 trung tâm logistics tại 3 KCN: Hiệp Phước, Cát Lái 2, Tân Bình.

Theo thứ trưởng bộ thương mại Lê Văn Tự cho biết, hiện nay, VIệt Nam có khoảng 600 doanh nghiệp với quy mô nhỏ và rất nhỏ, chỉ đáp ứng ¼ nhu cầu thị trường nội địa, với vai trò như những nhà cung cấp dịch vụ vệ

tinh cho các công ty logistics nước ngoài, chưa có doanh nghiệp đủ sức tổ

chức, điều hành toàn bộ quy trình hoạt động logistics. Vì vậy, HEPZAcần chỉ đạo cho các công ty hạ tầng được quy hoạch kể trên, tiến hành tìm những đối tác nước ngoài hoạt động về logistics có uy tín, năng lực để hợp tác, hoặc tiến hành liên kết với một doanh nghiệp logistics Việt Nam có uy tín để thành một bên đối tác với doanh nghiệp logistics nước ngoài, để qua

đó học tập kinh nghiệm và có thể phục vụ được ngay cho thị trường KCX- KCN/ TP cũng như các tỉnh lân cận. HEPZA cũng cần chỉ đạo cho trung tâm dịch vụ công nghiệp và thông tin thuộc Ban quản lý làm vai trò trung gian, môi giới tác động, để chủ trương này sớm thành hiện thực. Cần tiến hành một cách khẩn trương vì còn trong thời điểm để doanh nghiệp logistics Việt Nam có cơ hội dành lại phần nào thị trường nội địa, bởi lẽ ngay khi các cam kết với WTO có hiệu lực, các doanh nghiệp logistics nước ngoài được phép liên doanh với các doanh nghiệp logistics trong nước với tỷ lệ góp vốn

từ 49%-51%, 3 năm sau tỷ lệ góp vốn của phía nước ngoài sẽ được phép tăng lên và họ có thể thiết lập công ty logistics 100% vốn nước ngoài sau 5- 7 năm. Vả lại đây là lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao (thường từ 25%-30%) mà không cần vốn nhiều, có thể đóng góp đến 15% GDP.

Một phần của tài liệu 388 Nâng cao hiệu quả hoạt động của KCX và KCN TP.HCM (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)