KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ

Một phần của tài liệu 376 Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng Công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế (Trang 27)

THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ-CÔNG TY CON Ở VIỆT NAM 1.3.1. Sự ra đời TĐKT ở Việt Nam

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước chủ trương hình thành một số tập đoàn kinh doanh đa ngành trong đó có ngành kinh doanh chính, chuyên môn hóa cao và giữ vai trò chi phối lớn trong nền kinh tế quốc dân, có quy mô rất lớn về vốn, hoạt động cả trong và ngoài nước, có trình độ công nghệ cao và quản lý hiện đại, có sự gắn kết trực tiếp, chặt chẽ giữa khoa học công nghệ, đào tạo nghiên cứu triển khai với sản xuất kinh doanh.

Ở Việt Nam, mô hình TĐKT liên kết theo hàng ngang đã có mầm mống hình thành từ những năm giữa của thập kỷ 90; Ví dụ cụ thể là ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu có một số công ty xoay quanh như công ty xây dựng An Cư, Công ty xây dựng Tam Thắng, công ty thương mại Việt – Trung, công ty thương mại Việt – Mỹ,... Mặc dù quy mô của chúng còn khá khiêm tốn, nhưng một số chuyên gia cho rằng từ mô hình này có thể phát triển hiệu quả thành một TĐKT thực thụ với trung tâm điểm (công ty mẹ) là ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu và các vệ tinh (công ty con) là công ty thương mại Việt – Trung, công ty thương mại Việt – Mỹ.

Mô hình tập đoàn kinh tế liên kết hàng dọc được phát triển rộng rãi với việc hình thành một số TCT như TCT nhựa lấy công ty nhựa Bình Minh làm nòng cốt, TCT rượu bia trong đó công ty bia Sài Gòn là công ty chủ chốt...

Mô hình tập đoàn liên kết hỗn hợp ở nước ta hình thành trên cơ sở kinh doanh và phân phối nhiều loại hàng khác nhau không nhất thiết do chính tập

đoàn này sản xuất. Đó là dạng mô hình TCT thương mại Sài Gòn có trên 20 công ty là thành viên.

Thời gian gần đây, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là sự phát triển của thị trường chứng khoán, khá nhiều các TĐKT tư nhân hình thành và phát triển mạnh như: tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, tập đoàn Hoà Phát, tập đoàn Gạch Đồng Tâm, tập đoàn Mai Linh… Bên cạnh đó, các tập đoàn kinh tế Nhà nước hàng đầu cũng đã được hình thành từ việc chuyển đổi các TCT Nhà nước như: tập đoàn Điện Lực, tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông, tập đoàn Dầu Khí, …

1.3.2. Những thành quả và hạn chế. 1.3.2.1. Những thành quả đạt được 1.3.2.1. Những thành quả đạt được

Sau năm năm, kể từ năm 2001, vừa làm vừa rút kinh nghiệm các TĐKT theo mô hình CTM-CTC, chúng ta đã đạt được những kết quả tích cực. Theo như

sơ kết của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, tính đến tháng 9/2005, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép 52 DN thí điểm mô hình CTM-CTC, trong đó, thành phố Hồ Chí Minh là nơi thí điểm nhiều nhất 15DN, trong đó Bộ Giao Thông vận tải có 06DN; Hà Nội cũng có 5DN. Sau khi nghị định số 153/2004/NĐ-CP ngày 09/08/2004 về việc tổ chức quản lý TCT Nhà nước và chuyển đổi TCT Nhà nước được ban hành, 15DN khác đã và đang tiếp tục triển khai theo mô hình này.

Theo như sơ kết của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, mặc dù chưa đủ thời gian để đánh giá hiệu quả kinh doanh của mô hình CTM-CTC, nhưng sau một thời gian chuyển đổi kết quả bước đầu về sản suất, kinh doanh của các CTM đạt khá tốt. Doanh thu tăng bình quân 48%, lợi nhuận tăng 24% so với trước khi chuyển đổi. Tỷ suất lợi nhuận bình quân trên vốn của các cơng ty mẹ đạt 10,83%, trong đĩ tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư tài chính

đạt 16,39%, tỷ suất lợi nhuận từ trực tiếp sản xuất, kinh doanh đạt 8,44%. Lợi nhuận từđầu tư tài chính chiếm 40,67% tổng lợi nhuận hoạt động của cơng ty mẹ - cơng ty con, trong khi đĩ, vốn đem thực hiện đầu tư tài chính chỉ chiếm 26,16% tổng vốn nhà nước tại các cơng ty mẹ - con.(1)

Phương thức hình thành tổ hợp CTM-CTC ở nước ta thời điểm qua đã thể hiện rất rõ sự đa dạng, có trường hợp hình thành từ Viện nghiên cứu khoa học (trường hợp Viện máy và dụng cụ công nghiệp). Từ công ty thành viên hạch toán độc lập của TCT Nhà nước; từ công ty Nhà nước độc lập; từ TCT Nhà nước. Đa số các trường hợp là chuyển đổi, tổ chức từ mô hình TCT cũ như TCT Công nghiệp tàu thủy, TCT Bia – Rượu – Nước giải khác Hà Nội, TCT Điện Lực Việt nam, TCT Bảo Hiểm Việt Nam, TCT Bưu Chính Viễn Thông… Một số trường hợp lại do DNNN chủ động góp vốn với các DN khác để thành lập những pháp nhân mới và hoạt động theo Luật doanh nghiệp mà điển hình là Công ty may Việt Tiến đã góp vốn với DNNN của tỉnh Cần Thơ để hình thành công ty may Tây Đô, với DNNN của tỉnh Đồng Nai để thành lập công ty may Đồng Tiến. Hiện nay Việt Tiến là CTM trong TCT may Việt Nam, điều hành tới 33 đầu mối sản xuất kinh doanh trong tổng hợp của mình.

Trên thực tế, nhìn chung các đơn vị thí điểm đều hình thành CTM vừa trực tiếp SXKD một lĩnh vực chính, vừa đầu tư tài chính vào DN khác. Điều này cũng là hợp lý vì trong giai đoạn đầu, CTM cần phải nắm giữ một số hoạt động SXKD chính nhằm duy trì vị thế và khả năng chi phối và hỗ trợ đối với CTC, đặc biệt là bảo lãnh tín dụng và sử dụng thương hiệu chung. Sau khi mô hình đã vận hành trôi chảy. CTM sẽ tăng dần tỷ trọng hoạt động đầu tư tài chính so với hoạt động trực tiếp SXKD. Khi tập trung hoạt động đầu tư tài chính, CTM có điều kiện tập trung đối đa hóa hiệu quả đầu tư phát triển, tập trung vào định hướng chiến lược hoạt động cho tổ hợp nghiên cứu đổi mới công nghệ, cơ cấu

sản phẩm, phát triển thị trường, phát huy được lợi thế so sánh về vốn, công nghệ, thương hiệu và khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Tổ hợp mẹ – con còn tạo điều kiện cho các đơn vị giảm chi phí sản xuất do giảm được chi phí kinh doanh trung gian, thay chi phí giáo dục bằng các chi phí giao dịch nội bộ, giảm lao động gián tiếp do bớt một số đầu mối, phòng ban chuyên môn trước đây có ở tất cả các thành viên nay chỉ tồn tại ở CTM. Các TCT Bia, rượu, nước giải khát đã rất hiệu quả xét trên khía cạnh này.

Mô hình CTM-CTC cũng làm thay đổi căn bản quan hệ, trách nhiệm, quyền hạn, lợi ích giữa CTM với các CTC, công ty liên kết từ điều hành quản lý kiểu CTM tham gia quản lý CTC với tư cách là cổ đông, thành viên góp vốn, nhận cổ tức từ CTC theo tỷ lệ vốn góp, xóa bỏ việc thu phụ phí quản lý từ các CTC, CTC tự chủ trong hoạt động kinh doanh, mọi quan hệ về thương mại với CTM đều thông qua hợp đồng kinh tế, từ đó tạo ra sự liên kết chặc chẽ giữa các thành viên trong tổ hợp với CTM đó là sự gắn kết bằng lợi ích kinh tế.

Về phía mình, các công ty thành viên đã được cổ phần hoá và hoạt động theo mô hình mới, là pháp nhân độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đã khắc phục được tình trạng trông chờ, ỷ lại vào CTM về mọi vấn đề sản xuất kinh doanh như trước kia. Các CTC đã thật sự linh hoạt trong quản lý, điều hành, chuyên môn hóa sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận, tự do nâng cao năng lực cạnh tranh cho cả tổ hợp.

Chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình CTM-CTC, tạo điều kiện cho các công ty Nhà nước độc lập làm ăn có hiệu quả có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình bằng cách tách các bộ phận độc lập tương đối để hình thành những thực thể kinh doanh mới và qua đó cho phép các công ty có tiềm lực có thể vươn lên để thành những tổ hợp tập đoàn lớn có sức cạnh tranh mạnh.

Mô hình CTM-CTC tạo động lực và điều kiện để các TCT Nhà nước đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa công ty thành viên. Trước đó các TCT còn rất e ngại cổ phần hóa, vì càng cổ phần hóa càng giảm bớt doanh nghiệp thành viên. Mô hình mới tạo điều kiện cho các TCT, công ty Nhà nước thực hiện việc đa dạng hóa các khoản vốn đầu tư nhằm phân tán rủi ro, linh hoạt hơn trong điều chỉnh vốn từ những nơi kém hiệu quả từ công ty con, công ty liên kết thua lỗ chuyển sang doanh nghiệp có hiệu quả hơn, huy động rộng rãi tiềm năng về vốn ngoài xã hội cho sự phát triển của cả TCT.

Việc thí điểm cho thấy những mặt được và tác dụng của chuyển đổi sang mô hình mới, không chỉ là đối với các doanh nghiệp chuyển đổi, mà quan trọng hơn là nhờ đó rút ra được những kinh nghiệm đối với các cơ quan Nhà nước. Việc chuyển đổi các TCT, các công ty thành viên TCT xác định rõ được địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân, tránh tình trạng pháp nhân trong pháp nhân như hiện nay giữa TCT Nhà nước và công ty thành viên hạch toán độc lập.

Tóm lại, các kết quả đạt được của mô hình CTM-CTC tại các đơn vị thực hiện chuyển đổi trong thời gian vừa qua chỉ dừng lại ở kết quả của việc thực hiện cổ phần hoá các DNNN. Cho đến nay, hiệu quả của TĐKT là chưa có, vì các doanh nghiệp đang trong quá trình quá độ để phát triển thành TĐKT. Vì vậy, để các tổ hợp CTM-CTC trở thành TĐKT cần phải có thời gian hoà nhập và những giải pháp định hướng để các DNNN nói riêng và TĐKT tại Việt Nam nói chung phát triển thành TĐKT thực thụ.

1.3.2.2. Những hạn chế cần khắc phục

Chuyển đổi tổng công ty Nhà nước sang mô hình công ty mẹ - công ty con là một hướng đi phù hợp với xu thế phát triển của doanh nghiệp theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, đây là giai đoạn quá độ hình thành các ĐTKT nên phát

sinh một số vấn đề cần tháo gỡ để quá trình chuyển đổi mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp và Nhà nước:

Vấn đề năng lực và cách điều hành của CTM

Mặc dù chuyển sang mô hình CTM - CTC một số doanh nghiệp vẫn giữ thói quen điều hành bằng mệnh lệnh hành chính trong mối quan hệ giữa “mẹ” với “con”. Điều lệ hoạt động của khá nhiều công ty mẹ – con chưa thể hiện sự bình đẳng các doanh nghiệp pháp nhân độc lập, dành quyền cho công ty mẹ quá nhiều và cho công ty con quá ít.

CTM hầu hết vẫn là công ty 100% vốn Nhà nước. Chưa dám cổ phần hóa nên nguồn lực tài chính của CTM còn yếu, vì vậy chưa thực sự làm được vai trò của CTM.

Nhiều CTM chưa xác định và thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người chủ sở hữu đối với phần vốn góp chi phối tại các CTC. Quy chế hoạt động và báo cáo của người đại diện chủ sở hữu chưa rõ, dẫn đến CTM không nắm chắc được toàn bộ hoạt động kinh doanh của CTC.

Hiện nay, ở nước ta chưa có CTM chuyên kinh doanh tài chính, đầu tư vốn vào một CTC, mà chỉ có CTM vừa đầu tư vốn vừa kinh doanh. Bộ máy chuyên môn nghiệp vụ của CTM ở một số TCT, công ty chưa theo kịp yêu cầu thực hiện đồng thời 2 chức năng của CTM là vừa trực tiếp sản xuất kinh doanh, vừa đầu tư tài chính. Do đó CTM lúng túng trong việc tìm ra phương pháp để có thể vừa hỗ trợ các CTC, công ty liên kết về thị trường, thương hiệu, cán bộ, tín dụng, vừa đảm bảo sự bình đẳng, không can thiệp vào công việc điều hành của CTC, đặc biệt là chưa phát huy được hiệu quả của việc đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác. Đa số CTM chưa tổ chức được bộ phận nghiệp vụ để chuyên theo dõi việc đầu tư vốn vào các CTC, CTLK.

Đặc biệt là chưa tạo ra được cơ chế thay đổi đội ngũ cán bộ điều hành nhất là cán bộ chủ chốt, khi chuyển sang mô hình tổ chức kinh tế mới. Đây cũng là tình trạng thường thấy khi cổ phần hóa doanh nghiệp. Những cán bộ cũ tuy có kinh nghiệm nhưng đã định hình quá lâu trong lối suy nghĩ về điều hành của cơ chế cũ nên vừa bảo thủ vừa kém năng động, hiện đang là một lực cản cho mô hình kinh tế mới.

Nhiều CTM chưa đủ vốn điều lệ theo yêu cầu. Một số CTM tuy tiềm lực tài chính yếu nhưng vẫn cứ duy trì là công ty Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ nên khả năng chi phối, hỗ trợ các công ty con rất hạn chế, làm cho hiệu quả hoạt động chung của tổ hợp không cao. Trong một vài trường hợp, khi các CTC có nhu cầu nâng quy mô vốn để đầu tư phát triển bằng cách phát hành thêm cổ phiếu thì công ty mẹ không đủ khả năng tiếp tục đầu tư vốn mua cổ phần để chi phối CTC. Khi đó, CTM có thể sẽ dùng quyền phủ quyết để không tăng vốn. Đây là một nguy cơ cản trở CTC phát triển đã diễn ra trong thực tế.

Vấn đề cơ cấu tổ chức của CTM

Hiện nay tại Việt Nam mô hình CTM có HĐQT được áp dụng phổ biến nhất và cũng là mô hình được quy định trong Luật DNNN 2003. Tuy nhiên, theo mô hình này, cơ cấu tổ chức không khác gì, cơ cấu tổ chức của TCT. Vẫn là cơ cấu tổ chức ấy, vẫn những con người ấy và vẫn cách điều hành ấy, có nghĩa là trên phương diện giấy tờ văn bản thì một tổ chức mới đã thay thế cho tổ chức cũ, nhưng bộ máy hoạt động thì chưa thực sự có những đổi mới cần thiết.

Mâu thuẫn về thẩm quyền và lợi ích.

Trong mô hình CTM-CTC sẽ tồn tại hai dòng thẩm quyền và hai lợi ích: thẩm quyền và lợi ích của cả tập đoàn và thẩm quyền và lợi ích nội bộ của các công ty thành viên. Khi hai dòng thẩm quyền cùng tác động tạo ra khó khăn trong quản lý điều hành và khi hai loại lợi ích không thống nhất sẽ tạo ra mâu

thuẫn giữa các chủ thể. Một thành viên HĐQT của một công ty thành viên cũng có hai loại bổn phận và trách nhiệm. Thứ nhất, người đó phải trung thành với lợi ích của các cổ đông của công ty, những người đã ủy thác tài sản cho họ. Thứ hai, họ phải trung thành với những lợi ích của cả tập đoàn.

Mâu thuẫn về lợi ích có thể nảy sinh giữa các công ty thành viên và cả tập đoàn. Một số hoạt động của một công ty thành viên sẽ có lợi cho công ty đó, nhưng lại bất lợi cho cả tập đoàn. Một công ty thành viên có thể muốn đầu tư phát triển sản phẩm mới, mua thêm máy móc thiết bị, tăng số lượng công nhân nhưng xét trên bình diện cả tập đoàn thì điều này lại không có lợi, vì có thể các hoạt động này được thực hiện ở các công ty khác sẽ phù hợp hơn. Một CTC có thể muốn theo chiến lược phát triển nhanh, nhưng CTM tại muốn CTC đó theo chiến lược duy trì, vì đã có một số CTC khác triển vọng phát triển tốt hơn theo chiến lược phát triển nhanh.

Nếu CTM sở hữu toàn bộ CTC thì vấn đề này dễ giải quyết, vì lợi ích của cả tập đoàn là mục tiêu cuối cùng, nhưng nếu CTC còn có các cổ đông nhỏ khác thì đây là một vấn đề nan giải, vì trong quan hệ lợi ích người này được thì người kia sẽ mất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong xu hướng toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới, sự phát triển của mỗi quốc gia trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá,… đều có sự chi phối, tác

Một phần của tài liệu 376 Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng Công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)