b. Về cơ sở hạ tầng
3.1.3 Định hướng phát triển hệ thống các siêuthị tại Tp.HCM
nay đến năm 2010
Với những dự báo, cũng như theo những quan điểm, mục tiêu phát triển hệ thống siêu thị như trên, trong thời gian sắp tới, Tp.HCM cần có những định hướng phát triển trong hoạt động kinh doanh bán lẻ đối với loại hình siêu thị theo những tiêu chí như sau:
3.1.3.1 Quy mô của siêu thị
Để phù hợp với tên gọi siêu thị cũng như đảm bảo yêu cầu kinh doanh khi tham gia trong hoạt động siêu thị như các quy định chung của Nhà nước, của ngành, hệ thống các siêu thị cũng cần có quy mô đủ lớn. Tuy nhiên, do điều kiện đất đai cũng như các điều kiện khác về tự nhiên, xã hội nên diện tích hoạt động của các siêu thị trong nội thành cần vào khoảng từ 2.000 đến 3.000 m2 nhằm thuận lợi trong việc trưng bày hàng hóa kinh doanh được đa dạng, cung cấp đủ các dịch vụ kèm theo tương ứng với mức sống của người dân nội thành. Số lượng siêu thị xây mới trong nội thành nhiều, phân bổ đều khắp trên các địa bàn.
Đối với các quận huyện ở ngoại thành, khi tiến hành nghiên cứu, triển khai xây dựng cần được tổ chức quy hoạch một cách hợp lý và khoa học, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của người dân trong hiện tại cũng như có chiến lược “đón đầu” để phù hợp với sự gia tăng trong thời gian tới. Vì vậy, diện tích kinh doanh của các siêu thị ở những vùng ngoại thành này cần có quy mô lớn hơn, vào khoảng từ 4.000 m2 trở lên, hình thành các đại siêu thị phục vụ cho nhu cầu bán sỉ. Bên cạnh đó, cũng cần phát triển hệ thống các siêu thị vừa và nhỏ đển đảm bảo phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trên địa bàn. Có như vậy, hệ thống siêu thị tại Tp.HCM mới có thể đáp
ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng của người tiêu dùng thành phố, thích ứng với xu hướng phát triển chung của thành phố.
3.1.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật của siêu thị
Cơ sở vật chất kỹ thuật có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của siêu thị như: vị trí, thiết kế kiến trúc và trang thiết bị của siêu thị.
- Về vị trí: muốn thu hút khách hàng cũng như tạo điều kiện thuận lợi đối với khách hàng, các siêu thị cần được tọa lạc tại các khu dân cư, khu công sở, văn phòng hoặc nơi tập trung đông người và đặc biệt là tại những nơi thuận lợi về giao thông.
- Về thiết kế kiến trúc: đây là yếu tố tạo nên hình ảnh của siêu thị vì vậy các nhà quản lý cần quan tâm nhiều đến công tác thiết kế kiến trúc này. Việc thiết kế xây dựng siêu thị cần tương ứng với cảnh quan xung quanh, phù hợp với văn hóa của đất nước. Bên cạnh đó, thiết kế việc trưng bày hàng hóa cũng cần được chú trọng nhằm tạo thuận lợi trong nghiệp vụ bán hàng cũng như tạo tâm lý thoải mái nhất, tiện lợi nhất trong việc lựa chọn mua sắm của người tiêu dùng. Thiết kế kiến trúc của siêu thị cũng cần đảm bảo tương xứng trong giữa diện tích kinh doanh và diện tích đối với các công trình phụ trợ, tiện ích khác.
- Về trang thiết bị: trang thiết bị của siêu thị không chỉ phục vụ cho nhu cầu của khách hàng mà còn đảm bảo trong công tác quản lý của siêu thị. Theo đó, hệ thống các siêu thị cần bố trí lắp đặt các trang thiết bị:
o Trang thiết bị phục vụ khách hàng: ngoài việc trang bị tủ giữ đồ đạc cá nhân của khách hàng, các dụng cụ hỗ trợ khác như xe đẩy, giỏ xách các siêu thị cũng cần trang bị các sơ đồ hướng dẫn, biển báo cần thiết và được đặt những nơi thuận tiện nhất nhằm tạo tâm lý thoải mái nhất đối với khách hàng đúng như tiêu thức tự phục vụ trong hoạt động kinh doanh của loại hình siêu thị.
o Trang thiết phục vụ kinh doanh: các trang thiết bị phục vụ cho việc trưng bày hàng hóa cần phù hợp với từng mặt hàng, hệ thống các kệ, giá… cần được thiết kế tương ứng với vóc dáng của người Việt Nam, đảm bảo tính chắc chắn, bền vững cũng như đáp ứng đủ nhu cầu trưng bày hàng hóa một cách đa dạng phong phú.
o Trang thiết bị phục vụ công tác quản lý: các siêu thị cũng cần trang bị hệ thống máy tính tiền, máy vi tính đủ đảm bảo tính nhanh chóng trong công tác phục vụ khách hàng đồng thời đáp ứng nhu cầu thống kê, kiểm tra, quản lý dữ liệu và quản lý kinh doanh của siêu thị.
o Bên cạnh đó, nhằm tăng tính tiện nghi hơn trong hoạt động, tính văn minh hơn trong hoạt động thương mại này, các siêu thị cũng cần trang bị thêm các hệ thống về điều hòa, âm thanh, ánh sáng, thiết bị phòng cháy chữa cháy và các trang thiết bị khác như hệ thống trang thiết bị vệ sinh…
Việc tổ chức hoạt động kinh doanh của các siêu thị tại Tp.HCM trong thời gian tới cần được phát huy như những kết quả đã đạt được như cần phải nâng cao ở quy mô mới lớn hơn. Trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh đối với các siêu thị ngoài việc đảm bảo tính phục vụ cao nhất cho người tiêu dùng cũng cần chú trọng hơn trong các yếu tố sau:
- Khách hàng: ngày nay, siêu thị đã trở nên rất phổ biến đối với người dân vì vậy, đối tượng khách hàng của siêu thị cũng cần được mở rộng nhiều hơn. Các siêu thị cần quan tâm khai thác mạnh hơn nữa đối với các khách hàng có mức thu nhập từ trung bình trở lên hay nhóm khách hàng là những cán bộ công nhân viên bởi với nhóm khách hàng này họ không đủ thời gian hoặc thời gian không phù hợp để mua sắm thông qua hình thức bán lẻ truyền thống là chợ.
- Hàng hóa trong siêu thị: cần tiếp tục được gia tăng về chủng loại, đa dạng các nhóm hàng nhằm đảm ứng nhu cầu mua sắm tốt đa nhất đối với khách hàng. Trong thời gian tới, các siêu thị cũng cần chú trọng trưng bày nhiều hơn các hàng hóa thuộc nhóm hàng may mặc, thời trang hay thuộc nhóm thực phẩm tươi sống. Và quan trọng nhất là các hàng hóa kinh doanh trong siêu thị phải luôn luôn đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn tiêu dùng.
- Phương thức phục vụ: tự phục vụ là phương thức bán hàng đặc trưng của siêu thị. Đây là phương thức bán hàng tiến bộ trong lĩnh vực thương mại của xã hội. Với các trang thiết bị hiện đại, tiện nghi tạo thuận lợi trong việc mua sắm chính là yếu tố giúp siêu thị lợi thế hơn trong cạnh tranh so với các loại hình bán lẻ khác. Mặt khác phương thức tự phục vụ không chỉ tạo tâm lý thoải mái đối với người tiêu dùng mà còn giúp siêu thị giảm thiểu trong chi phí bán hàng, góp phần hạ giá bán, nâng cao năng lực cạng tranh trong hoạt động kinh daonh của hệ thống các siêu thị.
- Phối hợp cùng các đơn vị liên quan như: nhà cung cấp, nhà sản xuất… nhằm đảm bảo nguồn hàng cho hoạt động kinh doanh hiệu quả nhất, cũng như thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi để kích thích tiêu dùng cao hơn.
- Nghiên cứu triển khai các với các dịch vụ giải trí kèm theo hoạt động kinh doanh của siêu thị như: chương trình ca nhạc, khu vui chơi giải trí, quầy hàng giải khát, thức ăn nhanh.. nhằm thu hút thêm các đối tượng khách hàng có nhu cầu giải trí khi mua sắm tại siêu thị.
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC SIÊU THỊ TẠI TPHCM ĐẾN NĂM 2010 3.2.1 Phát triển đồng bộ, tập trung hệ thống các siêu thị
Qua các số liệu, thông tin được thống kê, phân tích như trên, rõ ràng với đặc điểm cơ bản của loại hình kinh doanh bán lẻ siêu thị là: hàng hóa đa dạng, đảm bảo chất lượng, giá trị gia tăng thấp, tập trung giữ giá thấp, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người tiêu dùng. Đồng thời, phạm vi thị trường hiệu quả của siêu thị trong bán kính khoảng từ 4 km đến 6 km. Vì vậy, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân thành phố, hệ thống các siêu thị tại Tp.HCM cần thực hiện chiến lược tăng
trưởng tập trung để đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh siêu thị. Chiến lược này bao gồm:
3.2.1.1 Chiến lược xâm nhập thị trường
Áp dụng chiến lược này, các siêu thị phải tìm cách tăng trưởng ở thị trường hiện tại với quy mô, điều kiện hiện có bằng phương cách tăng mức mua hàng hóa của người tiêu dùng hay tìm kiếm khách hàng mới trên thị trường đó. Tuy nhiên, cho dù tốc độ phát triển của nền kinh tế có gia tăng, mức sống của người dân có được nâng cao hơn thì việc tăng mức mua hàng của những người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị cũng chỉ đến một giới hạn nhất định. Vì vậy, cách thức hai trong chiến lược này, phương cách tìm kiếm thêm khách hàng mới đóng vai trò quyết định.
Để gia tăng mức mua sắm của người tiêu dùng khi đến với siêu thị, các siêu thị cần nghiên cứu bổ sung, gia tăng số lượng, chủng loại hàng hóa, mở rộng các dịch vụ kèm theo như: giao hàng tận nhà, miễn phí giữ xe… Việc nghiên cứu áp dụng triển khai các biện pháp này sẽ giúp người tiêu dùng có được nhiều quyền lựa chọn trong việc tìm mua các loại hàng hóa, có được nhiều thuận lợi hơn trong tiêu dùng góp phần làm tăng mức mua sắm của người tiêu dùng tại siêu thị.
Để thực hiện chiến lược này bằng cách tìm kiếm thêm nguồn khách hàng mới, siêu thị phải tăng cường các hoạt động quảng cáo, xây dựng đẩy mạnh các hình thức khuyến mãi, thực hiện chính sách trong phân phối một cách hợp lý hơn… từ đó mới có thể giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng có được khi tham gia mua sắm tại siêu thị; thu hút nguồn khách hàng từ các hình thức thương mại truyền thống như khách hàng có thói quen mua sắm tại chợ, cửa hàng tạp hóa… đến với loại hình bán lẻ siêu thị. Nghiên cứu thực hiện thành công chiến lược này không chỉ góp phần trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của siêu thị mà còn góp phần làm tăng tính văn minh, tiến bộ trong hoạt động thương mại.
3.2.1.2 Chiến lược phát triển thị trường
Chiến lược phát triển thị trường nhằm tìm kiếm thị trường mới để tiêu thụ sản phẩm hiện có, để tăng thị phần của doanh nghiệp hơn nữa trên thị trường. Đây là chiến lược được nghiên cứu thực hiện ở cấp độ công ty, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực siêu thị. Theo đó, các cơ quan chủ quản tích cực đầu tư, xây dựng mới các siêu thị cũng như khi vực thị trường mới. Mỗi siêu thị mới được mở thêm được xem như một đơn vị kinh doanh chiến lược trong hệ thống siêu thị sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng cường khả năng kiểm soát, chiếm lĩnh thị trường, tăng thị phần, cải thiện vị thế, nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trường.
Để thực hiện hiệu quả trong chiến lược này, hệ thống các siêu thị tại Tp.HCM nên được định hướng phát triển mở rrộng tại các khi vực dân cư mới thành lập từ việc phân chia, lập mới một số quận như: Quận Tân Phú, Quận 2… hay tại các khi vực mà số lượng siêu thị chưa được phân bổ hợp lý như: Quận Gò Vấp… Nghiên cứu, xây dựng và thực hiện như vậy, hệ thống các siêu thị tại Tp.HCM không chỉ phát triển mở rộng về số lượng, quy mô mà còn đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân một cách thuận lợi nhất, hiệu quả nhất.
3.2.1.3 Chiến lược phát triển sản phẩm
Song song với các giải pháp trong chiến lược xâm nhập, phát triển thị trường, các siêu thị cũng cần chú trọng chiến lược phát triển sản phẩm bằng cách xây dựng phát triển sản phẩm và cơ cấu mặt hàng riêng biệt.
Việc xây dựng, phát triển sản phẩm riêng biệt đòi hỏi các nhà quản lý siêu thị phải thực hiện tốt công tác nghiên cứu như: Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm nguồn hàng từ các nhà sản xuất, nhà cung cấp có sản phẩm riêng biệt, độc đáo… Từ đó, tiến hành ký kết thỏa thuận để đảm bảo tính khác biệt cho sản phẩm của siêu thị mình. Bên cạnh đó, các siêu thị cũng phải quan tâm xây dựng, cung cấp các dịch vụ khác biệt kèm theo như: giao hàng tận nhà, giao dịch bán hàng qua điện thoại… hay các hình thức hỗ trợ khác như miễn phí giữ xe khi khách hàng có tham gia mua hàng tại siêu thị.
Phát triển cơ cấu mặt hàng là giải pháp được áp dụng để tăng thêm chủng loại hàng hóa, lấp kín cơ cấu mặt hàng hiện có. Chẳng hạn như, hiện tại sản phẩm thực phẩm hàng hóa tươi sống được kinh doanh trong siêu thị còn thưa thớt, tỷ trọng không cao. Vì vậy, để tăng tính tiện ích đối với người tiêu dùng, các siêu thị cũng cần chú trọng mở rộng nhóm sản phẩm này và đặc biệt chú trọng công việc đảm bảo chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm và giá cả phù hợp hơn so với dịch vụ thay thế truyền thống hiện tại là chợ.
3.2.1.4 Chiến lược hội nhập – liên kết
Việc phát triển mang tính bền vững, lâu dài; việc thực thi chiến lược phát triển đồng bộ như trên đòi hỏi các siêu thị phải xây dựng chiến lược liên kết theo chiều dọc và chiều ngang để hoạt động kinh doanh của siêu thị mang lại hiệu quả cao hơn. Thực hiện chiến lược này, các siêu thị cần:
- Liên kết dọc: siêu thị tích cực liên kết một phần hoặc nắm bắt quyền sở hữu đối với nhà cung cấp để tăng tính kiểm soát nguồn cung ứng hàng hóa cho hoạt động kinh doanh. Thực hiện liên kết dọc thành công giúp các siêu thị đảm bảo tính kinh tế trong việc ổn định nguồn hàng, phát triển sản phẩm khác biệt từ nguồn thông tin hai chiều và kiểm soát được sự xâm nhập mới của các đối thủ cạnh tranh. Để thực hiện liên kết dọc này, các siêu thị có thể tiến hành ký kết các hợp đồng dài hạn hay tham gia góp vốn bằng nhiều hình thức khác nhau trong hoạt động sản xuất của nhà cung ứng.
- Liên kết ngang: là liên kết giữa các siêu thị thành hệ thống để nâng cao tiềm lực kinh tế mạnh hơn, tăng tính lợi thế trong cạnh tranh nhiều hơn trên thị trường.
3.2.2 Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh tranh
Ngày nay, nhằm thu hút khách hàng, cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại bán lẻ cũng như trong hoạt động siêu thị là rất gay gắt và khốc liệt. Vì vậy, muốn nắm lấy ưu thế, chiến thắng trong cạnh tranh, thành công trong hoạt động kinh
doanh, các siêu thị cần thiết lập chiến lược cạnh tranh thích hợp với điều kiện, tiềm lực của đơn vị mình trong giai đoạn phát triển tương ứng.
Chiến lược cạnh tranh phải xác định rõ mục tiêu của siêu thị là gì: tăng lợi nhuận hay thị phần, tăng thu nhập cho người lao động hay nâng cao uy tín của doanh nghiệp… và việc thực hiện thông qua các lĩnh vực nào: nghiên cứu phát triển hay các hoạt động marketing; tài chính, nhân lực hay danh mục hàng hóa… Chiến lược cạnh tranh phải được xác định trên phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài và bên trong một cách hệ thống và khoa học. Từ đó, việc thực hiện chiến lược sẽ mang tính khả thi cao hơn.
Sơ đồ 6: Sơ đồ phân tích tác động môi trường trong chiến lược
cạnh tranh của siêu thị
Điểm mạnh Điểm yếu Nhu cầu Giá trị Cơ hội thách thức
Chiến lược cạnh tranh
- Chiến lược giảm chi phí
- Chiến lược khác biệt hóa Môi trường bên trong Môi trường bên ngoài
Như vậy trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, với đặc trưng của hoạt động siêu thị, để đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của loại hình này, các siêu thị cần chú trọng:
- Chiến lược giảm chi phí: Sắp xếp, cơ cấu hợp lý nhân lực, tài chính và các nguồn lực khác nhằm giảm thiểu chi phí trong hoạt động, từ đó có thể giảm giá