Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàngcủa cán bộ giảng

Một phần của tài liệu Điều tra thu nhập và xu hướng lựa chọn dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng của cán bộ giảng viên Đại học Huế (Trang 45 - 68)

cán bộ giảng viên

2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng của các bộ giảng viên

2.3.1.1 Kiểm định thang đo.

Phần bản câu hỏi điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn gửi tiết kiệm tại ngân hàng của cán bộ giảng viên đang công tác tại Đại học Huế mà cụ thể ở đây là cán bộ giảng viên của trường Đại học Kinh tế, trường Đại học Ngoại ngữ, trường Đại học Khoa học và trường Đại học Nông lâm thuộc Đại học Huế. Phần khảo sát này được xây dựng dựa trên thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) được xây dựng bởi Martin Fishbein và Icek Ajzen. Theo thuyết hành động hợp lý thì có thể dự đoán được xu hướng hành vi của con người dựa vào việc phân tích ý định của họ vì ý định sẽ tác động đến việc một con người có thực hiện hành vi đó hay không. Để có thể phân tích được các yếu tố nào có ảnh hưởng đến ý định của người thì phải đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ (attitude) và các chuẩn chủ quan (Subject norms). Phần điều tra về các yếu tố ảnh hưởng này bao gồm 27 biến quan sát được xây dựng dựa trên thang đo Likert 5 mức độ (1 ứng với Hoàn toàn không đồng ý và 5 ứng với Hoàn toàn

đồng ý). Các biến quan sát là các phát biểu được xây dựng dựa trên thuyết hành động

hợp lý và chia làm 4 nhóm chính và 1 nhóm nhằm đánh giá chung về xu hướng lựa chọn gửi tiết kiệm tại ngân hàng của các cán bộ đang công tác tại Đại học Huế. Nhóm 1 bao gồm 5 biến quan sát để đánh giá Niềm tin vào các lợi ích của việc gửi tiết kiệm tại ngân

hàng. Nhóm 2 là 5 phát biểu nhằm đánh giá về các lợi ích mà các đối tượng điều tra

nhận thức được của việc gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Chính Niềm tin vào các lợi ích và

Sự đánh giá các lợi ích tạo nên Thái độ của đối tượng được điều tra đối với việc lựa

chọn gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Nhóm 3 – Niềm tin chuẩn tắc cũng bao gồm 5 biến quan sát nhằm xác định sự ảnh hưởng của các đối tượng quan trọng (important peole) đến quyết định của đối tượng điều tra thông qua suy nghĩ rằng những người quan trọng (chồng hoặc vợ, bố mẹ, bạn bè, những người có kinh nghiệm và những tư vấn viên) có ủng hộ việc gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng của bản thân hay không. Và từ những suy nghĩ đó có thể ảnh hưởng đến ý định thực hiện việc gửi tiết kiệm này. Nhóm thứ 4 bao

gồm 8 biến quan sát là các phát biểu nhằm tìm ra các động lực thúc đẩy các cán bộ giảng viên này thực hiện theo mong muốn của nhóm ảnh hưởng – Sự thúc đẩy là theo. Nhóm 3 và nhóm 4 kết hợp với nhau tạo thành Các chuẩn chủ quan – là các chuẩn mực mà các đối tượng này cân nhắc khi đưa ra quyết định. Các chuẩn chủ quan cùng với

Thái độ là hai yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định thực hiện hành vi của đối tượng điều

tra.

Nhằm kiểm tra độ tin cậy của các biến quan sát, nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm định thang đo dựa trên hệ số Cronbach’s Alpha các nhóm. Vì đây là nghiên cứu khám phá nên hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 có thể được chấp nhận để phân tích nhân tố khám phá. Nhóm 1 – Niềm tin vào lợi ích và nhóm 5 – Đánh giá chung có hệ số Cronbach’s Alpha lần lược là 0.759 và 0.790 đều lớn hon 0.6 vì thế có thể đảm bảo độ tin cậy. Đối với nhóm 2 – Sự đánh giá các lợi ích, hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm này cũng đạt được 0.627 sau khi loại bớt biến quan sát “Giúp lập kế hoạch chi tiêu tối ưu”. Đối với nhóm 3 – Niềm tin quy chuẩn, biến quan sát “Nhân viên tư vấn khuyến khích tôi gửi tiết kiệm” bị loại bỏ giúp tăng độ tin cậy cả nhóm từ 0.571 lên 0.623. Đối với nhóm 4 – việc loại bỏ biến quan sát “Ngân hàng có những chương trình khuyến mãi vào các ngày lễ” giúp cho hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm tăng từ 0.629 lên 0.679. Vì vậy, nhóm quyết định loại bỏ 3 biến quan sát trên. Ngoài ra, các hệ số tương quan tổng (Corrected Item – Total Correlation) của các biến quan sát hầu hết cũng lớn 0.3 ngoại trừ một số biến nếu loại bỏ sẽ làm giảm độ tin cậy của cả nhóm nên nhóm nghiên cứu quyết định giữ lại. Trong nhóm 5, việc loại bỏ biến quan sát “Những người quan trọng với tôi khuyến khích tôi gửi tiết kiệm ngân hàng” sẽ là tăng hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm từ 0.79 lên 0.823, tuy nhiên vì biến quan sát là một yếu tố quan trọng nên nhóm quyết định giữ lại.

BIẾN Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan tổng biến Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến

NIỀM TIN VÀO CÁC LỢI ÍCH: Cronbach's Alpha = 0.759

Các khoản tiền tại ngân hàng sẽ

được an toàn 14.2800 10.042 0.679 0.673

Góp phần hạn chế lạm phát 15.4400 10.619 0.402 0.760 Tăng hiệu quả chi tiêu 14.6600 9.902 0.460 0.743 Đáp ứng được các dự định chi tiêu

trong tương lai 14.4600 9.886 0.562 0.703

Làm sinh lời tài sản 14.6000 9.510 0.576 0.697

SỰ ĐÁNH GIÁ CÁC LỢI ÍCH: Cronbach's Alpha = 0.627

An toàn tuyệt đối

14.0000 7.551 0.303 .553

Hạn chế rủi ro làm phát hiệu quả 15.0400 6.039 0.453 .465

Đáp ứng được các dự định chi tiêu

trong trương lai 14.1600 6.504 0.443 .478

Tối đa hóa lợi ích được hưởng các

khoản tiền trong ngân hàng 14.2800 6.573 0.371 .515

NIỀM TIN CHUẨN TẮC: Cronbach's Alpha = 0.623

Chồng (vợ) tôi mong muốn tối gửi

tiết kiệm 13.0800 7.218 0.455 .451

Bố mẹ tôi khuyên tôi nên gửi tiết

kiệm 13.5200 7.316 0.355 .501

Bạn bè, đồng nghiệp tôi khuyên tôi

nên gửi tiết kiệm 14.0800 7.789 0.244 .564

Những người có kinh nghiệm

khuyên tôi nên gửi tiết kiệm 13.9400 6.751 0.506 .414

SỰ THÚC ĐẨY LÀM THEO: Cronbach's Alpha = 0.679

Ngân hàng có liên quan đến công

việc của tôi 27.7400 13.339 0.312 .614

Tôi dễ dàng tiếp cận được các

ngân hàng mà tôi muốn đến 26.7800 14.828 0.351 .590 Thủ tục gửi tiết kiệm đơn giản và

nhanh chóng 26.8400 13.933 0.509 .546

Tôi dễ dàng tìm được thông tin về

dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng 26.7800 13.604 0.560 .531 Sự chủ động của nhân viên tư vấn

giúp tôi dễ dàng quyết định 27.3600 16.031 0.193 .633 Uy tín của ngân hàng giúp tôi cảm

2.3.1.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA các nhân tố ảnh hưởng.

Sự lựa chọn gửi tiết kiệm tại ngân hàng của đối tượng cán bộ giảng viên đang công tác tại Đại học Huế chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đó, nhóm nghiên cứu tiếng hành phân tích nhân tốt khám phá dựa trên 20 biến quan sát của nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 4 sau khi đã loại bỏ bớt 3 biến quan sát trong quá trình kiểm định thang đo. Để tiến hành phân tích nhân tố khám phá thì dữ liệu thu được phải đáp ứng được các điều kiện qua kiểm định KMO và kiểm định Bartlett’s. Kết quả kiểm định KMO từ dữ liệu thu được cho kết quả là 0.583 lớn hơn 0.5 và kiếm định Barlett’s có p-value bé hơn 0.5 vì thế mà dự liệu thu được đã đáp ứng đủ điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA.

Bảng 10: Bảng kiểm định KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .583 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi- Square 420.387 df 190 Sig. .000

( nguồn: Số liệu điều tra )

Phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ giữ lại các biến quan sát có hệ số tải lớn hơn 0.5 và sắp xêp chúng thành những nhóm chính đó là những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn gửi tiết kiệm của cán bộ giảng viên. Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho ra được 7 nhân tố có ảnh hưởn đếng sự lựa chọn gửi tiết kiệm tại ngân hàng của cán bộ giảng viên Đại học Huế. Trong quá trình rút trích các nhân tố, 2 biến quan sát “Uy tín ngân hàng giúp tôi cảm thấy an tâm hơn trong việc gửi tiết kiệm” và “Làm sinh lời tài sản” có hệ số tải thấp hơn 0.5 bị loại bỏ. 7 nhóm nhân tố được rút trích giải thích được 72.228% sự biến động của ý định mong muốn lựa chọn gửi tiết kiệm ngân hàng.

• Nhằm xác định số lượng nhân tố trong nghiên cứu này sử dụng 2 tiêu chuẩn: - Tiêu chuẩn Kaiser (Kaiser Criterion) nhằm xác định số nhân tố được trích từ thang đo. Các nhân tố kém quan trọng bị loại bỏ, chỉ giữ lại những nhân tố quan trọng bằng cách xem xét giá trị Eigenvalue. Giá trị Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên

được giải thích bởi mỗi nhân tố, Chỉ có nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích.

- Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance Explained Criteria): Phân tích nhân tố là thích hợp nếu tổng phương sai trích không được nhỏ hơn 50%.

Đối với kết quả phân tích nhân tố khám phá trên, tổng phương sai trích là 72.228% lớn hơn 50% do đó sử dụng phương pháp phân tích nhân tố là phù hợp và các nhân tố mới có thể được định nghĩa như sau:

+ Nhân tố 1: Sự thuận tiện và nhanh chóng, có giá trị Eigenvalues là 4.922 lớn hơn 1, nhân tố này bao gồm 3 biến quan sát “Tôi dễ dàng tìm được thông tin về dịch vụ tiết kiệm”, “Thủ tục tiết kiệm đơn giản và nhanh chóng” và “Tôi dễ dàng tiếp cận các ngân hàng mà tôi muốn đến”. Các đối tượng giảng viên có xu hướng lựa chọn gửi tiết kiệm tại ngân hàng bởi tính thuận tiện trong việc tiếp cận với ngân hàng ở các mặt, tính chuyên nghiệp cao hơn so với các phương án gửi tiết kiệm khác. Trong đó, yếu tố dễ dàng tìm kiếm thông tin được các đối tượng này đánh giá cao nhất với hệ số tải là 0.82, hai biến quan sát còn lại cũng được đánh giá cao với hệ số tải lần lượt là 0.781 và 0.727.

+ Nhân tố 2: Sự an toàn, có giá trị Eigenvalues là 2.505, nhân tố này liên quan đến tính an toàn của các ngân hàng. Các ngân hàng luôn muốn làm khách hàng của mình tin tưởng rằng tài sản họ được đảm bảo an toàn khi gửi tại ngân hàng. Sự tin tưởng vào mức độ an toàn này góp phần thúc đẩy các cán bộ giảng viên gửi tiết kiệm tại ngân hàng nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho tài sản của họ mà ở đây cụ thể là tiền khỏi bị mất cấp hay hư hỏng do bất cứ nguyên nhân gì. Nhân tố này bao gồm 2 biến quan sát “Các khoản tiền sẽ được an toàn” với hệ số tải là 0.858 và “An toàn tuyệt đối” với hệ số tải là 0.773.

+ Nhân tố 4: Khả năng giảm rủi ro và lạm phát, nhân tố này có giá trị Eigenvalues 1.630 liên quan đến khả năng giảm bớt phần nào sự mất giá của đồng tiền trong trường hợp cất giữ tiền mặt. Đặc điểm của các cán bộ giảng viên là đa phần họ có một khoản tiền nhỏ để tích trữ định kỳ và khoản tiền này thường không nhiều và vì thế họ thường lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng nhằm hạn chế bớt rủi ro lạm phát thay vì phải nắm giữ tiền mặt. Đây cũng là lí do quan trọng thúc đẩy đối tượng cán

bộ giảng viên lựa chọn ngân hàng để cất dữ thu nhập chưa sử dụng đến. Biến quan sát “Hạn chế rủi ro lạm phát hiệu quả” và “Góp phần hạn chế lạm phát” với hệ số tải lần lược là 0.833 và 0.716 tạo nên nhân tố này.

+ Nhân tố 5: Khả năng đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong tương lai, có hệ số Eigenvalues là 1.378. Nhân tố này chỉ ra rằng các đối tượng điều tra có các dự định chi tiêu trong tương lai và họ hy vọng sẽ có thể đáp ứng được các dự định đó bằng tiền tích lũy thông qua phương án gửi tiết kiệm ngân hàng của mình. Khả năng này là việc các cán bộ giảng viên có thể dùng tiền tiết kiệm của mình để đáp ứng các dự định mua sắm tài sản sau này của mình. Bao gồm 3 biến quan sát – “Chủ động kế hoạch chi tiêu trong tương lai”, “Đáp ứng các dự định chi tiêu trong tương lai” và “Tăng hiệu quả quản lý chi tiêu” trong đó biến quan sát “Chủ động kế hoạch chi tiêu trong tương lai” được đánh giá cao nhất với hệ số tải là 0.819.

+ Nhân tố 6: Người thân trong gia đình, có hệ số Eigenvalues là 1.211 là nhóm đối tượng có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương án gửi tiết kiệm tại ngân hàng bao gồm bố mẹ và chồng hoặc vợ, đây là những người quan trọng nhất mà đối tượng điều tra sẽ cân nhắc khi đưa ra quyến định gửi tiết kiệm tại ngân hàng.

+ Nhân tố 7: Mối quan hệ với ngân hàng, nhân tố này có hệ số Eigenvalues là 1.034 được xem là yếu tố cũng có tác động đến sự lựa chọn của đối tượng nghiên cứu này, các đối tượng này có cân nhắc yếu tố liên quan với công việc và sự chủ động tạo lập mối quan hệ từ phía ngân hàng. Nhân tố này bao gồm 2 biến quan sát là “Ngân hàng có liên quan với công việc của tôi” và “Sự chủ động của nhân viên tư vấn giúp tôi dễ dàng quyết định” với hệ số tải lần lược là 0.733 và 0.504.

+ Nhân tố 3: Nhân tố khác – đây là các yếu tố mà có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn gửi tiết kiệm tại ngân hàng của cán bộ giảng viên. Bao gồm 4 biến quan sát “Bạn bè, đồng nghiệp tôi khuyên tôi gửi tiết kiệm” có ảnh hưởng cao nhất với hệ số tải là 0.768 và biến quan sát “Ngân hàng cung cấp các dịch vụ gia tăng khác khi gửi tiết kiệm” là ít nhất với hệ số tải 0.531.

Bảng 11: Kết quả rút trích nhân tố khám phá

Các nhân tố chính Trọng số % biến thiên

được giải thích

Cronbach’s Alpha

Sự thuận tiện và nhanh chóng 12.992 0.771

Tôi dễ dàng tìm được thông tin về dịch vụ

tiết kiệm 0.820

Thủ tục tiết kiệm đơn giản và nhanh

chóng 0.781

Tôi dễ dàng tiếp cận các ngân hàng mà tôi

muốn đến 0.727

Sự an toàn 12.262 0.812

Các khoản tiền tại ngân hàng sẽ được an

toàn 0.858

An toàn tuyệt đối 0.773

Khả năng giảm rủi ro và lạm phát 10.371 0.782

Hạn chế rủi ro rất hiệu quả 0.833 Góp phần hạn chế lạm phát 0.716

Khả năng đáp ứng nhu cầu chi tiêu tương lai 10.127 0.677

Chủ động trong các kế hoạch chi tiêu

tương lai 0.819

Đáp ứng các dự định chi tiêu trong tương

lai 0.621

Người thân trong gia đình 7.508 0.582

Bố mẹ tôi khuyên tôi nên gửi tiết kiệm 0.915 Chồng (vợ) tôi mong muốn tôi gửi tiết

kiệm 0.637

Mối liên hệ với ngân hàng 7.308 0.388

Ngân hàng có liên quan với công việc của

tôi 0.733

Sự chủ động của nhân viên tư vấn giúp tôi

dễ dàng quyết định 0.504

Nhân tố khác 11.659 0.644

Bạn bè, đồng nghiệp tôi khuyên tôi gửi

tiết kiệm 0.768

Những người có kinh nghiệm khuyên tôi

nên gửi tiết kiệm 0.733

Ngân hàng cung cấp thêm các dịch vụ gia

tăng khác khi tôi gửi tiết kiệm 0.531

( nguồn: Số liệu điều tra)

Sau khi rút trích các nhân tố, nhằm chắc chắn rằng đây là các yếu tố có ảnh hưởng đến sự lựa chọn gửi tiết kiệm ngân hàng của cán bộ giảng viên Đại học Huế, nhóm nghiên cứu tiếp tục tiến hành kiểm định Cronbach’s Alpha trên các nhân tố mới được rút trích ra. Dựa vào kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, nhóm đã tiến hành loại bỏ biến quan sát “Tăng hiệu quả quản lý chi tiêu” trong nhân tố 5 nhằm nâng độ tin cậy từ 0.677 lên 0.732. Ngoài ra các nhân tố không đáp ứng được độ tin cậy đặt ra (hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6) cũng bị loại bỏ - đó là nhân tố 6 và nhân tố 7. Vậy các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn gửi tiết

Một phần của tài liệu Điều tra thu nhập và xu hướng lựa chọn dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng của cán bộ giảng viên Đại học Huế (Trang 45 - 68)