Giới Thiệu Tổng Quan Về Xã Đông Thành

Một phần của tài liệu 323 Một số giải pháp để nâng cao năng suất lao động nông nghiệp Xã Đông Thành huyện Ninh Minh Tỉnh Vĩnh Long (Trang 25)

2.1.1.Vị trí địa lý kinh tế

Xã Đông Thành nằm trong Huyện Bình Minh Tỉnh Vĩnh Long cách thị xã Vĩnh Long 28 km (Cách huyện Bình Minh khoảng 10 Km) và cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 185 Km nằm cạnh Thành phố Cần Thơ. Trên địa bàn xã Đông Thành có Quốc lộ 54 đi ngang qua.

2.1.1.1. Địa hình

Địa hình Xã Đông Thành tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 0,75 - 1 m so với mặt biển.

2.1.1.2. Khí hậu

Do nằm trong vùng chịu ảnh hưởng nhiệt đới gió mùa nên khí hậu hai mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa hàng năm từ 1300 – 1500mm kéo dài từ tháng 04 đến tháng 11 dương lịch, tập trung nhiều nhất tứ tháng 8 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 270C, độ ẩm không khí 81 – 82%, tốc độ gió 2,6m/giây. Là một xã nằm trong huyện Bình Minh Tỉnh Vĩnh Long thuộc đồng bằng Sông Cửu Long nhưng ít chịu ảnh hưởng thiên tại, lũ lụt.

2.1.2. Một số đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Dân số và lao động

Xã Đông Thành bao gồm nhiều cộng đồng dân tộc : người Việt, người Khmer và người Hoa. . . Các dân tộc đã có truyền thống đoàn kết gắn bó với nhau trong quá trình lịch sử khai phá, chống thiên tai, ác thú và ngoại xâm, xây dựng cải tạo mảnh đất Vĩnh Long thành trù phú. Cư dân sống xen kẽ trong các làng xã, xóm ấp, phum sóc, việc cưới vợ, gả chồng giữa ba dân tộc là một tập quán bình thường.

Qua thống kê, dân số xã Đông Thành có mặt ngày 01-01-2004 là 9.042 người gồm có các dân tộc Kinh 7.282 người, Hoa 13 người, Khmer 1.749 người và dân tộc khác 6 người (chia theo giới tính Nữ : 4.430 người, Nam 4.612 người ) với diện tích tự nhiện 15,8 km2 (xem phụ lục số 2). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,04%, mật độ dân số năm 2003 là 570 người/ km2.

2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ

Giao thông nông thôn : Hoàn thành và đưa vào sử dụng 04 công trình giao thông nông thôn là công trình liên xã Đông Thành - Đông Bình giai đoạn 2, công trình Đông Thành - Đông Thạnh, công trình cầu Năm Thể, công trình liên ấp Hóa Thành I - Hoá Thành II, kinh phí 1.500.000.000đ. Riêng công trình Lộ Đình khối lượng hoàn thành khoảng 50%. Ngoài ra còn tổ chức vận động nhân dân đắp khoảng 3.500m đường, đảm bảo khô ráo không bị ngập nước, với 7.500m3 đất, bằng 2.5000 ngày công lao động. Tính đến nay xe hai bánh thông suốt cả 2 mùa mưa nắng 7/7 ấp.

- Chương trình điện : Trong năm 2003 có thêm 105 hộ sử dụng điện, tính đến nay toàn xã có 1784 hộ có điện sử dụng chiếm 95%, kết hợp với điện lực Huyện Tổ chức khảo sát và đo điện kế vào vào nhà cho 246 hộ dân tộc Khmer của 03 ấp Hóa thành I, II và Đông hòa II.

- Nước sạch : Hiện toàn xã có 1574 sử dụng nước sạch qua lắng lọc, bình bồn chứa nước, chiếm 83,81%. Tiếp tục đề nghị về trên xây đúc 500 lu xi măng

chứa nước sạch. Tổ chức khảo sát hộ dân tộc chưa có điều kiện tối thiểu để chứa nước sinh hoạt, có 228 hộ cần hỗ trợ lu xi măng.

- Trạm :

+ Bưu điện : được trên đầu tư điểm bưu điện văn hóa, trong năm 2003 phát triển mới 48 máy điện thoại, nâng tổng số đến nay toàn xã có 83 máy, đạt bình quân 4,4 máy/100 hộ dân.

+ Hoàn thành đưa vào sử dụng 02 văn phòng làm việc Ban nhân dân 02 ấp Hóa thành I, II kinh phí 45 triệu đồng; và trạm truyền thanh phục vụ cho nhân dân 02 ấp Hóa thành I, II kinh phí 29 triệu đồng tất cả do trên hỗ trợ.

2.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua 2.2.1. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp 2.2.1. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp

a) Cây lúa : Diện tích gieo trồng cả năm là 3.069 ha, năng suất bình quân 4,73 tấn/ha, sản lượng 14.530,4 tấn.

- Lúa đông xuân : xuống giống 1.025 ha, năng suất 6 tấn/ha. - Lúa hè thu : xuống giống 1.022 ha, năng suất 3,8 tấn/ha.

- Lúa thu đông : xuống giống 1.022 ha, năng suất bình quân 4,2 tấn/ha. Tổng diện tích đất trồng lúa tương đổi ổn định riêng diện tích lúa mùa có 2 ha trong năm 2000 và không có diện tích trồng lại cho đến cuối năm 2003. Diện tích lúa đông xuân có xu hướng giảm đến năm 2002 và ổn định đến cuốn năm 2003, diện tích lúa Hè thu giảm, diện tích lúa Thu đông có xu hướng tăng trong năm 2000-2001 và bắt đầu có xu hướng giảm từ năm 2001 đến năm 2003. Năng suất lúa đạt bình quân 138,86 tạ/ha với tốc độ giảm năng suất bình quân - 5,79 %/năm. Trong 3 vụ canh tác lúa, riêng lúa mùa thì vụ lúa đông xuân có năng xuất cao nhất, đạt 54,27 tạ/ha. Vụ lúa thu đông có năng suất thấp nhất chỉ đạt bình quân 37,14 tạ/ha(xem phụ lục số 3). Do năng suất lúa vụ thu đông và vụ

hè thu thấp nên một số ấp chuyển sang trồng cây ăn trái và rau màu … do đó diện tích trồng lúa có xu hướng giảm (xem phụ lục số 4).

b) Sản xuất rau đậu :

Diện tích trồng rau đậu có xu hướng giảm .Năm 2000 có 133 ha đến năm 2001 giảm đến 54,6 ha. Sự giảm diện tích trồng rau đậu này do sản xuất không có hiệu quả(xem phụ lục 5).

c) Cây màu :Đã xuống giống 370 lượt ha màu các loại , tập trung trồng các loại rau màu như sau :ớt, bắp, đậu xanh.

Riêng diện tích trồng cây bắp có xu hướng giảm. Vào năm 2002 diện tích chỉ có 193 ha với năng suất 18,85 tạ/ha. Đến năm 2003 diện tích trồng bắp chỉ còn 125,1 ha, trong vòng 1 năm diện tích đã giảm 67,9ha do nông dân đã chuyển được cơ cấu cây trồng như loại cây ăn trái (bưởi 5 roi, măng cụt, xoài,...).(xem phụ lục số 6).

d) Vườn cây ăn trái: Đã cải tạo trồng mới 39 ha nâng tổng diện tích cây ăn trái trong toàn xã hiện có là 339 ha, chủ yếu trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao thích ứng với vùng đất như : bưởi năm roi, sầu riêng, xoài cát hòa lộc.

e) Chăn nuôi thú y: Việc chăn nuôi ở địa phương cũng còn mang tính tự túc, tự phát, tùy lúc, tùy nơi, chưa chăn nuôi theo hướng công nghiệp đa số chăn nuôi theo gia đình. Tuy nhiên việc chăn nuôi có nhiều tiến bộ, dịch bệnh xẩy ra ít, nhân dân ngày càng có ý thức chăm sóc, thay đổi giống gia súc, đáp ứng được yêu cầu thị trường. có sự phát triển đáng kể, theo số liệu điều tra đàn heo hiện có 3.900 con tăng 2.103 con trâu bò 250 con, tăng 69 con, dê 110 con, tăng 30 con, đàn gia cầm 90.000 con. Công tác tiêm ngừa cũng được quan tâm, đã tiêm ngừa cho đàn gia súc gia cầm 9.862 liều cơ bản không có dịch bệnh xảy ra.

f) Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật : Luôn được quan tâm, đã tổ chức được 25 cuộc hội thảo, tập huấn chăn nuôi, trồng trọt, dạy nghề nông thôn

có 1.125 lượt người dự, từ đó nhân dân áp dụng vào sản xuất đạt hiệu quả cao, chi phí thấp.

2.2.2. Tiểâu thủ công nghiệp - Dịch vụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong năm phát triển thêm 04 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, nâng tổng số 22 cơ sở hiện có trong xã. Phát triển thêm 12 dịch vụ, nâng tổng số toàn xã có 232 dịch vụ, thu hút 232 lao động. Nhìn chung tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có bước phát triển khá, nhân dân ngày càng đầu tư mua sắm máy móc phương tiện phục vụ cho phát triển sản xuất, qua đó tạo điều kiện cho người dân có được việc làm ổn định, tăng thu nhập gia đình.

2.2.3. Giáo dục

Tổng số học sinh theo học các điểm trường là 1.674 em, tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 99,35%; tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 95,5% bậc tiểu học đạt 100%, tỷ lệ học sinh bỏ học 1,35%.

Công tác phổ cập được duy trì khá tốt, được trên kiểm tra công nhận hoàn thành công tác phổ cập tiểu học. Riêng công tác phổ cập trung học cơ sở hiện mở được 1 lớp có 18 học viên và 1 lớp bổ túc văn hóa có 28 học viên (cán bộ xã ấp).

Về khai giảng năm học mới 2003-2004; Các điểm trường trong xã đồng loạt tổ chức tốt ngày khai giảng năm học mới đúng 2003-2004 đúng thời gian qui định. Đầu năm học có 05 điểm trường, 95 lớp(tăng 1 lớp) với 1.853 học sinh. Hiện nay có 84 giáo viên, có 02 giáo viên hợp đồng.

Thực hiện ngày toàn dân đưa trẻ em đến trường được các ngành, từ đó tỷ lệ trẻ đủ tuổi vào lớp 1 đạt 100%, trẻ từ 3-5 tuổi vào mẫu giáo đạt 63,14%. Riêng trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 86,4%.Về phòng học đang đi vào thi công Trường mẫu giáo Hóa Thành II, kinh phí trên hỗ trợ.

2.2.4. Y tế

Đảm bảo công tác khám và điều trị bệnh ban đầu cho nhân dân, 5/7 ấp có nhân viên y tế hoạt động, tổ chức phát động tốt các chiến dịch diệt lăng quăng, thuốc tẩy hóa chất chống muỗi, khám cấp thuốc miễn phí cho gia đình chính sách, hộ nghèo, thực hiện các chương trình y tế quốc gia và 5 chương trình lồng ghép. Thực hiện kế hoạch số 35 của huyện ủy về củng cố mạng lưới y tế, đã thành lập được 01 tổ y tế liên ấp Hóa Thành 1,2; có 05 cán bộ là y sĩ, y tá thường xuyên trực khám và điều trị bệnh ban đầu cho nhân dân.

2.3. Xu hướng dịch chuyển năng suất lao động nông nghiệp và các yếu tố tác động đến năng suất lao động của huyện Bình Minh động đến năng suất lao động của huyện Bình Minh

2.3.1. Xu hướng chung thế giới

Công thức để tính năng suất lao động trong nông nghiệp như sau Trong đó :

- yA là năng suất lao động nông nghiệp

- YA là giá trị tổng sản lượng nông nghiệp

- LA là số lượng lao đông nông nghiệp Phương trình trên có thể viết dưới dạng :

Trong đó La là diện tích đất nông nghiệp.

Như vậy năng suất lao động nông nghiệp phụ thuộc vào : - Năng suất đất (YA/La)

- Quy mô diện tích đất nông nghiệp trên một lao động (La/LA)

A A A L Y y = A a a A A L L L Y y = ∗

Con đường tăng năng suất lao động nông nghiệp của các nước trên thế giới trong lịch sử cho thấy dịch chuyển theo hướng như trong hình 4.

Hình 4: Con đường tăng năng suất lao động nông nghiệp của các nước trên thế giới

Trong thời kỳ đầu phát triển nông nghiệp năng suất lao động nông nghiệp tăng chủ yếu tăng diện tích đất nông nghiệp. Dân số còn thấp so với quy mô đất, nên công nghệ sản xuất nông nghiệp chủ yếu là quãng canh và sản lượng tăng nhanh do mở rộng diện tích. Đường biểu diễn tăng trưởng năng suất lao động xuất phát từ điểm A rồi dịch chuyển theo hướng đi lên.

Do tài nguyên đất nông nghiệp có giới hạn trong khi dân số không ngừng tăng lên do đó để đáp ứng yêu cầu tăng sản lượng trong nông nghiệp thì công nghệ được áp dụng trong sản xuất. Công nghệ mới chủ yếu trong giai đoạn này là sử dụng giống mới, sử dụng các loại phân hóa học và thủy lợi. Công nghệ này làm tăng sản lượng trên mỗi đơn vị diện tích và thâm dụng lao động. Do đó

Năng suất ruộng đầ

t Đất/Lao đ ä B C A

đường biểu diễn tăng trưởng năng suất lao động dịch chuyển đi lên và hướng về phía bên trái tại điểm B.

Giai đoại phát triển cao, dưới tác động của sự phát triển của các ngành kinh tế phi nông nghiệp hút nhanh lao động nông nghiệp, trong nông nghiệp áp dụng công nghệ cơ giới hóa. Công nghệ này có thể làm cho ít lao động hơn nhưng có thể tiến hành trên nhiều đơn vị đất nông nghiệp hơn. Đường biểu diễn tăng trưởng năng suất lao động nông nghiệp dịch chuyển từ điểm B đến điểm C theo hướng lên trên và đi về phía bên phải.

2.3.2. Phân tích xác định các yếu tố tác động đến năng suất lao động tại huyện Bình Minh:

2.3.2.1. Xu hướng dịch chuyển năng suất lao động Huyện Bình Minh Tỉnh Vĩnh Long

Hình 5: Xu hướng chuyển dịch năng suất lao động huyện Bình minh 94 96 98 100 102 104 106 0.99 1 1.01 1.02 1.03 1.04 1.05 1.06 Chỉ số đất - lao động (%) Chỉ số nă ng suấ t ruộ ng đấ t (%) 2000 2001 2002 2003 (Bảng số liệu xem phụ lục số 7)

Đồ thị biểu diễn xu hướng dịch chuyển năng xuất lao động (NSLĐ) nông nghiệp của huyện Bình Minh Tỉnh Vĩnh Long có xu hướng khác với của xu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hướng chung của thế giới, có thể chia đường xu hướng làm 3 giai đoạn tương ứng với các mốc thời gian như sau :

- Từø năm 2000-2001 : Năng suất lao động dịch chuyển từ điểm A đến điểm B. Trong thời gian này, năng suất lao động giảm dần. Nguyên nhân chủ yếu là do năng suất ruộng đất thấp và hệ số đất – lao động cao.

- Từ năm 2001-2002 : Năng suất lao động dịch chuyển theo xu hướng tăng lên, năng suất lao động còn giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do năng suất ruộng đất và hệ số đất - lao động tăng. Thực sự trong giai đoại này huyện Bình Minh Tỉnh Vĩnh Long khuyến khích cho nông dân mở rộng diện tích sản xuất và chăn nuôi gia súc gia cầm, giúp đỡ vốn trong sản xuất nông nghiệp (Theo chương trình khuyến nông vào sản xuất nông nghiệp), cho nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vườn cây ăn trái từ vườn tạp lên vườn chuyên và trồng một loại cây ăn trái có giá trị cao như Bưởi 5 roi, xoài cát hòa lộc, sầu riêng, ... Năng suất lao động nông nghiệp tăng dần do nâng cả năng suất ruộng đất và hệ số đất - lao động.

- Từ năm 2002 – 2003 : Năng suất lao động nông nghiệp tăng do tăng năng suất ruộng đất trong khi hệ số đất/lao động giảm. Trong thời gian này nông dân đã ứng dụng như mô hình sản xuất có hiệu quả để tăng sản lượng nông nghiệp trên mỗi đơn vị diện tích và thâm dụng lao động như kỹ thuật nuôi, trồng một loại cây, cây có triển vọng để ứng dụng vào sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế như : kỹ thuật trồng cây sầu riêng, cây có múi, nấm rơm, trồng dưa hấu, và kỹ thuật chăn nuôi gà, bò, dê . . . thông qua các chương trình khuyến nông của huyện hoặc Tỉnh, Huyện đã chỉ đạo từng địa phương nên khắc phục khó khăn, trở ngại, sớm có quy hoạch từng vùng, từng loại giống lúa màu phù hợp với điều kiện và yêu cầu sản xuất của nông dân, hỗ trợ, chuyển giao nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật mới. Giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ

giá thành sản phẩm. Do đó, đường biểu diễn tăng trưởng năng suất lao động dịch chuyển đi lên về bên trái tại năm 2003.

2.3.2.2. Xu hướng tăng trưởng năng suất ruộng đất của huyện Bình Minh

Hình 6 : Xu hướng tăng trưởng năng suất ruộng đất huyện Bình Minh 11 11.2 11.4 11.6 11.8 12 12.2 12.4 2000 2000 2001 2001 2002 2002 2003 2003 2004 Năm

Năng suất ruộng đất (triểu

đồng/ha)

(Bảng số liệu xem phụ lục số 8)

Năng suất ruộng đất của Huyện Bình Minh trong giai đoạn 2000 - 2001 giảm xuống. Trung bình là 11.76 triệu đồng/ha. Bắt đầu từ cuối năm 2001 trở đi thì năng suất lao động tăng rất nhanh do có sự thay đổi chính sách sản xuất nông nghiệp được nâng cao phụ thuộc vào Tỉnh thông qua các chính sách sau :

+ Chính sách hoạt động khuyến nông3: Trạm Khuyến nông của huyện Bình Minh dưới sự lãnh đạo của Trung Tâm khuyến nông Tỉnh Vĩnh Long, được thành lập từ tháng 4 năm 1990 với cơ sở vật chất còn hạn chế với tổng biên chế là 13, hơn 12 năm(năm 2001) hoạt động đã không ngừng phát triển từ đội ngũ

Một phần của tài liệu 323 Một số giải pháp để nâng cao năng suất lao động nông nghiệp Xã Đông Thành huyện Ninh Minh Tỉnh Vĩnh Long (Trang 25)