Đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả hơn nữa qui trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu vận chuyển bằng container đường biển tại công ty TNHH Tiếp vận Hoa Thanh (Trang 46 - 48)

KẾT LUẬN CHƯƠNG

3.2.1. Đối với Nhà nước

Nhà nước nên tạo cầu nối, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của các doanh nghiệp để đề ra các chính sách, quy định hợp lý. Thực tế cho thấy hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ và đôi khi còn nặng tính áp đặt, chưa đứng về lập trường của người làm kinh doanh vì vậy gây không ít ách tắc và bức xúc cho các doanh nghiệp khi đưa vào áp dụng.

Một yêu cầu không kém quan trọng là việc tăng cường hơn nữa ứng dụng công nghệ thông tin và hiện đại hóa việc thực hiện thủ tục hành chính đặc biệt là thủ tục hải quan, đơn cử như việc ngành hải quan nện tăng cường phối hợp với ngân hàng, kho bạc nhà nước để cập nhật đầy đủ, kịp thời các thông tin về việc nộp thuế của doanh nghiệp hạn chế tình trạng cưỡng chế nhầm,gây ức chế doanh nghiệp đã nộp thuế vào kho bạc nhưng hải quan vẫn còn báo nợ thuế, không cho nhập khẩu lô hàng tiếp theo.

Một trong những khó khăn của công ty cũng như khó khăn chung của nhiều doanh nghiệp là việc một số chính sách, thể chế trong lĩnh vực quản lý kinh tế của Nhà nước còn thiếu đồng bộ và ổn định. Các văn bản mới không ngừng được ban hành nhưng chồng chéo, thiếu tính thống nhất và tầm nhìn chiến lược hạn hẹp.Việc này gây cho các doanh nghiệp không ít phiền toái, khó khăn và nhầm lẫn trong việc áp dụng.

Thủ tục hải quan có cải cách nhưng chưa thông thoáng và còn nhiều bất cập cũng là rào cản không nhỏ đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu .

Nhà nước cần có chính sách và kế hoạch cụ thể cho việc đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất các cảng biển và cơ sở hạ tầng cho vận tải cả về đường bộ lẫn đường biển. Nếu có chiến lược phù hợp để khai thác, vị trí địa lý của Việt Nam hoàn toàn có thể cho chúng ta khả năng trở thành một trong những trạm trung chuyển về cảng biển lớn nhất trong khu vực. Tuy nhiên, do chưa được đầu tư phù hợp, điều này dẫn đến:

-Chi phí vận chuyển hàng hóa tăng cao do số lượng cảng tại Việt Nam có thể đón tàu lớn quá ít, do đó hàng từ Việt Nam đi các nước hoặc từ các nước đến Việt Nam hầu như phải qua chuyển tải.

-Năng suất làm việc của các cảng còn thấp, trang thiết bị, kho bãi còn lạc hậu.

Không những hiện đại hóa các cảng biển, việc bố trí và đầu tư cho các cảng cần được tiến hành phù hợp và đồng bộ. Nói cách khác, nên tránh việc để xuất hiện chênh lệch quá lớn giữa cơ sở hạ tầng của các cảng khiến hàng hóa chỉ dồn về một số cảng, dẫn đến tình trạng ách tắc, quá tải, trong khi các cảng khác có vị trí khá thuận lợi nhưng lại rơi vào tình trạng “ế ẩm” và hoạt động không hết năng suất.

Sự cạnh tranh không lành mạnh cũng là một nguyên nhân gây khó cho hoạt động giao nhận. Nhiều đơn vị có những vị trí thích hợp tại các cảng, sân bay, các công ty vận tải... đã tận dụng lợi thế này để độc quyền kinh doanh loại hình dịch vụ này, đơn phương quy định giá thành mà khách hàng không có cơ hội hay quyền lựa chọn. Chính phủ cần có những chính sách khuyến khích đầu tư trong nước và cho phép các doanh nghiệp đủ điều kiện được phép kinh doanh khai thác các cảng biển quốc tế và xóa bỏ độc quyền cung cấp dịch vụ của một số doanh nghiệp như đang làm hiện nay, tạo ra thị trường dịch vụ tự do bình đẳng, cũng như giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng container đường

biển đa dạng và phức tạp với bộ chứng từ bao gồm nhiều loại chứng từ khác nhau nên còn nhiều hạn chế như: bộ chứng từ dễ bị sai sót, tốn nhiều thời gian và chi phí khi làm thủ tục...

Một phần của tài liệu Giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả hơn nữa qui trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu vận chuyển bằng container đường biển tại công ty TNHH Tiếp vận Hoa Thanh (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w