Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu 112 Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCX – KCN tại TP.HCM (Trang 98 - 108)

™ Hoàn thiện hệ thống các chính sách ưu đãi về đầu tư, đẩy mạnh vận động và xúc tiến đầu tư vào KCX – KCN:

• Trong thời gian tới, cơ chế hoạt động đầu tư vào KCX – KCN nói chung và chính sách ưu đãi đầu tư vào KCX – KCN nói riêng cần phải được xây dựng và hoàn thiện theo hướng:

− Đảm bảo thống nhất và công bằng giữa khu vực trong nước và ngoài nước trong hoạt động đầu tư vào KCX – KCN.

− Có những chính sách khuyến khích cao hơn đối với những chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng các KCN chuyên ngành, những KCN công nghệ cao, những nhà đầu tư vào những lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp cơ khí chính xác và công nghiệp phù hợp … trong KCX – KCN.

− Sửa đổi những quy định chưa thống nhất, bổ sung những nội dung còn thiếu trong pháp luật và đầu tư KCX – KCN nhất là những quy định về thuế.

− Điều chỉnh thủ tục đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCX – KCN, và đầu tư vào KCX – KCN đảm bảo có sự phân công, phối hợp rõ ràng gắn với trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, đơn vị trong thẩm tra, thẩm định dự án, đảm bảo giải quyết nhanh gọn, chính xác nguyện vọng của nhà đầu tư, đồng thời tăng cường cơ chế giám sát sau cấp phép đối với các dự án, đặc biệt là dự án đầu tư nước ngoài.

− Quy định trách nhiệm của các cơ quan địa phương, đặc biệt là Sở kế hoạch và Đầu tư và Ban Quản lý KCN cấp tỉnh trong việc cấp phép đầu tư, quản lý hoạt động đầu tư và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp theo hướng đảm bảo thống nhất quản lý theo ngành, lĩnh vực và quản lý trong phạm vi KCN.

• Công tác vận động, xúc tiến đầu tư vào KCX – KCN trong thời gian tới phải thực hiện tốt các công việc sau:

− Đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phương pháp vận động, xúc tiến đầu tư, chú trọng xúc tiến đầu tư theo lĩnh vực, địa bàn và đối tác cụ thể, chú trọng thu hút đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

− Xây dựng quỹ xúc tiến đầu tư trên cơ sở ngân sách Nhà nước cấp kết hợp với huy động đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp.

− Thực hiện thống nhất, chủ động công tác vận động, xúc tiến đầu tư vào KCN với sự tham gia tích cực, đồng bộ của các Bộ, Ngành và chính quyền địa phương. Cần thành lập cơ quan chuyên môn làm công tác vận động, xúc tiến đầu tư vào KCX – KCN và các khu vực khác.

− Nhà nước cần dành kinh phí thỏa đáng từ ngân sách Nhà nước cho công tác vận động xúc tiến đầu tư. Tổ chức công bố rộng rãi quy hoạch chi tiết, danh mục các dự án ưu tiên đầu tư và các chính sách khuyến khích đầu tư vào KCX – KCN để các nhà đầu tư và người dân được biết. Cung cấp miễn phí các thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư. Hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân có công thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào KCX – KCN.

− Để nhanh chóng lấp kín các KCX – KCN đã được thành lập và đạt được mục tiêu đề ra khi thành lập KCX – KCN trên địa bàn, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo chặt chẽ Ban Quản lý KCN, doanh nghiệp phát triển hạ tầng trong việc vận động định hướng đầu tư vào KCX – KCN.

− Tăng cường công tác nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, chính sách của các nước, các tập đoàn và Công ty lớn để có chính sách thu hút đầu tư phù hợp; nghiên cứu luật pháp, chính sách, biện pháp thu hút đầu tư của các nước trong khu vực để kịp thời có đối sách thích hợp. Tăng cường bộ phận xúc tiến đầu tư tại các cơ quan đại diện của nước ta ở một số nước và địa bàn

trọng điểm để chủ động vận động, xúc tiến đầu tư đối với từng dự án, từng tập đoàn, từng nhà đầu tư có tiềm năng, nhất là các tập đoàn xuyên quốc gia.

− Xây dựng một hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đồng bộ thống nhất, có liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị quản lý và kinh doanh trong KCX – KCN về pháp luật liên quan đến KCX – KCN; tình hình hoạt động và các thông tin về các KCX – KCN hiện có và dự kiến quy hoạch, định hướng thu hút đầu tư của các địa phương và trên cả nước.

− Các cơ quan xúc tiến đầu tư cần kết hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước tháo gỡ, giải quyết kịp thời những khó khăn và đề nghị của doanh nghiệp và nhà đầu tư.

™ Đẩy nhanh công tác đền bù giải phóng mặt bằng, ổn định đời sống lâu dài của người dân có đất bị thu hồi trong KCX – KCN:

• Đền bù, giải phóng mặt bằng là điều kiện tiên quyết đảm bảo có mặt bằng để tiến hành xây dựng KCX – KCN. Do đó, trong thẩm định dự án khả thi xây dựng KCX – KCN cần thẩm định chi tiết phương án đền bù, giải phóng mặt bằng và nguồn vốn huy động cho công tác này. Cần đảm bảo phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư có tính khả thi cao phù hợp với thực tế dân cư và địa chất của khu vực xây dựng KCX – KCN; đặc biệt là phải làm rõ nguồn vốn cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng phải huy động được ngay khi có các quyết định thành lập KCX – KCN, tránh tình trạng kéo dài công tác giải tỏa do thiếu vốn.

• Bên cạnh phổ biến quy hoạch KCX – KCN tại địa phương, cần có quy định hướng dẫn thống nhất về các quy định giá đền bù đất cho người dân trong KCX – KCN để tạo cơ sở cho các địa phương ban hành cơ chế giá đền bù công bầng, phù hợp với đặc điểm từng địa phương. Đồng thời, phải phổ biến cơ chế giá đền bù đến người dân để người dân có sự chuẩn bị trước khi tiến hành đền bù.

• Xây dựng chế tài có tính bắt buộc cao đối với chủ đầu tư khi tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng, trường hợp tình trạng đền bù, giải phóng mặt bằng kéo dài do thiếu vốn, chậm trễ từ phía chủ đầu tư cần xem xét việc chuyển đổi chủ đầu tư, đảm bảo triển khai xây dựng KCN nhanh. Ngoài ra, cũng cần có quy định mang tính cưỡng chế đối với người dân khi tiến hành các phương án đền bù được duyệt mà cố tình không tiến hành di dời.

• Đối với người dân đã bị thu hồi đất trong KCX – KCN, cần có biện pháp đảm bảo ổn định đời sống, lâu dài, cụ thể:

− Thống kê xã hội học về hiện trạng cuộc sống, nghề nghiệp, trình độ của người dân khu vực có KCX – KCN trước khi bị thu hồi đất để tạo cơ sở có những chính sách hỗ trợ thích hợp.

− Xây dựng chương trình hỗ trợ về đào tạo, dạy nghề của người dân bị thu hồi đất phù hợp với định hướng cơ cấu ngành nghề trong KCX – KCN hoặc nhu cầu tuyển dụng lao động của địa phương. Từ đó, ưu tiên bố trí chỗ làm việc cho người dân trong hoặc ngòai KCN, tránh tình trạng buông lỏng sau khi đền bù và đào tạo để mặc người dân tự tìm việc làm.

− Đa dạng hóa các hình thức tái định cư cho người dân bị thu hồi đất, vừa xây dựng khu tái định cư vừa hỗ trợ người dân mua nhà, thuê nhà với giá ưu đãi, cho vay với lãi suất ưu đãi, hoặc ưu đãi các thành phần kinh tế xây dựng nhà ở cho người dân có đất bị thu hồi trong KCN.

− Hình thành hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm, hướng dẫn tái định cư, nhà ở, tạo mối liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, trung tâm dịch vụ, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp.

− Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật có liên quan đến vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng, quy hoạch KCN để tăng cường ý thức của người dân khi thực hiện di dời, ý thức và kế hoạch sử dụng tiền đề đền bù hợp lý, mang lại hiệu quả lâu dài.

™ Giải pháp bảo vệ môi trường trong KCX – KCN trong thời gian tới: • Giải pháp tổ chức quản lý:

− Sở Tài Nguyên & Môi Trường là cơ quan giúp việc cho UBND thành phố trong chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong thành phố. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động của KCX – KCN được điều chỉnh bởi khá nhiều văn bản quy phạm pháp luật ngoài luật. Bảo vệ môi trường, bởi nhiều ngành và nhiều cơ quan chức năng. Vì thế sự phối hợp giữa các cơ quan hữu trách là một trong những nội dung cần được quan tâm cải tiến để vấn đề quản lý môi trường được thực hiện tốt không chỉ bởi Sở tài nguyên và môi trường. Các cơ quan như Ban Quản lý các KCN, Sở kế hoạch và đầu tư, Sở xây dựng, Cục hải quan, Thanh tra … trong hoạt động của mình đều có ảnh hưởng nhất định đến vấn đề quản lý môi trường. Do vậy cần đẩy mạnh sự phối hợp giữa các ngành liên quan, theo quy chế bảo vệ môi trường KCN theo Quyết định số 62/QĐ-BKHCNMT ngày 09/8/2002 của Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường.

• Giải pháp quy hoạch và đầu tư:

Để tăng hiệu quả kiểm soát ô nhiễm môi trường KCX – KCN ngay từ giai đoạn quy hoạch, các giải pháp sau nên được tính đến:

− Công tác quản lý quy hoạch kiến trúc, xây dựng KCN, quy định cấp phép đầu tư cho các dự án vào KCN cần có thêm những quy định ràng buộc về sự phù hợp của dự án đối với yêu cầu bảo vệ môi trường KCN hiện tại và tương lai.

− Quy trình cấp giấy phép cho hoạt động của dự án đầu tư vào KCN cần hội đủ điều kiện và nhấn mạnh sự tuân thủ điều kiện bảo vệ môi trường.

− Đẩy mạnh đầu tư các công trình xử lý chất thải, các công trình thuộc hệ thống hạ tầng KCN.

− Đầu tư các trạm quan trắc môi trường tự động (cố định và di động) để thường xuyên giám sát diễn biến chất lượng môi trường KCN và khu vực xung quanh, cũng như dự báo xu thế tác động môi trường của KCN đối với vùng phụ cận.

• Giải pháp công nghệ:

− Công nghệ cần được cải tiến và đổi mới trong quy trình sản xuất kinh doanh của từng nhà máy.

− Công nghệ được áp dụng cho xử lý chất thải cần xuất phát từ quy trình sản xuất.

− Công nghệ kiểm soát mức phát thải của KCN từ phía cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành.

• Giải pháp tuyên truyền giáo dục:

− Tổ chức thông tin “nóng” và dễ hiểu về diễn biến chất lượng môi trường ở các KCN và các khu vực xung quanh KCN, và các kết quả xử phạt các KCN và doanh nghiệp trong các KCN gây ô nhiễm môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng.

− Phổ biến các thông tin kỹ thuật về sự phát thải ô nhiễm, các kỹ thuật kiểm soát phát thải, các công nghệ sản xuất sạch hơn; chuyển hóa quan niệm chấp nhận ô nhiễm để đạt lợi ích kinh tế đơn thuần bằng quan niệm phát triển bền vững.

• Giải pháp giám sát môi trường:

− Mạng lưới quan trắc KCN cần được chuẩn hóa và được hòa mạng môi trường quốc gia.

− Công tác hậu kiểm sau giấp phép ở KCN cần được tiến hành kịp thời, thường xuyên, nhưng gọn & hiệu quả.

™ Các kiến nghị :

• Đối với Trung Ương:

− Sớm thông qua luật bảo vệ môi trường sửa đổi cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

− Hoàn thiện quy hoạch các KCN và các cơ sở hạ tầng phục vụ để tối ưu hóa công tác bảo vệ môi trường.

− Quy định tiêu chuẩn môi trường theo từng vùng tùy theo yêu cầu bảo vệ môi trường phù hợp với thực tế vùng, thích hợp từng giai đoạn phát triển.

− Chỉ đạo xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định 155 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế quản lý chất thải nguy hại như tăng cường mạng lưới quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đến cấp quận, huyện, phường, xã về tổ chức liên chế cũng như về ngân sách, phương tiện, trang thiết bị, mặt bằng ….

• Đối với địa phương:

− Chỉ đạo đẩy mạnh phối hợp giữa các ngành có liên quan trong việc thực hiện quy chế bảo vệ môi trường KCN.

− Phân loại và xử lý triệt để doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong KCN.

− Xây dựng các nhà máy xử lý chất thải tập trung cho KCN, cải tạo, nâng cấp các hạng mục công trình xử lý nước thải tập trung đã bị quá tải.

− Khuyến khích các doanh nghiệp KCN xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện môi trường, khuyến khích các biện pháp tái sử dụng và tái chế chất thải rắn.

− Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về bảo vệ môi trường, công tác quan trắc môi trường đối với các KCN tập trung để thường xuyên giám

sát diễn biến chất lượng môi trường KCN và khu vực xung quanh, dự báo xu thế và diễn biến tác động môi trường của KCN trên địa bàn tỉnh.

− Xây dựng khu liên hiệp xử lý chất thải công nghiệp, đẩy mạnh công tác quản lý chất thải đối với các khâu thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải, nhất là chất thải nguy hại.

− Tổ chức công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, sớm đưa quỹ bảo vệ môi trường địa phương đi vào hoạt động nhằm khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong phương án nâng cấp và hoàn thiện các hạng mục công trình về môi trường.

™ Giải quyết chỗ ở cho công nhân làm việc trong các KCX – KCN :

Đây cũng là một vấn đề vướng mắc mà các DN trong các KCX – KCN đang phải đối đầu, nhất là những KCN mà cách xa các khu vực dân cư. Khi sản xuất trong nội thành, các cơ sở sản xuất nhỏ thường tận dụng mặt bằng vừa làm nhà xưởng vừa làm chỗ ở cho công nhân, hoặc các công nhân sinh sống, thuê mướn nhà ở trong những khu vực gần đó, vấn đề di chuyển đến nơi làm việc không khó khăn, tốn kém mấy. Nhưng nếu di dời hoặc đầu tư vào KCN, họ sẽ có nguy cơ mất đi hàng loạt công nhân lành nghề do công nhân ngại đi làm xa. Để giải quyết vấn đề này, thành phố cần quy hoạch các khu dân cư mới nằm gần các KCX – KCN, có thể giao cho Quỹ đầu tư phát triển đô thị, các Công ty kinh doanh nhà hoặc thậm chí cả với Công ty phát triển hạ tầng (nếu có khả năng) xây dựng các căn hộ, các chung cư để thuê hoặc bán trả góp cho cán bộ, công nhân viên làm việc trong KCX – KCN. Tuy nhiên để hỗ trợ cho người lao động nghèo, trước mắt thành phố chưa tính tiền sử dụng đất vào giá thành của các căn hộ nhằm hạ giá thành bán ra, chỉ khi nào có sự sang nhượng lại những căn hộ này thì người mua mới phải đóng tiền sử dụng đất. Muốn ổn định lực lượng lao động ở KCX – KCN thì phải chăm lo đời sống và nơi ở của họ, có như vậy người lao động mới yên tâm nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề và gắn bó với xí nghiệp.

KẾT LUẬN

Phát triển KCX – KCN có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện

Một phần của tài liệu 112 Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCX – KCN tại TP.HCM (Trang 98 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)