VIII. Điều tiết sáp nhập, mua lại trên thế giớ
B. Tình hình sáp nhập, mua lại trên thế giới 1 Sáp nhập, mua lại trên thế giớ
1. Sáp nhập, mua lại trên thế giới
Theo kết quả nghiên cứu của Công ty thống kê tài chính Thomson Financial, năm 2005 là năm diễn ra các hoạt động sáp nhập và mua bán công ty đạt mức kỷ lục, với tổng giá trị các hợp đồng giữa các tập đoàn kinh tế lớn lên tới 2.703 tỷ USD, tăng 38,4% so với năm 2004. Trong năm qua, các hợp đồng sát nhập và mua bán cổ phần công ty chủ yếu được thực hiện trong lĩnh vực năng lượng. Số lượng các hợp đồng loại này tại châu Âu tăng 49% và tại Mỹ tăng 30%. Trong số các hợp đồng sáp nhập và mua cổ phần lớn nhất năm 2005 có hợp đồng tập đoàn Procter and Gamble (P&G) mua tập đoàn Gillette (cùng của Mỹ) với 57,2 tỷ USD, và tập đoàn tài chính Mitsubishi Tokyo Financal Group tại Nhật Bản mua Ngân hàng UFJ với số tiền 41,4 tỷ USD. Sau hai năm 2002 và 2003 ngừng trệ vì các doanh nghiệp không dám mạo hiểm đầu tư, các hoạt động sáp nhập và mua cổ phần công ty đã bắt đầu nhộn nhịp trở lại kể từ năm 2004, chủ yếu là nhờ sự tăng trưởng của các thị trường chứng khoán và việc các ngân hàng trung ương áp dụng mức lãi suất thấp. Những người được hưởng lợi nhiều nhất từ các hoạt động này chính là các ngân hàng, với vai trò tư vấn và cho vay vốn, trong đó ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Mỹ dẫn đầu thế giới. Ngân hàng này đã tham gia vào
432 hoạt động mua bán cổ phần và sáp nhập với tổng số tiền 867 tỷ USD, vượt qua cả Morgan Stanley, JP Morgan, Citigroup và UBS. Các hoạt động sáp nhập và mua bán cổ phần giữa các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới sẽ tiếp tục tăng trong năm 2006.
Một liên minh gồm các quan chức và thương gia Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ lo ngại rằng việc bán ồ ạt các cổ phần của các doanh nghiệp Trung Quốc có thể dẫn tới sự độc quyền của nước ngoài trong các ngành then chốt của nền kinh tế. Nếu cứ để cho các hoạt động sáp nhập và mua lại có chủ ý của các công ty đa quốc gia tiến triển tự do, Trung Quốc chỉ còn hoạt động như là nguồn nhân công trong mạng lưới cung cấp toàn cầu.
Xem xét các vụ sáp nhập, mua lại trên thế giới chúng ta thấy:
-Hầu hết các vụ sáp nhập, mua lại này đều được diễn ra giữa các công ty của các nước phát triển. Theo báo cáo đầu tư thế giới của UNCTAD, chỉ có 8% các vụ sáp nhập lớn diễn ra ở các quốc gia nằm ngoài các nước công nghiệp hóa. Các vụ sáp nhập lớn thường diễn ra ở Anh và Mỹ và bên cạnh việc điều tiết bằng luật cạnh tranh là điều chỉnh việc mua bán sáp nhập bằng các tiền lệ; ở châu Âu lục địa thường chỉ diễn ra các vụ sáp nhập, mua bán nhỏ – chủ yếu là sáp nhập, mua bán các công ty nhỏ và có tính chất gia đình.
-Các vụ sáp nhập, mua lại thường chỉ tập trung vào một số ít ngành ngân hàng, công nghiệp dầu khí, các công ty dược phẩm, cụng nghệ thụng tin và ngành công nghiệp ôtô với sự chi phối bởi những hoàn cảnh cụ thể liên quan đến một ngành công nghiệp nhất định. ở các ngành khác các vụ sáp nhập lớn ớt diễn ra. Vì vậy, chúng ta cần phải thận trọng khi kết luận rằng chúng ta đang chứng kiến một xu hướng toàn cầu đang lan rộng và có ảnh hưởng tới tất cả các ngành công nghiệp. Song song với các vụ sáp nhập, mua lại lớn là một xu hướng phân tán đầu tư, bởi các công ty tìm kiếm trọng tâm mạnh hơn trong lĩnh vực kinh doanh chủ lực của mình.
- Sự ghi nhận về sáp nhập, mua lại không phải lúc nào cũng tích cực. Nghiên cứu cho thấy hầu hết các vụ sáp nhập, mua lại không đạt được các lợi ích như dự kiến. Theo một số nguồn tin: chỉ khoảng 15% các vụ sáp nhập
đạt được các mục tiêu hợp lực của chúng, 15% các vụ sáp nhập khác dẫn đến những kết quả bi thảm, 70% còn lại chỉ có một ảnh hưởng không rõ rệt.
Tổng giá trị của những vụ sáp nhập, mua lại doanh nghiệp (M&A) trên thế giới năm 2006 lên tới 3.460 tỷ USD. Giới phân tích dự đoán, cơn sốt M&A sẽ còn tiếp diễn trong năm 2007 và những năm tiếp theo
Theo giới phân tích, các vụ M&A từ năm 2006 tới 2007 không chỉ đáng chú ý ở con số mà còn lập kỷ lục ở quy mô giá trị hợp đồng.
Mở đầu năm 2007 là cuộc sáp nhập trị giá 39,5 tỷ USD giữa đại gia thép của Pháp Arcelor và đối thủ Mittal Steel hồi tháng 1. Đến tháng 2, thế giới lại được phen choáng khi tập đoàn Endesa của Tây Ban Nha nhận được lời đề nghị mua hấp dẫn của tập đoàn năng lượng Đức E.ON với giá 66 tỷ USD.
Song, con số trên vẫn chưa phải là lớn bởi đến tháng 3, đại gia viễn thông của Mỹ AT&T đã đồng ý mua lại đối thủ BellSouth với giá lên tới 83,4 tỷ USD.
Hãng Reuters đã sáp nhập với Thomson - Một trong những ví dụ điển hình về M&A.
Các chuyên gia cho rằng, một trong những nguyên nhân giúp giá trị các vụ sáp nhập ngày một gia tăng là xu hướng cổ phần hóa, tư nhân hóa đang trở nên phổ biến hơn ở nhiều nước, đặc biệt là tại các nền kinh tế đang phát triển, tạo nguồn hàng dồi dào hơn cho các nhà đầu tư đang có tiền nhãn rỗi.
Trong khoảng thời gian đó, các vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ ở hầu hết các lĩnh vực, từ bán lẻ, ngân hàng, cho tới truyền thông...
Các doanh nghiệp sẵn sàng thực hiện các vụ M&A. Thứ nhất, các công ty muốn sáp nhập với doanh nghiệp khác để làm bàn đạp chinh phục thị trường mới. Chẳng hạn năm2005, hãng sản xuất trang phục thể thao Adidas của Đức đã quyết định mua lại đối thủ Reebok của Mỹ với giá 3,1 tỷ euro (3,8 tỷ USD) nhằm mở rộng sang thị trường Mỹ và cạnh tranh với Nike.
Các doanh nghiệp cũng thông qua việc sáp nhập để tăng quy mô và giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Vụ sáp nhập gần đây nhất giữa hai hãng truyền thông nổi tiếng thế giớiThomson và Reuters là ví dụ điển hình. Hai đại gia này hy vọng sẽ hình thành một hãng cung cấp tin tức tài chính lớn nhất thế giới nhằm cạnh tranh với đối thủ truyền kiếp Bloomberg. Giới phân tích cho rằng, với tên gọi mới Thomson-Reuters, hai bên sẽ hỗ trợ lẫn nhau để tăng danh tiếng chung và giảm chi phí hoạt động của cả tập đoàn khoảng 500 triệu USD trong vòng 3 năm tới.
Mới đây, Công ty chứng khoán Dow Jones, chủ sở hữu tờ Wall Street Journal, cho biết họ đã chấp thuận lời đề nghị để Công ty News của tỷ phú Rupert Murdoch mua lại quyền sở hữu với giá 5 tỷ USD. Tuy vụ mua bán này vẫn chưa hoàn tất, song với cái giá hấp dẫn 60 USD/cổ phiếu mà News đưa ra, nhiều ý kiến cho rằng Dow Jones khó mà cưỡng lại được.
M&A sẽ tiếp tục bùng nổ
Theo số liệu thống kê của hãng thông tin Dealogic năm 2007, khoảng 45% các doanh nghiệp trên thế giới có ý định tiến hành các thương vụ mua bán sáp nhập xuyên quốc gia để tiếp tục tăng trưởng và mở rộng hoạt động kinh doanh.
Đặc biệt tại khu vực châu Á, năm 2007 sáp nhập, mua lại doanh nghiệp dần trở thành một trào lưu thời thượng, nhất là ở Nhật Bản. 70% lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu nước này cho biết họ sẵn sàng sáp nhập với doanh nghiệp khác.
Báo cáo của Hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC) năm 2007 tổng kết VN có 32 vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp trong năm 2006 với tổng giá trị 245 triệu USD, vượt xa năm 2005 là 18 vụ với 61 triệu USD.
Đã có một số vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp thành công ở VN: Chẳng hạn như Công ty cổ phần Doanh nghiệp trẻ Đồng Nai mua lại Cheerfield Rama, Công ty Daiichi (Nhật Bản) mua lại toàn bộ Bảo Minh CMG, Vinaland mua lại 52% cổ phần của Omni Saigon và 70% Hilton Hà Nội hay gần đây là Công ty Anco mua lại nhà máy sữa Nestle"...
với tổng giá trị giao dịch lên tới 1,7 tỷ USD. Nhưng theo giới nghiên cứu thị
trường, năm 2011 n y mà ới l thà ời điểm bùng nổ của h ng loà ạt thương vụ lớn.
Trong những năm gần đây, hoạt động M&A (mua bán - sáp nhập doanh nghiệp) tại Việt Nam tiếp tục gia tăng và trở thành một trong những kênh đầu tư đáng chú ư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Theo thống kê của Công ty PWC và bộ phận nghiên cứu của Diễn đàn M&A Việt Nam, trong năm 2010, tại Việt Nam có tới 345 thương vụ M&A được công bố với tổng giá trị giao dịch lên tới 1,7 tỷ USD, tăng 65% về giá trị so với năm 2009. Đây là mức giao dịch M&A có giá trị lớn nhất từ trước đến nay trên thị trường Việt Nam tính theo năm.
Đặc biệt, trong hơn 300 thương vụ năm 2010 có nhiều thương vụ rất đáng chú ư, có ư nghĩa và tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam như: FPT - EVN Telecom, Dược Viễn Đông - Dược Hà Tây, Tiết kiệm Bưu điện - Ngân hàng Liên Việt, Thiên Minh mua chuỗi khách xanh Victoria…
Hoạt động M&A giai đoạn 9 tháng năm 2011: Quy mô thị trường M&A sẽ gấp đôi năm 2010
với tổng giá trị dự kiến trên 3 tỷ USD
Tổng giá trị giao dịch đã lên 2.6 tỷ USD từ hơn 60 thương vụ lớn. Không tính một số
thương vụ giữa các doanh nghiệp mà chủ sở hữu là các tập đoàn nước ngoài thì tổng
giá trị ngoại tệ chảy vào Việt Nam là gần 2 tỷ USD trong 9 tháng năm 2011. Đây là một
lượng ngoại tệ lớn giúp hạ nhiệt vấn đề tỷ giá và thâm hụt cán cân thanh toán của Việt
Nam. Nếu các thương vụ liên quan đến Vietinbank (dự kiến trên 600 triệu USD),
Vietcombank (dự kiến trên 550 triệu USD), v.v. thành công thì chắc chắn quy mô thị
trường này sẽ đạt trên 3 tỷ USD.
Nhu cầu bán, mua của doanh nghiệp VN sẽ ngày một tăng trong thời gian tới, nhất là khi VN đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới.
giá trị giao dịch. Theo số liệu của Thomson Reuters, giá trị giao dịch M&A trên thế giới năm 2009 là 1.630 tỷ USD (giảm 39,2% so với năm 2008), số thương vụ là 30.830 (giảm 10,4% so với năm 2008)
Các vụ mua bán sáp nhập lớn trên thế giới tính đến năm 2009
Bắt đầu rục rịch từ đầu năm 2000, nhưng đến năm 2005, hoạt động M&A trên thế giới mới thực sự diễn ra sôi độn). Ngay tại thời điểm đó, các chuyên gia kinh tế đã nhận định rằng trong tương lai, xu thế M&A sẽ ngày một sôi động và thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp trên khắp thế giới.
Quả đúng như vậy, cho đến này, hoạt động M&A lại càng diễn ra mạnh mẽ trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế và trở thành thuật ngữ quen thuộc trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay.
M& A trong khối tài chính ngân hàng
Lướt qua tất cả các lĩnh vực, chúng ta có thể nhận định rằng, ngân hàng là ngành có hoạt động M&A diễn ra sôi động nhất. Đầu tiên phải kể đến hai đại gia ngân hàng, ABN Amro của Hà Lan và Barclays PLC của Anh. Hai đại gia này đã chính thức sáp nhập với nhau với trị giá hơn 91 tỷ USD. Đây được coi là thương vụ sáp nhập lớn chưa từng thấy trong lịch sử ngành ngân hàng châu Âu nói riêng và trong ngành công nghiệp tài chính toàn cầu nói chung. Theo thoả thuận sáp nhập này, tập đoàn mới có tên gọi Barclays PLC, có đặt trụ sở chính đặt tại Amsterdam (Hà Lan) có khoảng 47 triệu khách hàng trên toàn cầu với ban điều hành mới gồm 10 thành viên từ Barclays và 9 thành viên từ ABN Amro. Điều này cũng có nghĩa Barclays sáp nhập với ABN Amro sẽ tạo ra một trong những tập đoàn ngân hàng lớn nhất thế giới tính theo số vốn thị trường. Không dừng lại ở đó, ngân hàng ABN Amro còn tiếp tục sáp nhập với Liên minh Ngân hàng Hoàng gia Scotland RBS, Stantander của Tây Ban Nha và Fortis của Bỉ - Hà Lan. Thương vụ này
có tổng giá trị 101 tỷ USD. Tiếp đến là Unicredit SPA - một ngân hàng nổi tiếng bậc nhất của Italia đã mua lại các ngân hàng Societe Generale SA và Capitalia SpA gây xôn xao dư luận.
Tại khối ngành ngân hàng Mỹ, tham vọng đứng đầu ngành ngân hàng nội địa của Mỹ là động lực khiến Bank of America mua lại Merrill Lynch với giá 50 tỷ USD. Cuộc sáp nhập này đã cho ra đời tập đoàn tài chính hùng mạnh nhất thế giới. Theo đó, Bank of America đã trở thành ngân hàng thương mại lớn nhất tại Mỹ tính theo lượng tiền gửi và lượng vốn hóa thị trường và là ngân hàng thành viên thuộc tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Mỹ(FDIC). Qua đây, Bank of America thu tới 90% lợi nhuận từ thị trường nội địa nước Mỹ. Mục tiêu của ngân hàng là luôn đứng đầu tại ngành ngân hàng nội địa Mỹ và ngân hàng này đã làm được điều đó thông qua hàng loạt thương vụ thâu tóm trong đó có việc mua lại chi nhánh ngân hang ABN Amro tại Bắc Mỹ và tập đoàn ngân hàng tài chính Lasalle với trị giá 21 tỷ đô la Mỹ, mua lại lại đại gia thẻ tín dụng MBNA với giá 35 tỷ. Có thể coi đây là thương vụ mua lại Merril Lynch có tính lịch sử trên thị trường tài chính Mỹ trong bối cảnh kinh tế nước này đang đối mặt với rất nhiều khó khăn như hiện nay.
Bên cạnh đại gia Bank of America, thương vụ mua lại nổi tiếng trong giới ngân hàng trong thời gian gần đây phải kể đến thương vụ mua lại của Wells-Fargo với ngân hàng Wachovia với giá trị 15,1 tỷ đô la Mỹ. Sau khi vượt qua được đối thủ Citigroup trong thương vụ cạnh tranh mua lại Wachovia, Wells Fargo đã nâng tầm của mình lên ngang hàng với các đối thủ ngân hàng lớn khác tại Mỹ như JP Morgan Chase và Bank of America. Theo đó, ngân hàng này sẽ có tài sản 1.420 tỷ đô la và trở thành ngân hàng lớn thứ ba của Mỹ.
Tiếp theo phải kể đến thương vụ sáp nhập thành công trong ngành ngân hàng Nhật bản khi Mitsubishi UFJ Financial group là kết quả của sự sáp nhập giữa hai ngân hàng UFJ Holding và Mitsubishi Tokyo Financial group. Đại ngân hàng này đã chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào 01/10/2005. Mitsubishi UFJ Financial group giờ đã
trở thành một trong những tập đoàn tài chính hùng mạnh nhất thế giới có số vốn lên tới 1.770 tỷ USD với 40 triệu khách hàng, vượt qua ngân hàng Citigroup của Mỹ về giá trị tài sản. Các nhà phân tích cho rằng việc sáp nhập này thể hiện sự hồi phục của ngành ngân hàng Nhật Bản sau thời gian nợ nần chồng chất.
Sàn giao dịch hứng khoán New York NYSE (Mỹ) đã mua Euronext với giá 14,3 tỷ USDI;hai công ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu tại anh là Resolution và Friends Provident cũng sáp nhập lại với nhau với trị giá 8,3 tỷ bảng Anh cùng nằm trong các vụ mua lại và sáp nhập nổi tiếng khác trên thị trường tài chính thế giới.
M&A trong khối ngành công nghệ
Bên cạnh ngành ngân hàng, các lĩnh vực khác cũng không chịu đứng yên. Công ty Antel - nhà cung cấp dịch vụ wifi đứng trong lớp 10 tại Mỹ đã sáp nhập vào Công ty TPG Capital và Goldman Sachs với trị giá 27,5 tỷ USD; Tập đoàn Thomson (Canada) đã mua hàng tin Reuters (Anh) với giá trên 17 tỷ USD; Tập đoàn Rio Tinto (Anh - Atralia) đã mua Công ty thép Alcan(Canada) với giá 38,1 tỷ USD.
Tập đoàn Sony đã sáp nhập vào Công ty Truyền thông AB L.M.