0
Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Khó khăn trong công tác di dân, giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA CHO NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM ĐẾN 2010 (Trang 65 -91 )

Giải phóng mặt bằng là khâu đầu tiên khi bước vào giai đoạn thực hiện đầu tư. Nếu như không thực hiện được công việc này thì việc thi công xây lắp sẽ không thể tiến hành được theo đúng thời hạn quy định trong hợp đồng, đồng thời ta sẽ phải bồi thường các chi phí do chậm trễ trong việc bàn giao mặt bằng, có khi phải chịu phạt theo quy định của hợp đồng. Hơn nữa khi tiến độ của dự án không được đảm bảo, các nhà tài trợ có thể ngừng cấp vốn, toàn

bộ dự án có thế đình trệ hoặc bị huỷ bỏ. Trong thực tế, nhiều dự án đã được phê duyệt nhưng không thể triển khai vì không thể giải phóng mặt bằng. Cụ thể: dự án giao thông nông thôn giai đoạn I do WB tài trợ thực hiện ở địa bàn 15 tỉnh thuộc các khu vực miền núi phía Bắc, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và dự án giao thông nông thôn giai đoạn II (do WB và Chính Phủ Anh tài trợ) thực hiện tại 38 tỉnh trải dài qua nhiều huyện, xã của miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,… nên công tác giải phóng mặt bằng của dự án này rất được quan tâm. Tuy nhiên, do không thường xuyên giám sát được hoạt động của Ban giải phóng mặt bằng tỉnh nên đã có một số gian lận xảy ra, đặc biệt là trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh như lập hồ sơ không đúng, hợp thức hoá đất công thành đất tư, chỉ cho dân hưởng một phần đền bù, bỏ sót khối lượng… công tác sửa sai đã được tiến hành nhưng mất rất nhiều thời gian và tốn kém chi phí. Tại một số tỉnh này, mức đền bù được tiến hành theo quy định của Nhà nước tuy nhiên một số hộ dân vẫn cho rằng mức đền bù chưa hợp lý, giá đất chưa phù hợp với giá thị trường, từ đó gây ra tình trạng khiếu kiện, không chịu di dời. Một tình trạng nữa khá phổ biến là khi có thông tin có dự án sẽ được triển khai cần lấy đất, nhiều hộ đã trồng thêm cây, làm thêm một số công trình (thực chất là xây dựng tạm), thậm chí xây dựng mộ giả mà mục đích duy nhất là để được nhiều tiền đền bù.

Nguyên nhân của tình trạng này:

- Phạm vi giải phóng mặt bằng của các dự án giao thông nông thôn trải dài qua nhiều địa phương, tỉnh thành trong cả nước, mỗi dự án giải toả hàng

vạn hộ dân cùng rất nhiều các hạng mục phải di dời như nhà cửa, cây cối hoa màu,…

- Thành phần của Ban quản giải phóng mặt bằng huyện, xã nơi trực tiếp thực hiện công việc giải phóng mặt bằng đều do các phòng Công nghiệp hoặc Xây dựng các huyện đảm nhiệm. Sự kiêm nhiệm này dẫn tới sự yếu kém về năng lực và trình độ quản lý cũng như sự thiếu hụt về quyền lực hành chính. Hầu như, những cán bộ của Ban này không có chuyên môn về tài chính- kế toán và những kiến thức cần thiết để làm tốt công tác này, không kịp thời giải thích những thắc mắc của người dân gây tâm lý thiệt thòi trong họ dẫn đến việc chậm giải toả.

- Một số cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để vụ lợi hay tiết lộ những thông tin về các đợt giải phóng mặt bằng cho người thân tạo ra sự mất công bằng trong việc bồi thường cho dân. Đây là nguyên nhân gây ra các khiếu kiện và tạo tâm lý tiêu cực về các chính sách, chế độ của Nhà nước với các hộ dân bị ảnh hưởng.

1.2.3.3.4. Hạn chế trong công tác đấu thầu

Hiện nay, vẫn còn tình trạng không công bằng trong đấu thầu cạnh tranh, có sự móc ngoặc, tiếp tay giữa các chuyên gia xét thầu với các nhà thầu, các thông tin cần giữ kín trong đấu thầu bị tiết lộ ra ngoài gây ảnh hưởng xấu và phản ánh không trung thực kết quả đấu thầu, hay việc các nhà thầu bỏ giá thấp một cách bất thường. Những yếu kém trong công tác này sẽ dẫn tới tiến độ thi công chậm, chất lượng công trình không đảm bảo, thất

thoát vốn lớn,….Không chỉ vậy mà nó còn làm giảm lòng tin của các nhà tài trợ với Việt Nam. Như dự án ADB3, nhà thầu CIENCO5 đã trúng thầu với giá bỏ thầu thấp nhất nhưng đến khi đi vào triển khai thực hiện do không đủ năng lực tài chính, công nghệ nên tiến độ thi công rất chậm. Trong 2 năm đầu CIENCO 5 chỉ hoàn thành được 25% khối lượng các hạng mục xây lắp. Năm 2002, CIENCO 5 phải bù lỗ 16 tỷ đồng do phải thi công với chi phí cao hơn nhiều so với giá bỏ thầu họ đã trúng. Hay dự án “ Bệnh viện đa khoa khu vực Hà Sơn (Quảng Ngãi)” do ADB tài trợ có thời gian thực hiện dự kiến là 2001- 2005 nhưng cho đến 4/2007 vẫn chưa phê duyệt hồ sơ mời thầu.

Nguyên nhân của tình trạng này là:

- Do áp lực của công ăn việc làm cho cán bộ, công nhân viên của các công ty xây dựng, nếu không có công trình thì họ sẽ không có việc và nếu tình trạng này kéo dài có thể công ty sẽ bị giải thể, khi đó một số lượng lớn sẽ bị thất nghiệp.

- Các nhà thầu chủ ý bỏ giá thấp để trúng thầu, sau khi trúng thầu họ có thể thay đổi thiết kế ban đầu để làm giảm chi phí xuống mức thấp nhất hoặc thêm vào các hạng mục mà họ cho là cần thiết để trình lên cấp có thẩm quyền, khi đó chi phí sẽ tăng, họ sẽ tìm cách thu lợi từ việc tăng chi phí này.

- Các công ty xây dựng lớn ở nước ta hiện nay đều là công ty của Nhà nước. Vì vậy, họ sẵn sàng bỏ giá thấp, đến khi làm ăn thua lỗ họ vẫn được Nhà nước bù lỗ. Điều này gây thiệt hại cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng.

- Tình trạng tham nhũng của những cán bộ làm công tác đấu thầu cũng như những quan chức đang quản lý ngành, lĩnh vực mà những dự án đầu tư. Những nhà thầu móc ngoặc với những người này làm cho việc đấu thầu thường là đã biết trước kết quả.

1.2.3.3.5. Hạn chế về trình độ cán bộ quản lý

Hiện nay vẫn còn tồn tại tâm lý ODA là thứ cho không, Chính Phủ vay thì Chính Phủ sẽ trả nợ, do vậy việc sử dụng ODA thiếu trách nhiệm, gây tình trạng thất thoát, tham nhũng trong các dự án ODA.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý thực hiện dự án còn ít và thiếu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, kỹ năng quản lý, ngoại ngữ và kinh nghiệm hợp tác quốc tế còn yếu. Mặt khác, các cán bộ trong Ban quản lý dự án thường là thành viên kiêm nhiệm, vì vậy các cán bộ này thường thiếu kinh nghiệm về quản lý, điều hành dự án. Do họ vẫn phải đảm đương công tác tại cơ quan nên không có điều kiện tập trung toàn bộ thời gian và công sức cho các dự án ODA.

Việc trang bị kiến thức cần thiết để quản lý vốn ODA mang tính chuyên nghiệp còn hạn chế. Các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, ngành và các trung tâm đào tạo khác trên thực tế tham gia đào tạo ở nhiều lĩnh vực, đối tượng học viên đa dạng, chưa có sự chia sẻ kinh nghiệm, kĩ năng và kết quả nghiên cứu khoa học về quản lý dự án. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các ban quản lý dự án ODA chưa có hệ thống tài liệu, giáo trình thống nhất và mang tính thực tế của Việt Nam. Phần lớn tài liệu này

được lấy từ Internet và dịch từ các tài liệu nước ngoài nên nhiều khi không sát với thực tế Việt Nam và những bản dịch đôi khi không được sát nghĩa.

Chương 2: Giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử

dụng vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông

thôn

2.1. Định hướng thu hút và sử dụng ODA cho nông nghiệp và

phát triển nông thôn

2.1.1. Định hướng thu hút và sử dụng ODA tại Việt Nam nói chung thời kì 2006-2010

2.1.1.1. Chính sách thu hút và sử dụng ODA tại Việt Nam nói chung thời kỳ 2006 – 2010

Trong thời kỳ 2006 - 2010, chủ trương thu hút và sử dụng ODA là tiếp tục tranh thủ đi đôi với việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, bảo đảm khả năng trả nợ để hỗ trợ thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010.

Chính sách thu hút và quản lý ODA trong thời gian tới cần tập trung cải thiện mạnh mẽ tình hình giải ngân các chương trình và dự án ODA đã ký kết, sớm đưa các công trình vào khai thác và sử dụng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ODA. Đồng thời, xây dựng các chương trình, dự án ODA gối đầu cho giai đoạn sau năm 2010, đặt trọng tâm vào chất lượng và hiệu quả.

Để thực hiện chủ trương và chính sách sử dụng ODA nêu trên, các lĩnh vực ưu tiên sử dụng nguồn vốn này là:

- Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thủy sản) kết hợp xoá đói, giảm nghèo

- Xây dựng hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại

- Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục đào tạo, dân số phát triển và một số lĩnh vực khác)

- Bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực; chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai.

Nhằm bảo đảm sử dụng ODA có hiệu quả, Chính phủ Việt Nam cam kết mạnh mẽ hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ thực hiện Tuyên bố Pa-ri và Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ.

2.1.1.2. Định hướng cơ cấu vốn ODA ưu tiên sử dụng tại Việt Nam

Nguồn vốn ODA cần vận động cho các ngành và lĩnh vực ưu tiên theo cơ cấu như sau:

Bảng 2.1: Cơ cấu vốn ODA chung theo lĩnh vực thời kì 2006-2010

Ngành, lĩnh vực Cơ cấu ODA

thực hiện 2001-2005

Dự kiến cơ cấu ODA kí kết

2006-2010

Tổng ODA kí kết (tỷ

USD) Nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm

nghiệp, thuỷ sản kết hợp phát triển nông nghiệp và nông thôn, xoá đói, giảm nghèo

21% 21% 4.27-4.98

Năng lượng và công nghiệp 17% 15% 3.05-3.56

Giao thông, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước đô thị

32% 33% 6.72-7.84

Y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học công nghệ và ngành khác (bao gồm xây dựng thể chế, tăng cường năng lực)

30% 31% 6.31-7.37

Tổng 100% 100% 20.35-

23.75

Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư

So với thời kỳ 2001- 2005, chính sách phân bổ nguồn vốn ODA trong thời kỳ 2006 - 2010 sẽ tiếp tục duy trì tỷ trọng ODA ở mức cao (21%) để hỗ trợ phát triển nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản kết hợp xoá đói, giảm nghèo; tập trung sử dụng vốn ODA vay ưu đãi (15%) để hỗ trợ phát triển hệ thống lưới điện và các trạm phân phối; tăng tỷ trọng vốn ODA (33%) cho phát triển giao thông, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước và phát triển

hạ tầng đô thị. Các lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học và công nghệ và các ngành khác tiếp tục giữ tỷ trọng vốn ODA cao (31%).

2.1.2. Định hướng thu hút và sử dụng ODA cho NN&PTNT

2.1.2.1. Các lĩnh vực chủ yếu cần ưu tiên sử dụng ODA trong NN&PTNT

Trong thời kì 2006-2010, mục tiêu phát triển nông nghiệp nhằm tạo bước chuyển về chất trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Để đạt được mục tiêu trên, nông nghiệp phải phát triển với tốc độ cao góp phần vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế; cần nâng cao năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, cải thiện đời sống ở nông thôn, tăng cường cơ sở vật chất cho nông nghiệp, nông thôn.

Để đạt được mục tiêu phát triển nông nghiệp như trên cần huy động vốn và phối hợp nhiều nguồn lực thích hợp (nguồn vốn ngân sách, vốn của dân, vốn đầu tư của các doanh nghiệp, vốn FDI, vốn ODA). Đối với vốn ODA cần ưu tiên sử dụng cho những lĩnh vực chủ yếu sau để phát triển nông nghiệp và nông thôn kết hợp với xoá đói giảm nghèo:

- Xây dựng các công trình thuỷ lợi, nhất là các công trình quy mô lớn vừa có tác dụng đảm bảo tưới tiêu chủ động, vừa phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.

- Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.

- Phát triển hạ tầng nông thôn như giao thông nông thôn, lưới điện sinh hoạt, hệ thống nước sạch, trường học, trạm y tế xã, bệnh viện huyện.

- Xây dựng một số cơ sở hạ tầng về giống cây trồng, vật nuôi.

- Hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học nông nghiệp và triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn (vắc xin phòng chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm; chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020…)

- Hỗ trợ phát triển các làng nghề vừa giúp duy trì nghề truyền thống vừa tăng thêm thu nhập cho nhân dân, giải quyết vấn đề việc làm ở nông thôn.

- Tăng cường năng lực cán bộ ở các cấp cơ sở: huyện, xã, thôn, bản…

2.1.2.2. Định hướng cơ cấu vốn ODA ưu tiên sử dụng trong NN&PTNT thời kì 2006-2010

Bảng 2.2: Cơ cấu ODA dự kiến cho NN&PTNT theo lĩnh vực giai đoạn 2006-2010

Lĩnh vực ODA kí kết

(triệu USD)

% kí kết % thực hiện

Hạ tầng nông thôn 602.355 39.5 38.06

Nông lâm ngư nghiệp 310.038 20.3 21.18

Y tế nông thôn 199.725 13.1 13.8

Tín dụng nông thôn 171.226 11.2 11.12

Giáo dục nông thôn 155.339 10.2 10.42

Đa ngành 70.22 4.6 4.45

Hỗ trợ chính sách và thể chế 16.487 1.1 0.97

Trong thời gian tới nguồn vốn ODA vẫn được ưu tiên cho cơ sở hạ tầng nông thôn với 39.5%, đây là lĩnh vực quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển thương mại cũng như giao lưu văn hoá- xã hội trong nội vùng và giữa các vùng trong cả nước. Các dự án ODA được tập trung trong việc phát triển giao thông đường bộ (với các tuyến đường cấp huyện, xã, xây dựng đường từ thôn bản về tới trung tâm xã) và giao thông đường thuỷ (xây dựng cầu); phát triển lưới điện và trạm phân phối điện, phát triển nguồn năng lượng điện tái tạo như thuỷ điện quy mô nhỏ, điện mặt trời, điện gió; tiếp tục các chương trình nước sạch, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường.

Lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp ưu tiên thu hút và sử dụng ODA cho việc hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học nông nghiệp (nghiên cứu giống mới và cải tạo giống cây trồng vật nuôi, phòng trừ sâu bệnh,…); chuyển giao kĩ thuật sản xuất hiện đại nhằm mục tiêu hiện đại hoá nông nghiệp- nông thôn; đa dạng hoá nông nghiệp nhằm giải quyết việc làm cũng như làm tăng thu nhập cho người dân,…

Thu hút và sử dụng ODA trong lĩnh vực y tế tập trung cho việc nâng cấp và tăng cường trang thiết bị y tế cho các trạm y tế, bệnh viện tuyến huyện, tỉnh nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em, thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, phòng chống các dịch bệnh, đào tạo cán bộ y tế nhất là nâng cao trình độ của các cán bộ ở các vùng kinh tế khó khăn.

Về tín dụng nông thôn, ODA thu hút và sử dụng ưu tiên việc hỗ trợ người dân để họ có thể tiếp cận với nguồn vốn để phát triển sản xuất, cung cấp vốn cho việc phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp mới như trồng

Một phần của tài liệu THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA CHO NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM ĐẾN 2010 (Trang 65 -91 )

×