Nhóm giải pháp chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng hợp lí.

Một phần của tài liệu là cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý (Trang 56 - 58)

2. Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng hợp lí 1 Nhóm giải pháp chung.

2.2 Nhóm giải pháp chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng hợp lí.

2.2.1 Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn.

- Trước tình hình nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển là rất lớn trong khi tiềm lực có hạn chúng ta cần thực hiện một số giải pháp như:

*Các địa phương thuộc các vùng kinh tế trọng điểm, có điều kiện vay và khả năng trả nợ, được phát hành trái phiếu đầu tư để huy động vốn trong nước xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tạo điều kiện thu hút đầu tư và phát triển lâu dài trên địa bàn, theo nguyên tắc tự vay, tự trả, bảo đảm ổn định tình hình tài chính quốc gia. Bộ Tài chính hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương này.

* Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước phải tập trung cho các khu vực, lĩnh vực then chốt, dự án quan trọng trực tiếp phục vụ mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mở rộng diện được ưu đãi sau đầu tư, thu hẹp đối tượng vay vốn trực tiếp từ Quỹ Hỗ trợ phát triển.

* Khuyến khích đầu tư các công trình có khả năng thu hồi vốn bằng nguồn phát hành trái phiếu công trình. Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ việc phát hành trái phiếu ngoại tệ để huy động ngoại tệ trong nước cho mục tiêu cơ cấu lại nợ quốc gia, đầu tư cho một số công trình trọng điểm của Nhà nước.

- Khuyến khích khu vực tư nhân và dân cư tham gia vào đầu tư .

- Tạo môi trường đầu tư thông thoáng thuận lợi thu hút không chỉ đầu tư trong nước và cả nước ngoài như sử dụng các chính sách khuyến khích đầu tư: giảm, miễn thuế đất trong một số năm nhất định tùy thuộc vào mức độ ưu tiên, cho phép áp dụng linh hoạt hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài đối

với các lĩnh vực trước đây không được phép như:khách sạn,thương mại, ngân hàng...Đồng thời có kế hoạch cân đối nguồn vốn để xây dựng hoàn thiện các công trình hạ tầng kĩ thuật như : đường, điện, hệ thống cấp thoát nước, thông tin liên lạc… Có chính sách đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư trên địa bàn một cách ổn định, kiên quyết, nhất quán.

2.2.2 Cơ cấu vốn đầu tư.

- Thực hiện việc đa dạng hóa các hình thức góp vốn đầu tư phát triển và kinh doanh cơ sở hạ tầng; khuyến khích và thực hiện hỗ trợ thích hợp từ ngân sách nhà nước đối với việc đầu tư xây dựng công trình hạ tầng nông thôn, công trình ngoài hàng rào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Bố trí và sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương cho địa phương theo các mục tiêu cụ thể như phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng du lịch, hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, làng nghề... để bảo đảm đúng chủ trương và mục tiêu đầu tư, thúc đẩy sự phát triển ngành, giải quyết việc làm, góp phần tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế của từng địa phương nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.Tuy nhiên cần khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải,cần đầu tư theo trọng điểm đúng theo mục tiêu chiến lược.

- Áp dụng cơ chế, giải pháp mạnh trong quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản nhằm làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể trong từng khâu như chủ đầu tư, chủ dự án, tư vấn, thiết kế, nhà thầu, thẩm định, nghiêm thu thanh toán, quyết toán.

- Nâng cao chất lượng, tầm nhìn dài hạn, tính đồng bộ, tính pháp lý trong công tác quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản. Rà soát lại toàn bộ quy hoạch bao gồm quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu để điều chỉnh. Bổ sung quy hoạch, gắn với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trên cơ sở đó loại bỏ những

quy hoạch có tính khả thi thấp, đảm bảo bố trí vốn cho các công trình, dự án phải phù hợp với cơ cấu đầu tư đã được giao. Các địa phương phải đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa cơ sở hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Riêng hai lĩnh vực giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ phải đảm bảo bố trí mức vốn tối thiểu được giao. Ngoài khoản ngân sách Trung ương hỗ trợ, các tỉnh và thành phố có trách nhiệm bố trí thêm vốn đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương nhằm đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa công trình vào sử dụng.

Các Bộ và các tỉnh, thành phố phải bố trí vốn đầu tư tập trung, có trọng điểm, phù hợp với khả năng cân đối vốn. Dành một phần vốn được giao để thanh toán số nợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn ngân sách nhà nước trở về trước đối với các dự án phù hợp với quy hoạch và đầy đủ thủ tục; bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA theo tiến độ thực hiện...

- Duy trì thường xuyên, đủ về diện, sâu về nghiệp vụ và nâng cao chất lượng các hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát; tập trung làm rõ sai phạm, quy rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm minh, triệt để những khâu yếu kém và có nhiều dư luận xã hội trong quá trình đầu tư. Kiên quyết thay thế các cán bộ, công chức, nhân viên thiếu năng lực, thiếu tinh thần trách nhiệm, gây phiền hà trong các lĩnh vực công tác có liên quan đến đầu tư, đất đai, xây dựng cơ bản.

- Tăng cường đầu tư cho khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Nâng cao trình độ học vấn của nguồn nhân lực, mở rộng qui mô các hình thức đào tạo nghề, đào tạo cán bộ chuyên môn khoa học kĩ thuật, cải thiện hệ thống giáo dục các cấp..

Một phần của tài liệu là cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w