5. KẾT QUẢ
5.3. Phân loại tiểu đường
Bảng 5.5: Phân bố theo type tiểu đường của BLVMTĐ: Nhóm tiểu đường Số trường hợp Tỷ lệ %
Type 1 3 3,37
Type 2 86 96,63
Tổng số 89 100
Nhận xét:
Tỷ lệ bệnh nhân BLVMTĐ ở tiểu đường type 2 là 96,63% và type 1 là 3,37%. 5.4. MỨC ĐỘ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG:
Bảng 5.6: Phân bố theo mức độ tuân thủ điều trị của BLVMTĐ: Điều trị Số trường hợp Tỷ lệ %
Liên tục 43 48,31
Không liên tục 46 51,69
Nhận xét: Bệnh nhân điều trị bệnh tiểu đường không liên tục chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm điều trị liên tục (51,69% / 48,31%).
Bảng 5.7: Tỷ lệ mức độ tuân thủ điều trị tiểu đường phân bố theo địa dư: Địa dư Điều trị không liên tục Điều trị liên tục Tổng số
Số trường hợp Tỷ lệ % Số trường hợp Tỷ lệ %
Tỉnh 30 62,50 18 37,50 48
Thành phố 16 39,02 25 60,98 41
Nhận xét: Bệnh nhân ở tỉnh có tỷ lệ điều trị bệnh tiểu đường không liên tục cao hơn bệnh nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh (62,50% / 39,02%).
Bảng 5.8: Tỷ lệ mức độ tuân thủ điều trị phân bố theo giai đoạn lâm sàng BLVMTĐ:
VMTĐts VMTĐkts
Số mắt Tỷ lệ % Số mắt Tỷ lệ % Điều trị không liên tục 18 75,00 55 51,89
Điều trị liên tục 6 25,00 51 48,11
Tổng số 24 100 106 100
- Trong nhóm BLVMTĐ tăng sinh, bệnh nhân điều trị bệnh tiểu đường không liên tục chiếm tỷ lệ cao gấp 3 lần nhóm điều trị liên tục .
- Trong nhóm BLVMTĐ không tăng sinh, tỷ lệ bệnh nhân điều trị bệnh tiểu đường không liên tục tương đường nhóm điều trị liên tục.
5.5. GIAI ĐOẠN LÂM SÀNG BLVMTĐ:
Bảng 5.9: Phân bố theo giai đoạn lâm sàng của BLVMTĐ: Mắt VMTĐkts Mắt VMTĐts Tổng
Số mắt 106 24 130
Tỷ lệ % 81,54% 18,46% 100%
Nhận xét : Mắt tổn thương võng mạc giai đoạn không tăng sinh chiếm tỉ lệ cao (81,54%).
5.6. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG BLVMTĐ:
5.6.1. Lý do nhập viện:
- 100% bệnh nhân nhập viện vì mờ mắt, trong đó 54 bệnh nhân mờ 1 mắt, 35 bệnh nhân mờ 2 mắt.
60,67%
39,33%
Mờ một mắt Mờ hai mắt
Biểu đồ 5.3: Phân bố theo lý do nhập viện của BLVMTĐ (n =178). Nhận xét :
- Tất cả bệnh nhân đến khám vì lý do giảm thị lực.
- 39.33% bệnh nhân đến khám khi đã giảm thị lực cả 2 mắt.
5.6.2. Số mắt tổn thương:
Số mắt bị tổn thương : 130 mắt (73.03%). Số mắt bình thường : 48 mắt (26.97%).
Bảng 5.10: Phân bố theo mắt tổn thương của BLVMTĐ: Số trường hợp Tỷ lệ %
Mắt phải 21 23,60
Mắt trái 27 30,33
Cả hai mắt 41 46,07
Nhận xét: số bệnh nhân BLVMTĐ ở cả hai mắt chiếm tỷ lệ 46,07%. 5.6.3. Thị lực: Bảng 5.11: Phân bố thị lực (n = 178): Thị lực Số mắt Tỷ lệ % < 1/10 35 19,66 1/10 – 3/10 56 31,46 4/10 – 7/10 71 39,89 ≥ 8/10 16 8,99 Tổng số 178 100 Nhận xét:
Bệnh nhân BLVMTĐ có thị lực ≤ 3/10 chiếm tỷ lệ cao (51.12%), thị lực ≥
8/10 chiếm tỷ lệ rất thấp (8.99%). Tỷ lệ mù (thị lực < 1/10) là 19,66%.
Bảng 5.12: Tỷ lệ thị lực phân bố theo giai đoạn lâm sàng BLVMTĐ: VMTĐkts VMTĐts Mắt bình thường Số mắt Tỷ lệ % Số mắt Tỷ lệ % Số mắt Tỷ lệ %
< 1/10 18 10,11 17 9,55 0 0,00
4/10 – 7/10 51 28,65 1 0,56 19 10,68
8/10 – 10/10 1 0,56 0 0,00 15 8,43
Tổng số 106 24 48
Nhận xét: Ở BLVMTĐ tăng sinh, thị lực <1/10 chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong khi đó thị lực ở BLVMTĐ không tăng sinh tập trung chủ yếu từ 4/10 – 7/10.
5.6.4. Triệu chứng lâm sàng ngoài võng mạc và hoàng điểm:
Qua khảo sát 178 mắt: phù gai thị (13/178), dịch kính đục (52/178), mống hồng – nhạt màu (10/178), tăng nhãn áp (49/178) và đục thủy tinh thể (77/178).
27.53% 43.26% 5.62% 29.21% 7.30% 0% 10% 20% 30% 40% 50%
Tăng nhãn áp Đục thủy tinh thể Mống hồng - nhạt màu
Dịch kính đục Phù gai thị
Biểu đồ 5.4: Tỷ lệ triệu chứng lâm sàng tại mắt ngoài võng mạc và hoàng điểm ở bệnh nhân BLVMTĐ (n = 178).
Nhận xét: Đục thủy tinh thể là dấu hiệu đi kèm ở mắt thường thấy ngoài triệu chứng ở võng mạc và hoàng điểm (43,26%).
Bảng 5.13: Ảnh hưởng của đục thủy tinh thể đến thị lực ở các giai đoạn lâm sàng của BLVMTĐ: < 1/10 ≥ 1/10 Tổng Không BLVMTĐ Đục T3 4 17,39% 19 82,61% 23 T3 bình thường 1 4,00% 24 96,00% 25 VMTĐkts Đục T3 14 34,15% 27 65,85% 41 T3 bình thường 5 7,69% 60 92,31% 65 VMTĐts Đục T3 7 53,85% 6 46,15% 13 T3 bình thường 4 36,36% 7 63,64% 11 Tổng số mắt 35 143 178 Nhận xét:
- Đục thủy tinh thể chiếm 71,43% (25/35) trong nhóm mắt có thị lực < 1/10, trong đó 84% mắt (21/25) có BLVMTĐ đi kèm.
- Tỷ lệ mù tăng dần theo giai đoạn lâm sàng của BLVMTĐ: 34,15% ở giai đoạn không tăng sinh và 53,85% ở giai đoạn tăng sinh.
19,23% 18,46% 31,54% 55,38% 73,08% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% Vi phình mạch
Xuất tiết Xuất huyết Tân mạch Phù hoàng điểm
Biểu đồ 5.5: Tỷ lệ triệu chứng lâm sàng tại võng mạc và hoàng điểm ở bệnh nhân VMTĐ (n = 130).
Nhận xét: Triệu chứng chiếm tỷ lệ cao trong BLVMTĐ là vi phình mạch (73,08%) và xuất tiết võng mạc (55,38%), có 19,23% BLVMTĐ có tổn thương hoàng điểm đi kèm.
Bảng 5.14: Tỷ lệ triệu chứng lâm sàng tại võng mạc và hoàng điểm phân bố theo giai đoạn lâm sàng BLVMTĐ:
VMTĐkts VMTĐts Số mắt Tỷ lệ % Số mắt Tỷ lệ % Phù hoàng điểm 14 13,21 11 45,83 Xuất tiết võng mạc 55 51,89 17 70,83 Xuất huyết võng mạc 20 18,86 21 87,50 Tân mạch 0 0 24 100,00 Vi phình mạch 78 73,58 17 70,83
100% 0,00% 18,86% 51,89% 73,58% 13,21% 87,50% 70,83% 70,83% 45,83% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% Vi phình mạch
Xuất tiết Xuất huyết Tân mạch Phù hoàng điểm
BLVMTĐ kts BLVMTĐts
Biểu đồ 5.6: Tỷ lệ triệu chứng lâm sàng tại võng mạc và hoàng điểm phân bố theo giai đoạn lâm sàng BLVMTĐ.
Nhận xét:
- Triệu chứng chủ yếu trong BLVMTĐ không tăng sinh là xuất tiết võng mạc (51,89%) và vi phình mạch (73,58%).
- Triệu chứng chủ yếu trong BLVMTĐ tăng sinh là xuất huyết võng mạc (87,50%), vi phình mạch (70,83%) và tân mạch (100%).
- BLVMTĐ tăng sinh có tổn thương hoàng điểm chiếm tỷ lệ 45,80%, cao hơn BLVMTĐ không tăng sinh (13,21%).
Bảng 5.15: Tỷ lệ phù hoàng điểm phân bố theo giai đoạn lâm sàng BLVMTĐ:
VMTĐts VMTĐkts
Phù hoàng điểm 11 45,83 14 13,21
Không phù hoàng điểm 13 54,17 92 86,79
Tổng số 24 100 106 100
Nhận xét: Tỷ lệ % phù hoàng điểm ở BLVMTĐ tăng sinh cao hơn ở BLVMTĐ không tăng sinh (45,83% / 13,21%).
Sau khi tiến hành khảo sát, thu thập và xử lý số liệu 89 bệnh án BLVMTĐ tại khoa Đáy mắt – Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ 1/1/2001 đến 31/12/2003, chúng tôi nhận thấy :
6.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC:
6.1.1. Giới tính:
Bảng 6.1: So sánh các nghiên cứu về tỷ lệ BLVMTĐ phân bố theo giới:
Tác giả Năm Quần thể Số
lượng
Tỷ lệ nữ : nam Phạm Xuân Hỹ 1999 BV.Nguyễn Tri Phương 25 4:1 Nguyễn Thị Tuyết Minh 1999 BV.Chợ Rẫy 63 2:1 Võ Thị Hoàng Lan 2000 BV.Chợ Rẫy 74 2:1 Văn Bình – Thành Danh 2003 BV.Mắt Tp.HCM 89 2,5:1
- Kết quả của chúng tôi phù hợp với những nghiên cứu gần đây tại các bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đồng thời, từ kết quả bảng 1 chúng tôi nhận thấy không có khác biệt giữa 2 giới phân bố theo giai đoạn. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Bacin.F [25] và của Nguyễn Thị Tuyết Minh [11].
6.1.2. Tuổi đời:
Bảng 6.2: So sánh các nghiên cứu về tỷ lệ BLVMTĐ phân bố theo tuổi đời.
- Tuổi đời trung bình là 56,01 ± 10,00 năm, cao hơn nghiên cứu của Wang- WQ là 53,6 ± 0,7 [24]. Tuổi đời cao sẽ làm tăng khả năng mắc các bệnh toàn thân và những bệnh tại mắt khác đi kèm như : đục thủy tinh thể, thoái
Wang WQ Nguyễn Thị Tuyết Minh Võ Thị Hoàng Lan Văn Bình Thành Danh Tuổi đời trung bình 53,6 ± 0,7 58,9 ± 0,6 56,7 ± 11,0 56,01 ± 10,00
hóa hoàng điểm do tuổi, glaucome, tắc tĩnh mạch võng mạc, u hắc mạc... ảnh hưởng đến việc chẩn đoán và điều trị BLVMTĐ.
- Tuổi đời trung bình theo nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu trong nước nhưng cao hơn nghiên cứu của Wang – WQ. Điều này có thể do công tác tầm soát và phát hiện sớm biến chứng mắt của bệnh tiểu đường ở nước ta chưa thực hiện một cách chủ động và thường quy.
- Tỷ lệ người mắc BLVMTĐ tăng dần theo tuổi đời, có 43,82% bệnh nhân BLVMTĐ tập trung ở nhóm trên 60 tuổi. Đây là các đối tượng ngoài độ tuổi lao động nhưng cần chi phí y tế cao, bên cạnh đó vẫn chưa có một chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cụ thể cho đối tượng này, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường. Do đó cần có sự quan tâm đúng mức của gia đình và xã hội.
- Có 2 trường hợp bệnh nhân BLVMTĐ dưới 30 tuổi (2,25%), cả hai trường hợp này đều là bệnh tiểu đường type 1. Điều này hoàn toàn phù hợp với y văn và các nghiên cứu khác.
6.1.3. Địa dư:
- Theo thống kê, bệnh nhân mắc BLVMTĐ từ các tỉnh chiếm một tỷ lệ khá cao (53,93%). Đây có thể do sự thiếu hụt các cơ sở chuyên khoa mắt, thiếu trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác khám và điều trị bệnh võng mạc tiểu đường tại khoa Mắt các bệnh viện tỉnh.
- Lượng bệnh nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ thấp hơn (46,07%). Điều này có thể là do Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều cơ sở khám và điều trị chuyên khoa mắt, lượng bệnh phân tán vào các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa mắt.
6.2. TUỔI BỆNH:
Bảng 6.3: So sánh các nghiên cứu về tuổi bệnh và tuổi bệnh trung bình. Năm Tuổi bệnh Tỷ lệ %
trung bình BLVMTĐ
F.Bacin 1989 < 10% trước 5năm
B.Z.Nizetic 1990 12% trước 5 năm
Trần Xuân Đài 1989 3,6 năm
Nguyễn Thị Tuyết Minh 1999 3,9 năm 36,5% trước 3 năm Võ Thị Hoàng Lan 2000 4,23 năm 55,45% trước 3 năm Văn Bình, Thành Danh 2003 4,69 năm 58,42% trước 5 năm
- Tuổi bệnh trung bình là 4,69 ± 2,71 năm, không có sự khác biệt với các nghiên cứu trong nước.
- Tuy nhiên, tỷ lệ BLVMTĐ có tuổi bệnh dưới 5 năm trong nghiên cứu này cao hơn so với tác giả F.Bacin và B.Z.Nizetic [25,27]. Điều này có thể do thời điểm phát hiện bệnh tiểu đường ở nước ta muộn hơn so với các nước trên thế giới hoặc tuổi bệnh thật sự của BLVMTĐ tại Việt Nam thấp hơn so với thế giới. Để xác định rõ vấn đề này, cần có những nghiên cứu mạnh hơn trong thời gian tới.
- Hơn nữa, có 13,48% (12/89) bệnh nhân được phát hiện bệnh tiểu đường khi đến khám và chẩn đoán BLVMTĐ. Qua đó, chúng ta nhận thấy biến chứng võng mạc ở bệnh tiểu đường vẫn chưa được sự quan tâm đúng mức của người dân, đặc biệt là những bệnh nhân tiểu đường và thể hiện tính thụ động của công tác khám phát hiện bệnh tiểu đường ở nước ta hiện nay.
- Tuổi bệnh trên 10 năm chiếm tỷ lệ thấp (2,25%). Điều này có thể giải thích vì bệnh nhân lớn tuổi không có điều kiện để đi khám bệnh hoặc đã tử vong do những biến chứng khác của tiểu đường.
6.3. BLVMTĐ PHÂN BỐ THEO TYPE TIỂU ĐƯỜNG:
Qua nghiên cứu, bệnh nhân BLVMTĐ chủ yếu thuộc tiểu đường type 2 (96,63%), phù hợp với đặc điểm dịch tễ học bệnh tiểu đường ở khu vực Châu Á và Việt Nam. Chúng ta cần có những nghiên cứu riêng cho Việt Nam về bệnh tiểu đường và các biến chứng của nó (trong đó có biến chứng BLVMTĐ), từ đó
làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phòng chống tiểu đường và mù lòa do biến chứng BLVMTĐ.
6.4. MỨC ĐỘ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG:
- Bệnh nhân BLVMTĐ điều trị không liên tục bệnh tiểu đường chiếm tỷ lệ cao (51,69%), trong đó có 65,22% (30/46 người) là bệnh nhân ở tỉnh.
- Tỷ lệ bệnh nhân điều trị bệnh tiểu đường không liên tục mắc BLVMTĐ tăng sinh cao hơn nhóm điều trị liên tục. Do đó, nâng cao kiến thức – thái độ – hành vi cho cộng đồng về vấn đề tuân thủ điều trị bệnh tiểu đường là hết sức cần thiết trong việc giảm tỷ lệ xảy ra các biến chứng của bệnh tiểu đường, đặc biệt là BLVMTĐ.
- Mặt khác, kết quả nghiên cứu còn cho thấy việc tuân thủ điều trị tiểu đường có liên quan với yếu tố địa dư. Tỷ lệ bệnh nhân sống ở tỉnh không tuân thủ điều trị bệnh tiểu đường cao hơn bệnh nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này có thể giải thích là do tình trạng kinh tế, những khó khăn trong việc tiếp cận thông tin và dịch vụ y tế… Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi hy vọng rằng sẽ có những nghiên cứu sâu rộng hơn trong thời gian tới. Tóm lại, vấn đề tuân thủ điều trị có ảnh hưởng đến cả tỷ lệ xảy ra biến chứng tiểu đường trên võng mạc lẫn giai đoạn lâm sàng của biến chứng này.
6.5. BLVMTĐ PHÂN BỐ THEO GIAI ĐOẠN LÂM SÀNG:
BLVMTĐ không tăng sinh chiếm tỷ lệ 81,54%, phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết Minh và Võ Thị Hoàng Lan [11,8].
6.6. BLVMTĐ PHÂN BỐ THEO TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:
Qua hồi cứu 89 hồ sơ với 178 mắt khảo sát có 130 mắt được chẩn đoán bệnh lý VMTĐ (chiếm 73%) trong đó có 24/130 mắt tổn thương giai đoạn tăng sinh (chiếm 18,46%) và 106/130 mắt tổn thương giai đoạn không tăng sinh (81,54%).
6.6.1. Về lý do nhập viện:
- 100% bệnh nhân nhập viện với lý do giảm thị lực, trong đó có 51,12% bệnh nhân có thị lực ≤ 3/10. Điều này cho thấy sự quan tâm của bệnh nhân tiểu đường đối với biến chứng mắt còn thấp, có thể do đây là một biến chứng muộn, diễn ra âm thầm, không trầm trọng như các biến chứng nặng khác của tiểu đường như hôn mê do tiểu đường, tai biến mạch máu não, hoại tử chi do tắc mạch, suy thận… Một lý do khác khiến bệnh nhân được chẩn đoán muộn là do nhận định sai lầm giữa việc giảm thị lực do BLVMTĐ với giảm thị lực do lớn tuổi.
6.6.2. Về thị lực: [11,8]
Bảng 6.4: So sánh các nghiên cứu về tỷ lệ BLVMTĐ phân bố theo thị lực.
Tác giả Thị lực
< 1/10 1/10 – 3/10 4/10 – 7/10 >7/10 Nguyễn Thị Tuyết Minh 17,1% 17,7% 22,3% 43,0% Võ Thị Hoàng Lan 10,89% 16,83% 26,73% 45,54% Văn Bình – Thành Danh 19,66% 31,46% 39,89% 8,9%
- Số mắt được chẩn đoán BLVMTĐ có thị lực ≤ 3/10 chiếm tỷ lệ 51,12%, cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết Minh (34,8%) và Võ Thị Hoàng Lan (27,72%). Sự khác biệt này là do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là bệnh nhân đã được chẩn đoán BLVMTĐ trong khi đối tượng nghiên cứu của 2 tác giả trên là bệnh nhân tiểu đường. Do đo,ù những trường hợp được chẩn đoán BLVMTĐ thường ở giai đoạn sớm, chưa có tổn thương nặng ở võng mạc nên tình trạng thị lực còn tương đối tốt.
- Đối với BLVMTĐ tăng sinh, bệnh nhân có thị lực < 1/10 chiếm tỷ lệ rất cao, trong khi đó tình trạng thị lực ở BLVMTĐ không tăng sinh tập trung chủ yếu từ 4/10 – 7/10. Vì vậy, việc phát hiện sớm BLVMTĐ sẽ giúp
cho công tác điều trị đạt hiệu quả cao hơn và góp phần làm giảm tỷ lệ mù mới.
6.6.3. Về các triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân BLVMTĐ: 6.6.3.1. Đục thủy tinh thể:[10,11]
Bảng 6.5: So sánh các nghiên cứu về tỷ lệ đục thủy tinh thể trên bệnh nội khoa (đặc biệt là bệnh tiểu đường) và ảnh hưởng lên thị lực. Tác giả Năm Đục T3 Thị lực < 1/10 Đục T3 VMTĐkts Đục T3 VMTĐts Đục T3 không VMTĐ Hoàng Thị Luỹ 1987 44,44% - - - Nguyễn Thị Tuyết Minh 1999 41,09% 41,67% 53,85% 27,92%