II. Giới thiệu quy trình giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường biển: 1 Quy trình chung:
1.3.1. Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O):
Vì Việt Nam là nước đang phát triển nên nhiều quốc gia công nghiệp phát triển trên thế giới thường dành chế độ ưu đãi GSP cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào quốc gia đó, trong đó có Mỹ. Khi có giấy chứng nhận xuất xứ của Việt Nam thì sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt, do đó sản phẩm có thể cạnh tranh được với các đối thủ khác trên thế giới. Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O cho doanh nghiệp là Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
Khi nhận được vận tải đơn , nhân viên chứng t từ tiến hành soạn bộ chứng từ để nộp C/O cho phòng thương mại. Bộ chứng từ gồm có:
- Đơn xin cấp C/O.
- C/O : 1 bản chính, 3 bản copy.
- Đơn xin nợ tờ khai xuất khẩu chưa thanh khoản.
- Tờ khai xuất khẩu đã được ký thông quan : 1 bản chính để đối chiếu, 1 copy để phòng thương mại lưu.
- COMMERCIAL INVOICE : 1 bản chính - Bill of Lading: 1 bản copy.
- Bảng kê khai SP xuất các nguyên vật liệu sử dụng.
- Tờ khai nhập khẩu nguyên phụ liệu: 1 bản chính để đối chiếu và 1 bản copy. - Hóa đơn VAT đối với nguyên phụ liệu mua tại Việt Nam: 1 bản chính để đối chiếu và 1 bản copy.
-
Cán bộ tiếp nhận sẽ kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đẩy đủ và hợp lệ thì tiến hành trừ số lượng hàng hóa đã xuất và ký tên lên tờ khai xuất chính và trừ số trên tờ khai nhập gốc số nguyên phụ liệu đã sử dụng cho số hàng hóa đó. Sau đó trả cho doanh nghiệp phiếu tiếp nhận. Trong vòng 6 tiếng, nhân viên công ty có thể mang phiếu tiếp nhận đến Phòng Thương Mại Và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI). Nếu hồ sơ đã ký thì sẽ
qua phòng kế toán đóng phí và mang biên lai thu phí sang bộ phận trả C/O để nhận C/O.
Có các loại form C/O sau:
- Form A: dành cho hàng xuất sang các nươc có chế độ ưu đãi GSP
- Form B: dành cho hàng đi các nước bình thường không có chế độ ưu đãi - Form ICO: dành cho hàng cà phê
- Form D: dành cho hàng xuất đi các nước trong khối ASEAN