Thực trạng hoạt động kinh doanh của Tàu VTC Star.

Một phần của tài liệu CÁC PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TÀU VTC STAR TẠI VITRANSCHART JSC (Trang 38 - 41)

4. Capacity Cargo Capacity

2.2.2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Tàu VTC Star.

Sự phát triển kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đã tạo ra thị trường hưng thịnh nhất của thị trường vận tải biển trong suốt lịch sử phát triển. Đội tàu Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng vẫn đang hoạt động mạnh trên các tuyến biển xa tận Bắc Á, bờ tây Châu Phi, hoặc vùng biển Trung Nam Mỹ.

VTC Star, một tàu hùng của biển xanh, luôn vượt sóng tốt, với tổng trọng tải tương đối lớn 22.273 DWT cùng với trang thiết bị hiện đại luôn mang lại những kết quả khả quan cho doanh nghiệp.

Biểu đồ 5: Sản lượng vận tải của tàu VTC STAR qua các năm.

Sản lượng vận tải.

Nhìn chung, từ năm 2001 đến năm 2005 sản lượng vận chuyển và sản lượng luân chuyển tăng nhẹ do trong giai đoạn này công ty chủ yếu khai thác các tuyến đường truyền thống như VN- Cuba, Brazil- Biển đen, Biển đen- Ấn, India- ĐNÁ, Biển đen- Yemen, Ấn- VN, Turkey- Yemen, India- China. Từ năm 2006 trở đi, trước thềm hội nhập, hoạt động giao thương ngày càng mở rộng, nhận thức được tầm quan trọng của vận tải trong việc lưu chuyển hàng hoá, công ty đã không ngừng cải thiện và đầu tư cho tàu VTC Star, khai thác thêm các tuyến ở xa như Bắc Mỹ, Canada… chính vì vậy mà sản lượng vận chuyển và sản lượng luân chuyển có sự biến động lớn so với những năm đầu. Cụ thể:

Năm 2006 sản lượng vận chuyển tăng 12,363.50 tấn, tỉ lệ tăng là 6.97%, sản lượng luân chuyển tăng 632,907.29 tấn km tương ứng tăng 52.08%, so với năm 2005. Sản lượng vận chuyển năm 2007 giảm 7,458.11 tấn, tương ứng giảm 3.93% và sản lượng luân chuyển tăng 102,350.58 tấn km tương ứng tỷ lệ tăng là 5.54%. Năm 2008 sản lượng vận chuyển giảm 47,467.15 tấn tương ứng giảm 26.04%, sản lượng luân

2009, sản lượng vận chuyển giảm 32,855.98 tấn tương ứng giảm 24.37%, sản lượng luân chuyển tăng 185,609.23 tấn tương ứng tăng 11.69% so với năm 2008.

Doanh thu thực hiện.

Biểu đồ 6: Doanh thu tàu VTC STAR qua các năm.

Từ năm 1995 đến năm 2005 kinh tế Việt Nam tăng trưởng đều qua các năm, thị trường vận tải biển cũng phát triển ổn định. Chính vì thế mà doanh thu và lợi nhuận chỉ tăng nhẹ qua các năm. Từ năm 2006 đến năm 2009 nền kinh tế có nhiều biến động ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty dẫn đến doanh thu và lợi nhuận có nhiều thay đổi. Năm 2008, doanh thu tăng 62,590.5 triệu tương ứng tăng 66.27% so với năm 2007 và lợi nhuận tăng 28,316.66 triệu tương ứng tăng 96.76%. Nguyên nhân là do cước vận chuyển tăng và thị trường tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm 2008.

Cuối năm 2008, nền kinh tế bước vào giai đoạn suy thoái, tăng trưởng kinh tế giảm khiến nhu cầu vận tải đường biển giảm mạnh dẫn đến tình trạng thừa tàu thiếu hàng. Hoạt động vận tải biển gặp nhiều khó khăn do cả lượng hàng hoá và giá cước đều giảm mạnh. Điều này được thể hiện rất rõ trong chỉ số BDI. Chỉ số vận tải

hàng khô rời (BDI: Baltic Dry Index) giảm rất mạnh từ gần 12000 điểm xuống dưới 1000 điểm. Đến đầu năm 2009, chỉ số BDI vẫn tiếp tục ở mức thấp nên tính chung cả năm doanh thu, lợi nhuận giảm so với năm 2008. Cụ thể là giảm 64,681.9 triệu đồng tương ứng giảm 41.19% và lợi nhuận cũng giảm 30,161.3 triệu tương ứng giảm 52.38%.

Một phần của tài liệu CÁC PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TÀU VTC STAR TẠI VITRANSCHART JSC (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w