Xét duyệt ra quyết định cho vay, ký Hợp đồng tín dụng:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Chi nhánh An Giang (Trang 41 - 42)

TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN –CHI NHÁNH AN GIANG

3.2.3. Xét duyệt ra quyết định cho vay, ký Hợp đồng tín dụng:

Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hoặc từ chối đối với hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình tín dụng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đây là khâu khó xử lý nhất và thường dễ phạm sai lầm nhất. Có 02 loại sai lầm cơ bản thường xảy ra trong khâu này:

- Quyết định chấp thuận cho vay đối với một khách hàng không tốt. - Từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt.

Cơ sở để ra quyết định tín dụng: Cơ sở để ra quyết định tín dụng trước hết dựa vào thông tin thu thập và xử lý từ hồ sơ tín dụng, do giai đoạn trước chuyển sang. Kế đến, dựa vào những thông tin liên quan, như thông tin cập nhật về tình hình thị trường, thông tin CIC, kết quả thẩm định các hình thức bảo đảm nợ vay, …

Quyền phán quyết tín dụng: Tùy theo quy mô vốn vay lớn hay nhỏ quyền phán quyết thường được trao cho một hội đồng tín dụng hay một cá nhân phụ trách. Hội đồng tín dụng bao gồm những người có quyền hạn và trách nhiệm quan trọng trong ngân hàng, thường phán quyết những hồ sơ vay vốn có quy mô lớn; quyền phán quyết các hồ sơ có quy mô nhỏ thường được trao cho cá nhân phụ trách.

Sau khi quyết định tín dụng, kết quả có thể là chấp nhận hoặc từ chối cho vay, tùy theo kết quả phân tích và thẩm định ở khâu trước. Nếu chấp thuận cho vay, nhân viên tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng và làm các bước tiếp theo. Nếu từ chối cho vay, ngân hàng sẽ có văn bản trả lời và giải thích lý do cho khách hàng được rõ.

Nhân viên tín dụng sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn ( bước 2) lập tờ trình cho vay theo mẫu kèm hồ sơ vay vốn trình Trưởng phòng tín dụng.

Trưởng phòng tín dụng trên cơ sở tờ trình của nhân viên tín dụng kèm hồ sơ vay vốn, xem xét điều tra, thẩm định lại và ghi ý kiến vào tờ trình, trình lãnh đạo xem xét.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Chi nhánh An Giang (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w