• Thuận lợi:
Nghệ An là địa điểm có nhiều khu di tích lịch sử gắn liền với các danh nhân văn hóa
như khu di tích lịch sử Kim Liên, văn hóa chùa Bà Bụt, di tích Tân Kỳ…thuận lợi để phát triển loại hình du lịch để tìm hiểu văn hóa lịch sử.
Hệ thống giao thông thuận tiện: đường bộ, đường sắt, đường hàng không.
Hệ thống an ninh đảm bảo: đảm bảo uy tín và thu hút phát triển các loại hình sự kiện,
hội nghị.
• Rủi ro:
Khó khăn chung: Khó phát triển loại hình du lịch giải trí đa dạng, vì cần sự đảm
bảo an ninh do có nhiều quần thể di tích lịch sử và chưa được xác định là trung tâm du lịch tầm quốc gia, dẫn đến khó thu hút đầu tư mở rộng.
Rủi ro về cạnh tranh: Đồng thời với tốc độ phát triển cao của ngành du lịch Việt
Nam, sự cạnh tranh giữa các công ty du lịch đang diễn ra ngày càng gay gắt, quyết liệt. Để thu hút được khách hàng, mở rộng thị trường, ngoài việc tích cực đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, Công ty cần phải tập trung nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ. Với tình hình kinh tế suy giảm thì tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Cạnh tranh tất yếu dẫn đến sự giảm giá dịch vụ nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng để giữ
vững uy tín với khách hàng. Trong khi đó, các chi phí liên quan tới sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, nhân công.... luôn biến động khiến cho việc quản lý các chi phí để đảm bảo chỉ tiêu đề ra sẽ gặp nhiều khó khăn. Thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An đang trong công cuộc đổi mới và phát triển, đặc biệt chủ trương vực dậy nền du lịch tỉnh nhà đang được hết sức chú trọng. Trong điều kiện đó cùng với tiềm năng sẵn có, đã làm cho lĩnh vực kinh doanh các loại hình dịch vụ du lịch trên địa bàn trở nên đầy sức hấp dẫn, vì vậy tính chất cạnh tranh sẽ diễn ra một cách quyết liệt hơn.
Rủi ro về thị trường: Lĩnh vực kinh doanh chính hiện nay của Công ty, ngoài kinh
doanh dịch vụ du lịch, khách sạn, lữ hành, còn tập trung kinh doanh đại lý, mua bán phân bón, xăng dầu và các sản phẩm dầu khí. Với những biến động về giá cả xăng dầu và giá phân bón thay đổi như hiện nay sẽ gây ra những khó khăn nhất định trong việc quản lý, dự trù chi phí, chủ động nguồn cung cấp hàng hóa… cho Công ty. Ngoài ra, Công ty còn tham gia kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp để sản xuất nhiên liệu sinh học như sắn lát khô. Tuy nhiên, theo nhận định của Công ty, thị trường nông sản mang tính thời vụ và hiện nay đang trong giai đoạn suy thoái, giá bán giảm nhiều so với kỳ vọng.
Rủi ro về biến động nguồn nguyên liệu đầu vào: Hiệu quả hoạt động kinh doanh
mua bán sắn lát khô cũng phụ thuộc rất nhiều bởi yếu tố nguồn nguyên liệu đầu vào. Do Công ty phải ứng trước toàn bộ tiền cho đối tác trung gian thu gom sắn lát khô từ các hộ nông dân cho nên nguồn vốn bị chiếm dụng, hơn nữa nếu xảy ra mất mùa thì sẽ không đảm bảo được lượng sắn khô cần thiết để cung cấp cho các đối tác theo như các hợp đồng đã ký.
C
HƯƠNG III : PHÂN TÍCH NGÀNH DU LỊCH LỮ HÀNH 1. Đặc thù ngành :
Mang tính mùa vụ: các tour in-bound &out-bound : tập trung vào các tháng 9, tháng 10,
tháng 11; các tour nội địa tập trung vào các tháng còn lại, cao điểm là tết âm lịch và mùa hè.
Là ngành kinh tế tổng hợp có tính dịch vụ: nhiều bên cùng tham gia cung ứng sản phẩm, mỗi bên đều có tác động nhất định đến chất lượng sản phẩm trong quá trình sử dụng, vì vậy, một sản phẩm du lịch thành công sẽ có tác dụng tích cực liên ngành và ngược lại.
Mang tính vô hình và không đồng nhất : sản phẩm du lịch là không cụ thể và dễ dàng
bị sao chép, khách hàng không thể kiểm tra sản phẩm trước khi mua.
Mang tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng, tính mau hỏng và không dự trữ được.
1. Tốc độ tăng trưởng của ngành
Rất nhanh : năm 1990, du lịch mới bắt đầu manh nha, thế giới biết rất ít thông tin về du lịch Việt Nam. Chẳng hạn như địa danh Phan Thiết cũng nằm trong mẫu số chung đó. Từ hiện tượng nhật thực toàn phần năm 1995 ở Bình Thuận, thì thế giới biết nhiều hơn về Phan Thiết, du lịch ở Bình Thuận được phát triển mạnh. Và hiện nay, Bình Thuận đã trở thành thủ phủ của resort của Việt Nam.
2. Nguồn lực của ngành:
• Nội lực:
Nguồn nhân sự: dồi dào nhưng thiếu chuyên môn (kiến thức ,nghiệp vụ)
Nguồn vốn: chưa được sử dụng hợp lý,chưa đầu tư hiệu quả.
Cơ sở vật chất: được đầu tư nhưng chưa đúng mức.
• Ngoại lực:
Chính sách: nhà nước hiện có nhiều chính sách mở cho du lịch như giảm thuế,
chương trình quảng bá quốc gia, khuyến khích phát triển , đầu tư du lịch trong và ngoài nước….
Nhận được nhiều sự ủng hộ của các tổ chức thế giới: unesco ( hội an, mỹ sơn….)
Nhận được cảm tình của nhiều bạn bè, nhiều quốc gia thế giới nên đây là kênh
quảng bá ít tốn chi phí nhưng lại mang lại hiệu quả sâu rộng.
Xu hướng hội nhập văn hóa và kinh tế khiến nhu cầu của khách nước ngoài vào
Việt Nam tìm hiểu văn hóa rất nhiều: lượng khách du lịch tăng đột biến.
3. Năng lực sản xuất :
Vượt bậc, có khả năng tạo ra lợi nhuận lớn, có nhiều tiềm năng vì giải quyết được ra nhiều việc làm, tận dụng tối đa mọi nguồn lực. Có thể kết hợp liên hoàn nhiều ngành nghề cùng phát
triển. Đẩy mạnh các ngành truyền thống của Việt Nam: gốm, dệt, đan, thêu, mộc, sơn mài….
4. Sự cạnh tranh:
Vì du lịch là ngành tổng hợp, nên không có sự cạnh tranh bên ngoài ngành mà chỉ có cạnh tranh nội bộ ngành. Sự cạnh tranh nội bộ đang diễn ra rất khốc liệt do du lịch khó mở rộng thị trường vì sự trung thành của khách hàng cao (dựa vào khoản hoa hồng và chất lượng công ty); vì tính chất mùa dẫn đến nhu cầu du lịch k đồng đều trong một năm; vì đại bộ phận người dân có thu nhập bình quân chưa cao, kinh tế vẫn còn chịu ảnh hưởng của suy thoái, dẫn đến nhu cầu du lịch chưa tăng tốc mạnh mẽ làm cho việc khai phá thị trường mới trong thời điểm hiện tại là rất khó khăn.
5. Hạn chế của ngành:
• Do điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khác biệt và nhu cầu khác biệt nên chính sách
đầu tư về du lịch được phân bổ không đồng đều : Nha Trang-Phan Thiết-Đà Lạt-Đà Nẵng-Hà Nội được đầu tư mạnh, có khả năng đáp ứng được đủ nhu cầu của khách du lịch & loại hình du lịch tương đối đa dạng. Ngược lại: Ninh Chữ, Buôn Mê Thuột… thì lại thiếu cơ sở hạ tầng: nhà hàng, khách sạn… loại hình du lịch thiếu đa dạng và hấp dẫn.
• Thiếu cơ sở vật chất và đội ngũ hướng dẫn viên du lịch có chuyên môn nghiệp vụ,
dịch vụ du lịch kém, người dân bản địa không thể hiện được tinh thần hiếu khách, khiến cho các địa danh nổi tiếng như Động Phong nha, Vịnh Hạ Long là danh thắng đẹp không được đánh giá cao.
• Tài nguyên du lịch chưa được đầu tư đúng mức, nhiều thắng cảnh thiên nhiên đẹp
nhưng không được khai thác có hiệu quả, thiếu ngân sách vốn của chính phủ, người dân chưa được cập nhật kiến thức kinh doanh về du lịch, nguồn vốn tư nhân không được phân bổ hợp lý….dẫn đến việc chưa khai thác được nguồn lực tự nhiên và nguồn nhân lực trẻ.
• Cơ sở hạ tầng yếu và kém: giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không
chưa thực sự đạt hiệu quả như mong đợi. Hệ thống nhà hàng khách sạn đạt chuẩn quốc tế còn ít.
• Việc bảo tồn và phát huy sản phẩm du lịch hiện có mang nhiều yếu kém : Mỹ Sơn,
quả. Việc gìn giữ và tái tạo các di tích lịch sử, các kỳ quan thiên nhiên còn yếu kém.
• Do Việt Nam hiện là một nước đang phát triển, nên chưa chú trọng đến những nhu
cầu tế nhị và thiết thực của khách du lịch để hoàn thiện thành 1 hệ thống du lịch hoàn chỉnh từ vi mô : nhà vệ sinh, các hệ thống dịch vụ cộng thêm: chụp hình sân bay, hệ thống giá cả ổn định….
6. Thuận lợi và triển vọng của ngành:
• Du lịch là ngành đạt được hiệu quả kinh tế cao, được gọi là “ngành xuất khẩu vô
hình” đem lại nguồn ngoại tệ lớn
• Là ngành có sự tăng trưởng vượt bậc: số khách du lịch trên thế giới tăng từ 25 triệu
lượt người (năm 1950) lên 69 triệu lượt người (năm 1960) ; 160 triệu lượt người (năm 1970) ; 285 triệu lượt người (năm 1980); 450 triệu lượt người (năm 1991) ; 500 triệu lượt người (năm 1994); Tốc độ phát triển hàng năm của vùng đông nam
á, cao gấp 2 lần tốc độ tăng trưởng hàng năm của thế giới1
• Mang lại lợi ích vô hình: tác động đến tư duy, tâm trạng, hiệu quả hoạt động … của
con người.
• Mang lại nhiều tiềm năng vì Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp chưa
được khai thác hết
• nên du lịch là ngành đem lại lợi nhuận cao.
• Hiện nay nhà nước đang và sẽ thực hiện nhiều chính sách ưu đãi cho du lịch phát
triển, vì thông qua du lịch, có thể đánh giá về sự phát triển của quốc gia, thu hút và mở rộng đầu tư vào các ngành nghề khác.
• Du lịch là bộ mặt của quốc gia vì nó phản ánh văn hóa và con người của đất nước.
Là kênh quảng bá hình ảnh đất nước hiệu quả và có tác dụng lan truyền nhanh. Làm tăng chỉ số tín nhiệm và ưa thích của quốc gia.
• Du lịch đang trong giai đoạn đang phát triển, sẽ còn hướng tới sự hoàn thiện, phát
triển mạnh hơn trong tương lai.
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH DẦU KHÍ PHƯƠNG ĐÔNG
1. Đánh giá khái quát tình hình biến động tài sản và nguồn vốn
Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quát tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan. Kết quả phân tích này sẽ cho phép nhà quản lý, chủ doanh nghiệp thấy rõ được thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để phân tích khái quát tình hình tài chính của toàn doanh nghiệp ta cần thực hiện các nội dung sau:
Bảng 1 .1 : Bảng phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn năm 2009 và 2010 Đơn vị tính: triệu đồng
STT CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 % theo quy mô chung Chênh lệch
Tuyệt đối Tương đối 2008 2009 2010 08-09 09-10 08-09 09-10 TÀI SẢN
A TÀI SẢN NGẮN HẠN 154,037 138,807 20,674 50.4% 44.4% 11.1% (15,230) (118,133) -9.9% -85.1%
I Tiền và các khoản tương đương tiền 22,577 9,124 8,519 7.4% 2.9% 4.6% (13,452) (605) -59.6% -6.6% II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - 25,000 1,700 - 8.0% 0.9% 25,000 (23,300) - -93.2% III Các khoản phải thu ngắn hạn 85,362 70,085 6,572 27.9% 22.4% 3.5% (15,278) (63,513) -17.9% -90.6% IV Hàng tồn kho 41,818 31,729 1,798 13.7% 10.1% 1.0% (10,089) (29,931) -24.1% -94.3% V Tài sản ngắn hạn khác 4,280 2,869 2,085 1.4% 0.9% 1.1% (1,411) (784) -33.0% -27.3%
B TÀI SẢN DÀI HẠN 151,514 173,891 164,768 49.6% 55.6% 88.9% 22,377 (9,122) 14.8% -5.2%
I Tài sản cố định 138,611 154,692 150,656 45.4% 49.5% 81.2% 16,081 (4,037) 11.6% -2.6% II Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 12,173 12,173 12,173 4.0% 3.9% 6.6% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% III Tài sản dài hạn khác 730 7,026 1,940 0.2% 2.2% 1.0% 6,296 (5,086) 862.3% -72.4%
TỔNG TÀI SẢN 305,550 312,698 185,442 100% 100% 100% 7,147 (127,255) 2.3% -40.7% NGUỒN VỐN A NỢ PHẢI TRẢ 757,718 645,386 67,728 83.2% 87.4% 36.5% (112,332) (577,658) -14.8% -89.5% I Nợ ngắn hạn 684,798 572,355 68,479 75.2% 77.5% 36.9% (112,443) (503,877) -16.4% -88.0% II Nợ dài hạn 72,920 73,030 (750) 8.0% 9.9% -0.4% 111 (73,781) 0.2% -101.0% B NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 153,164 93,314 117,714 16.8% 12.6% 63.5% (59,850) 24,401 -39.1% 26.1% I Vốn chủ sở hữu 152,912 93,162 117,714 16.8% 12.6% 63.5% (59,750) 24,552 -39.1% 26.4% II Nguồn kinh phí và quỹ khác 252 152 - 0.03% 0.02% - (100) (152) -39.8% -100.0%
TỔNG NGUỒN VỐN 910,882 738,699 185,442 100% 100% 100% (172,183) (553,257) -18.9% -74.9%
1. Phân tích tình hình biến động tài sản
Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy tổng tài sản của doanh nghiệp năm 2009 tăng so với năm 2008 là 7.147 triệu đồng, tức là tăng 2,3%, nhưng năm 2010 so với năm 2009 thì lại giảm 127.255 triệu đồng, tức là giảm 40,7%. Trong đó:
Biểu đồ 1 .1: Tài sản PDC qua các năm
Biểu đồ 1 .2 : Tài sản ngắn hạn của công ty PDC
• Giai đoạn 2008 – 2009:
Vào thời điểm đầu năm tài sản ngắn hạn có giá trị là 154.037 triệu đồng, đến thời điểm cuối năm tài sản ngắn hạn giảm xuống còn 138.807 triệu đồng. Như vậy, so với đầu năm thì tài sản ngắn hạn đã giảm 15.230 triệu đồng, tức là giảm 9,9%. Nguyên nhân của sự biến động này
là do vốn bằng tiền của doanh nghiệp giảm 13.452 triệu đồng (giảm 59,6% so với đầu năm) do năm 2008 trong khoản mục tiền có chứa một lượng tiền đang chuyển khá lớn có giá trị 20.000 triệu đồng, ngoài ra còn do giảm giá trị các khoản phải thu ngắn hạn 15.278 triệu đồng, tương ứng là giảm 17,9%; giá trị hàng tồn kho cũng giảm 10.089 triệu đồng (giảm 24,1% so với đầu năm) và giảm các tài sản ngắn hạn khác mà chủ yếu là các khoản tạm ứng. Nếu kết hợp phân tích theo chiều dọc ta thấy tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trong tổng tài sản cuối năm giảm 6% (44,4% - 50,4%), do có sự giảm nhẹ trong tỷ trọng của hàng tồn kho, khoản phải thu và các tài sản ngắn hạn khác.
• Giai đoạn 2009 – 2010:
Trong giai đoạn này, toàn bộ giá trị tài sản ngắn hạn giảm rõ rệt từ 138.807 triệu đồng xuống còn 20.674 triệu đồng, tức là giảm 85,1% so với đầu năm. Nguyên nhân của sự biến động này chủ yếu là do có sự giảm mạnh trong tỷ trọng của hàng tồn kho giảm 18,4%(3,5% - 22,4%), ngoài ra còn do giảm các khoản phải thu và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
Kết Luận:
Qua toàn bộ quá trình phân tích đã thể hiện trong khi qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên nhưng công ty vẫn giảm được mức tồn đọng tài sản lưu động bằng cách đẩy nhanh quá trình thu hồi các khoản phải thu, giảm hàng tồn kho nhằm giảm bớt chi phí. Ngoài ra việc tăng đầu tư ngắn hạn chứng tỏ doanh nghiệp đang mở rộng hoạt động đầu tư, các khoản này sẽ tạo nguồn lợi tức trong ngắn hạn cho doanh nghiệp. Như vậy đây là biểu hiện tích cực về chuyển biến tài sản lưu động trong kỳ góp phần hạn chế những ứ đọng vốn, giảm bớt lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng, tiết kiệm vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Biểu đồ 1.3 : Tài sản dài hạn
Xét giai đoạn 2009 – 2010:
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn đầu năm giảm so với cuối năm là 9.122 triệu đồng, tức là giảm 5,2%, nhưng xét về mặt tỷ trọng trong tổng tài sản thì tăng đến 33,3%% (88,9% - 55,6%), trong đó tài sản cố định chiếm 81,2%; các khoản đầu tư tài chính dài hạn không tăng so với năm trước nhưng về mặt tỷ trọng chiếm 6,6% tổn tài sản (tăng 2,7% so với đầu năm), ngoài ra chi phí xây dựng cơ bản dở dang cũng tăng từ 780 triệu đồng lên 2.822 triệu đồng (tăng 2.042 triệu đồng so với đầu năm). Xét về mặt kết cấu thì tỷ trọng của hầu hết các khoản mục trong tài sản dài hạn đều tăng, trừ chi phí xây dựng cơ bảng dở dang tỷ trọng giảm 1,26%