Tình hình hoạtđộng XK hàng thủ công mỹ nghệ thời gian qua

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu và các giải pháp gia tăng kim ngạch xuất khẩu của HTX Thái Dương (Trang 45 - 71)

2.4.1.Diễn biến ngành hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam thời gian qua

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt Nam, và được xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác, đã đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đồng thời có một vai trò quan trọng trong giải quyết một số vấn đề kinh tế xã hội tại nông thôn. Là mặt hàng có mức độ tăng trưởng khá cao trong những năm qua,bình quân khoảng 20% trên 1 năm, với kim ngạch xuất khẩu 300 triệu USD trong năm 2004 và đạt hơn 750 triệu USD vào năm 2007, dự kiến sẽ đạt 2 tỷ USD vào năm 2012. Thị trường xuất khẩu TCMN của nước ta ngoài các nước chủ yếu như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan... Hiện đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, cũng là mặt hàng có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu rất lớn.

Mặc dù ngành thủ công mỹ nghệ có kim ngạch xuất khẩu không cao so sánh nhiều mặt hàng xuất khẩu khác, nhưng hàng mỹ nghệ lại mang về cho đất nước thực thu ngoại tệ có một tỷ trọng rất cao trong kim ngạch xuất khẩu của mình. So với một số mặt hàng khác như may mặc, gỗ và giày da do nguyên liệu đều phải nhập khẩu từ nước ngoài giá trị gia tăng của các ngành này chủ yếu là chi phí gia công và khấu hao máy móc thiết bị, cho nên giá trị thực thu ngoại tệ mang về cho đất nước chỉ chiếm một tỷ trọng từ 5-20% trong tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu.

Nhưng đối với hàng thủ công mỹ nghệ do sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước đặc biệt là các nguồn nguyên vật liệu, được thu lượm từ phế liệu và thứ liệu của nông lâm sản, chẳng những mang lại hiệu quả từ thực thu giá trị ngoại tệ rất cao, có những mặt hàng TCMN hầu như đạt 100% giá trị xuất khẩu, còn lại cũng đạt trên 80% giá trị kim ngạch xuất khẩu, đồng thời xuất khẩu hàng TCMN đã giúp xã hội thu hồi một bộ phận chất thải nôngnghiệp sau chế biến và thu hoạch, đã biến phế liệu trở thành những sản phẩm xuất khẩu, góp phần tích cực cho việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế đất nước.

Tuy nhiên mức độ phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ vẫn còn hạn chế so với tiềm năng của nó: đặc biệt những năm gần đây doanh thu xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ mặc dù có tăng trưởng nhưng vẫn không đạt được chỉ tiêu đề ra, ngoài một số mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ, các mặt hàng TCMN còn lại đã bộc lộ nhiều điểm yếu. Mẫu mã sản phẩm chậm cải tiến, thiếu mặt hàng mới, kiểu dáng sản phẩm không theo kịp tập quán và thói quen tiêu dùng của thị trường xuất khẩu, sản phẩm không dự đoán được những biến đổi khí hậu của từng địa phương. Sản phẩm thiếu đồng bộ, tính hoàn thiện sản phẩm còn thấp, công dụng không rõ nét, độ an toàn chưa được chú ý, bao bì không hấp dẫn... đặc biệt là thiếu sản phẩm được thiết kế kiểu dáng sáng tạo từ đơn vị trực tiếp sản xuất, chi phí giá thành sản phẩm vẫn còn cao, làm giảm đi khả năng cạnh tranh của hàng hoá. Những mặt hàng được sản xuất mang đặc tính và tượng trưng của từng địa phương còn hạn chế, chưa gây được ấn tượng mạnh cho người tiêu dùng và các nhà phân phối.

Mặc dù có trên 200 làng nghề, 1,4 triệu lao động và 1000 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng TCMN, nhưng đa số vẫn là các đơn vị vừa và nhỏ, quy mô sản xuất manh mún, nhà xưởng sản xuất còn thiếu và máy móc thiết bị phụ trợ sản xuất còn đơn sơ, lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu của những đơn hàng lớn, hoặc khi có đơn hàng lớn lại gặp phải thiếu nguyên liệu, thiếu lao động, phải huy động các

cơ sở gia công riêng lẻ, dẫn đến chất lượng hàng hoá không ổn định, hoặc thời gian giao hàng kéo dài không đảm bảo được thời gian hợp đồng.

Sự liên kết giữa các nhà sản xuất và kinh doanh còn hạn chế, thiếu chiến lược cộng tác lâu dài. Hợp tác giữa nhà sản xuất và nhà sản xuất không được quan tâm, thiếu tin cậy lẫn nhau: tranh mua tranh bán, làm giảm hiệu quả kinh doanh, chưa phát huy được thế mạnh của cộng đông. Lực lượng lao động thiếu ổn định do thu nhập của ngành mỹ nghệ còn thấp so với các ngành khác. Lao động sau đào tạo nghỉ việc tự lập cơ sở sản xuất hoặc chuyển qua các ngành có thu nhập cao, làm cho đơn vị sản xuất TCMN thường gặp khó khăn về lao động có tay nghệ.

Các đơn vị sản xuất nhỏ thường thiếu thông tin, thiếu vốn, khả năng tiếp thị và xúc tiến thương mại rất hạn chế, hàng hoá nhiều lúc phải bán qua nhiều trung gian, làm cho giá bán thấp, sản xuất thiếu hiệu quả, không có khả năng đầu tư mở rộng nhà xưởng, mua sắm trang bị và cải tiến máy móc thiết bị, hạn chế việc phát triển và nâng cao chất lượng lẫn số lượng sản phẩm.

2.4.2. Những bài học thực tiễn rút ra trong quá trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam

Do ảnh hưởng của các mặt tồn tại trên, đã và đang làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủ công mỹ nghệ của nước ta so với các nước khác trong khu vực. Để mở rộng thị trường xuất khẩu đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ phát triển bền vững hướng tới mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD hàng thủ công mỹ nghệ vào năm 2012 chúng ta cần quan tâm và học hỏi rút ra những bài học kinh nghiệm từ những thất bại: - Các đơn vị sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nên chủ động liên kết lại xây dựng làng nghề hoặc cụm sản xuất thủ công mỹ nghệ. Mỗi cụm hay làng nghề có thể do 5- 10 doanh nghiệp cộng tác thành lập, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh như chia sẻ các hợp đồng lớn hoặc phân công phân khúc sản xuất. Tận dụng và phát huy hết công năng cơ sở vật chất và năng suất của máy móc thiết bị tại các đơn vị. Bổ sung lẫn nhau và ổn định việc làm cho lực lượng lao động. Thông qua cụm sản

xuất hoặc làng nghề để phô trương khả năng sản xuất, nâng tính phong phú đa dạng sản phẩm thu hút sự quan tâm và lòng tin của người mua hàng.

- Tăng cường việc kiểm tra chất lượng sản phẩm khi sản xuất, để đảm bảo tính đồng nhất và ổn định chất lượng sản phẩm, đồng thời khắc phục những sản phẩm có khuyết điểm, để hoàn thiện sản phẩm đảm bảo về tính thẩm mỹ, tính an toàn khi sử dụng, xây dựng lại niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm mỹ nghệ của mình. - Tăng cường công tác thu thập thông tin bằng nhiều hình thức để đảm bảo nắm bắt những nhu cầu, tập quán và phong tục của từng địa phương, cũng như các chính sách quy định về tiêu chuẩn nhập khẩu thiết kế sản xuất sản phẩm thích hợp để xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu.

- Hội cần phát động và xây dựng phong trào thiết kế sáng tạo kiểu dáng sản phẩm bằng các giải thưởng trong giới doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, cũng như các nghệ nhân, sinh viên học sinh để bổ sung mẫu mã sản phẩm mới cho ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam được đa dạng hoá và phong phú thêm.

- Bố trí lại sản xuất, xây dựng quy trình sản xuất cho từng loại sản phẩm để tăng năng suất lao động, để giảm giá thành sản phẩm, và đảm bảo tiến độ giao hàng.

- Tăng cường vai trò của hiệp hội ngành nghề, của ban khuyến nông, sở công thương trong việc là cầu nối, diễn đàn trao đổi các kinh nghiệm, liên kết, tăng cường giao lưu phổ biến khoa học, kỹ thuật; cung cấp các thông tin thị trường các cơ hội làm ăn. Các tổ chức đó cũng đóng vai trò là “tiếng nói” của các tổ chức sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ để đề xuất với các cơ quan chức năng các giải pháp nhằm thúc đẩy ngành phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA HTX THÁI DƯƠNG

3.1.Ngành nghề kinh doanh của HTX Thái Dương và những vấn đề đặc thù của ngành hàng.

3.1.1.Ngành nghề kinh doanh của HTX Thái Dương

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt Nam và được xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác, đã đóng góp tích cực vào kim ngạch của cả nước, đồng thời có một vai trò quan trọng trong giải quyết một số vấn đề kinh tế xã hội tại nông thôn.

Phát huy truyền thống đó, từ khi thành lập đến nay HTX Thái Dương đã sản xuất và góp phần giới thiệu hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam đến nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, HTX Thái Dương đã có hơn 300 công nhân lành nghề với bàn tay khéo léo và óc sáng tạo cho ra đời những sản phẩm gốm mỹ nghệ ngày càng độc đáo hơn chiếm 5 trên 10 tiểu ngành, cụ thể như sau:

- Gốm sứ: Thú, tượng, Chậu bằng đất đỏ, Bình trang trí trong

nhà, Chậu trang trí ngoài trời có tráng men, Chân đèn cầy, Chậu trang trí trong nhà, Bộ sưu tập

- Hàng liễu gai (mây tre): Bàn, Ghế, Giở, Sọt, Khay

- Hàng tráng kẽm: Bình tưới, Chậu

- Hàng nhựa:

- Hàng chất liệu resin:

3.1.2.Những vấn để đặc thù của ngành hàng.

- Hàng thủ công mỹ nghệ không liệt vào các loại hàng thiết yếu. Song đời sống và dân trí càng cao thì nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng nhìều..

- Đặc thù của hàng thủ công mỹ nghệ là có truyền thống lâu đời, trải rộng trên nhiều địa phương và được làm chủ yếu bằng tay hoặc bán thủ công.

- Quy mô sản xuất khó có thể mở rộng, nhanh lên gấp nhiều lần và vẫn sản xuất theo kiểu nhận đơn đặt hàng bị động.

- Mô hình sản xuất chủ yếu dưới dạng các cá nhân, nghệ nhân hoặc hộ gia đình có truyền thống làm nghề; trong giai đoạn hiện tại còn có sự liên kết giữa các cá thể trên theo mô hình hợp tác xã (chẳng hạn như Thái Dương).

- Thủ công mỹ nghệ là một ngành được đánh giá có giá trị xuất khẩu gia tăng cao do tận dụng được lợi thế từ nguồn nguyên liệu và nhân lực gần như toàn bộ từ trong nước.

- Mẫu mã của hàng thủ công mỹ nghệ gần như không thay đổi trong 10 năm qua. Các doanh nghiệp vẫn phụ thuộc mẫu đi kèm trong hợp đồng có sẵn của khách hàng mà không mạnh dạn thiết kế, đa dạng hóa sản phẩm. "Vì đặc trưng của sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ là mỗi mẫu sản phẩm có một quy trình nhất định, nếu thay đổi sẽ phải thay đổi cả quy trình, tốn kém và mất nhiều thời gian .

- Hàng thủ công mỹ nghệ vừa mang tính mỹ nghệ vừa mang tính mỹ thuật. Mỹ nghệ thể hiện nền văn hóa dân tộc, vừa có giá trị sử dụng. Hơn thế nữa là hàng thủ công mỹ nghệ mang những nét đặc trưng riêng cho mỗi dân tộc mà nước khác có nhu cầu sử dụng trao đổi

- Trong mậu dịch quốc tế hàng thủ công mỹ nghệ không chiếm tỷ trọng lớn. Nhưng nó giao thương với tất cả các nước trên thế giới, không nước nào không có hàng thủ công mỹ nghệ trong danh mục kim ngạch xuất khẩu.

3.2.Thực trạng hoạt động XK mặt hàng thủ công mỹ nghệ của HTX Thái Dương

3.2.1. Đặc điểm mặt hàng xuất khẩu của HTX Thái Dương

(Xem thêm phụ lục 1về các mẫu mã sản phẩm)

Được thành lập và tọa lạc tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai là nơi giàu truyền thống về nghề gốm mỹ nghệ từ rất lâu đời, HTX Thái Dương đã cho ra đời gần 100 mặt hàng các loại phong phú về mẫu mã, kiểu dáng, công năng được nhiều khách hàng quốc tế yêu thích, có thể liệt kê một số đặc điểm của mặt hàng xuất khẩu của HTX Thái Dương như sau:

- Phong phú về mẫu mã, chủng loại độc đáo về mầu sắc kiểu dáng và không ngừng được sáng tạo thêm các chủng loại mới, ngành hàng mới; ví dụ như mặt hàng chất liệu resin và nhựa.

- Sản xuất mang tính bán thủ công, nghệ nhân và mỹ thuật (mỗi sản phẩm như một tác phẩm làm bằng tay) chiếm tới 65% công đoạn hình thành thành phẩm, do vậy chất lượng sản phẩm không đồng đều và khó có thể tăng sản lượng lên đột biến. Khi vào mùa vụ hoặc có đơn hàng lớn, HTX Thái Dương đã thuê thêm nhân công thời vụ để tăng cường quy mô sản xuất, nhưng lại phải đối mặt với việc tay nghề của các nhân công thày thấp dẫn tới chát lượng sản phẩm bị giảm sút.

- Sản phẩm mang đậm chất văn hóa dân gian của các miền quê Việt Nam, do vậy tạo nên một nét riêng về văn hóa con người vì thế có được sự khác biệt rất lớn để tạo lợi thế cạnh tranh và hấp dẫn khách hàng vì cái mới, lạ, ngộ nghĩnh; về việc tìm hiểu văn hóa, con người Việt Nam.

- Tận dụng được các nguồn nguyên liệu thô dồi dào như mây, tre, cói, rơm, đất sét … với giá thành rất rẻ; tuy nhiên trong thời gian gần đây các nguồn nguyên liệu này ngày càng trở nên khan hiếm. Hơn nữa các nguồn nguyên liệu không được tổ chức bài bản và thu gom lòng vong qua nhiều khâu đã làm đội chi phí và giảm nhiều tính chủ động. HTX Thái Dương hiện tại đã phải nhập khẩu một phần nhỏ tre từ Trung Quốc và mây từ Lào, Campuchia và In-đô-nê-xi-a.

3.2.2.Phân tích hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ

Trên địa bàn hoạt động của HTX Thái Dương, Tp.Biên Hòa có khoảng gần 100 cơ sở ngành thủ công mỹ nghệ với gần 3.500 lao động, mặt hàng chủ yếu là xuất sang thị trường Châu Âu một số xuất trực tiếp còn lại đa số các doanh nghiệp không xuất trực tiếp mà phải qua ủy thác cho các công ty ở TP.HCM. Hiện có khoảng 07 Công ty, 33 doanh nghiệp và một số hộ cá thể chủ yếu làm gốm mộc, tập trung ở các phường Bửu Hòa, Tân Vạn, xã Hóa An và Tân Hạnh.

Tình hình tiêu thụ sản phẩm ngành thủ công mỹ nghệ giảm do ảnh hưởng biến động thị trường Châu Âu, cạnh tranh trong khu vực Châu Á (chủ yếu là Trung Quốc), mặt khác giá nguyên vật liệu đầu vào tăng làm ảnh hưởng giá thành sản phẩm dẫn đến nhiều hợp đồng xuất khẩu không ký được chỉ sản xuất cầm chừng tiêu thụ nội địa. Để phù hợp với thị trường HTX Thái Dương luôn luôn thay đổi kiểu dáng, mẫu mã, chuyển đổi công nghệ nung gas, dầu để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và khắc phục ô nhiễm môi trường.

3.2.2.1. Phân tích tình hình xuất khẩu

a) Phân tích tình hình xuất khẩu theo kim ngạch

Nhằm hiểu rõ hơn về tình hình xuất khẩu theo kim ngạch tôi đã sử dụng phương pháp tính toán nội suy từ các dữ liệu quá khứ về kim ngạch và tỷ giá để tính toán, ước lượng cho năm 2011 và 2012 như bảng dưới đây.

Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu HTX Thái Dương qua các năm

Năm Kim ngạnh xuất khẩu (VNĐ) Tỷ lệ % năm sau so trước Tỷ lệ % so kỳ gốc 2007 Tỷ lệ % so kỳ gốc điều chỉnh tỷ giá Ghi chú

2007 11,049,546,750 n/a n/a n/a Giả định 2007 là kỳ gốc, tỷ giá 16,000.00

2008 13,366,810,101 20.97 20.97 17.31 Tỷ giá USD 31/12/2008 16,500.00

2009 10,449,559,833 -21.82 -5.43 -10.47 Tỷ giá USD 1/12/2009 16,900.00

2010 12,056,944,822 15.38 9.12 -7.63 Tỷ giá USD 31/12/2010 18,900.00

2011F 16,486,897,211 36.74 49.21 14.23 Dự báo Tỷ giá USD 31/12/2011 20,900.00

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu và các giải pháp gia tăng kim ngạch xuất khẩu của HTX Thái Dương (Trang 45 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w