TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH potx (Trang 42 - 46)

1. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

a. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức

- Đạo đức là gốc của người cách mạng

+ Đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối

Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân" (Sửa đổi lối làm việc)

+ Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh trăn trở với nguy cơ xa rời cuộc sống, xa rời quần chúng, rơi vào thoái hóa biến chất của Đảng. Vì vậy, Người yêu cầu Đảng phải là đạo đức, là văn minh.

"Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân" (Di chúc)

+ Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm thước đo. Do vậy, Người luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức với tài, lời nói đi đôi với việc làm…

- Đạo đức là nhân tố tạo lên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội: Sức hấp dẫn của CNXH trước hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản ưu tú…

b. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng

- Trung với nước, hiếu với dân

Nội dung chủ yếu của trung với nước là:

+ Đặt lợi ích của đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết. + Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu của cách mạng.

+ Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Nội dung của hiếu với dân là:

+ Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân.

+ Tin dân, lắng nghe dân, học dân, tổ chức vận động nhân dân cùng thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

+ Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

+ Cần là lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của con người.

+ Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của nhân dân, của đất nước, của bản thân mình. Tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to; “Không xa sỉ, không hoang phí, không bừa bãi,”

+ Liêm là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân; không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà nước, của nhân dân”. Phải trong sạch,

không tham lam địa vị, tiền của, danh tiếng, sung sướng. Không tâng bốc mình. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ.

+ Chính là không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Đối với mình, với người, với việc.

+ Chí công vô tư, là công bằng công tâm, không thiên tư, thiên vị; làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lợi ích của cách mạng, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Chí công vô tư là nêu cao chủ nghĩa tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân.

- Thương yêu con người, sống có tình nghĩa.

+ Tình yêu rộng lớn dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức, bóc lột.

+ Yêu thương con người đòi hỏi mỗi người phải luôn luôn nghiêm khắc với mình, rộng rãi, độ lượng với người khác, phải có thái độ tôn trong con người, biết cách nâng con người lên chứ không phải hạ thấp vùi dập con người.

+ Yêu thương con người, theo Hồ Chí Minh, còn được thể hiện qua việc đối xử, có thái độ khoan dung, độ lượng với những người có sai lầm khuyết điểm, kể cả với những người lầm đường lạc lối, đã hối cải, với cả những kẻ thù đã bị thương, bị bắt hoặc đã quy hàng.

+ Tình yêu thương con người còn là tình yêu bạn bè, đồng chí, có thái độ tôn trọng con người, điều này có ý nghĩa đối với người lãnh đạo.

- Tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung

Đó là tinh thần quốc tế vô sản, bốn phương vô sản đều là anh em. Đó là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước. Đó là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội. Sự đoàn kết là nhằm vào mục tiêu lớn của thời đại hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

c. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới

- Nói đi đôi với làm, phải nêu gương vềđạo đức.

+ Nói đi đôi với làm, Hồ Chí Minh coi đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xây dựng một nền đạo đức mới. Nó đối lập hoàn toàn với thói đạo đức giả của giai cấp bóc lột, nói một đằng làm một nẻo, thậm chí nói mà không làm.

+ Nêu gương về đạo đức là một nét đẹp của truyền thống văn hóa phương Đông. Nói đi đôi với làm phải gắn liền với nêu gương về đạo đức.

+ Hồ Chí Minh cho rằng, hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác, trong việc xây dựng một nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng phải đặc biệt chú trọng “đạo làm gương”.

+ Để xây dựng một nền đạo đức mới, cần phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống.

+ Xây dựng đạo đức mới, đạo đức cách mạng trước hết phải được tiến hành bằng việc giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới.

+ Xây phải đi đôi với chống, với việc loại bỏ cái sai, cái xấu, cái vô đạo đức trong đời sống hàng ngày.

- Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.

+ Một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở sự tự giác tu dưỡng đạo đức của mỗi người.

+ Đạo đức cách mạng đòi hỏi mỗi người tự giác rèn luyện thông qua hoạt động thực tiễn, trong công việc, trong các mối quan hệ của mình phải nhìn thẳng vào mình không tự lừa dối; phải thấy rõ cái hay cái tốt, cái thiện của mình để phát huy và thấy rõ cái dở, cái xấu, cái ác của mình để khắc phục; phải kiên trì rèn luyện, tu dưỡng suốt đời như công việc rửa mặt hàng ngày.

2. Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

a. Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

- Xác định đúng vị trí, vai trò của đạo đức đối với cá nhân

Đạo đức là yếu tố cơ bản của nhân cách tạo nên giá trị của con người - Kiên trì tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh

+ Yêu Tổ quốc + Yêu nhân dân

+ Yêu chủ nghĩa xã hội + Yêu lao động

+ Yêu khoa học và kỷ luật

b. Nội dung học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

- Thực trạng đạo đức lối sống trong sinh viên hiện nay

Một bộ phận sinh viên phai nhạt niềm tin, lý tưởng, mật phương hướng phấn đấu, không có chí lập thân, lập nghiệp; chạy theo lối sống thực dụng, sống thử, sống dựa dẫm, thiếu trách nhiệm, thờ ơ với gia đình và xã hội; thiếu trung thực, gian lận trong thi cử, chạy điểm, chạy trường, mua bằng cấp…

- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

+ Học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

+ Học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.

+ Học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con người.

- Học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy đểđạt được mục đích cuộc sống.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH potx (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)