CHƯƠNG 2 U TI IN LC CU GI Y-CÔNG TY IN LC TP HÀN IỆ ỰỘ

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (Trang 29 - 81)

NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI ĐIỆN LỰC CẦU GIẤY-CÔNG TY ĐIỆN

2.1- Đặc điểm tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty điện lực hà nội.

2.1.1- Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Điện lực Hà Nội

Công ty Điện lực Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam- Bộ công nghiệp, có trụ sở đóng tại 69 Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm- Hà Nội.

Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể tóm lược một số nét cơ bản sau:

Tổ chức tiền thân của Công ty Điện lực TP Hà Nội là Nhà máy đèn Bờ Hồ, do thực dân Pháp xây dựng năm 1892 sau khi xâm chiếm toàn bộ nước ta, với vốn đầu tư ban đầu là 3 triệu Frăng.

Năm 1954 chính quyền cách mạng tiếp nhận nhà máy từ tay thực dân Pháp.

Năm 1960 Nghị quyết Đại Hội Đảng lần thứ ba đã chỉ rõ: “… Để phát triển các nghành kinh tế khác thì cần phải phát triển điện lực trước một bước”. Vì vậy, trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất nhiều nhà máy nhiệt điện được xây dựng và đi vào sử dụng và song song với nó các trạm cao thế 110KV được đưa vào vận hành. Lúc này, Nhà máy đèn Bờ Hồ được đổi tên thành Sở quản lý và phân phối điện khu vực I. Sở được giao quản lý trạm 110KV Đông Anh và phần lớn đường dây 110KV. Tính đến cuối năm 1964 sản lượng điện thương phẩm đã đạt được 251,5 KWh (riêng khu vực Hà Nội là 82,5 triệu KWh) gấp 12 lần sơ với năm 1954.

Đến năm1980 Sở quản lý và phân phối điện I được đổi tên thành Sở Điện lực Hà Nội. Năm 1980 Sở Điện lực Hà Nội được củng cố một bứơc về tổ chức sản xuấtm các trạm 110KV tách khỏi Sở để thành lập Sở truyền tải. Phân xưởng Diezel tách ra thành lập Nhà máy Diezel. Bộ phận đèn đường tách ra trở thành Xí nghiệp đèn công cộng trực thuộc Thành phố quản lý. Nhiệm vụ của Sở Điện lực Hà Nội lúc này là:

- Quản lý vận hành lưới điện 35KV trở xuống. - Kinh doanh phân phối điện.

- Làm chủ đầu tư các công trình phát triển lưới điện

Từ năm 1984, lưới điện Hà Nội bắt đầu được cải tạo với quy mô lớn nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô. Tuy nhiên, do nguồn điện còn nhiều khó khăn nên việc cấp điện cho Hà Nội vẫn không ổn định, chưa thoả mãn được nhu cầu sản xuất và kinh doanh của nhân dân Thủ đô. Cuối năm 1984, điện năng thương phẩm đạt 604,8 triệu KWh (khu vực Hà Nội 273,4 triệu KWh) tăng 26,8 lần so với nam 1954 và lưới điện đã phát triển tới 3.646,58km đường dây cao, hạ thế.

Năm 1989, các tổ máy của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình lần lượt đưa vào hoạt động, nguồn điện của Thủ đô dần được đảm bảo. Do việc cải tạo lưới điện theo sơ đồ của Liên Xô chỉ mới đề cập đến việc cải tạo l ưới điện trung thế nên lưới phân phối hạ thế còn nhiều nhược điểm : tổn thất cao, sự cố nhiều. Được sự đồng ý của Bộ Năng lượng, Sở Điện lực Hà Nội đã tiến hành cải tạo lưới điện hạ thế đảm bảo cho việc cấp điện ổn định, giảm tỷ lệ tổn thất.

Từ năm 1991, được sự giúp đỡ của Chính Phủ Thuỵ Điển thông qua tổ chức SIDA, Sở Điện lực Hà Nội đã tiến hành triển khai 5 dự án theo chương trình cải tạo và nâng cấp lưới điện Hà Nội.

Đến tháng 4-1995 Sở Điện lực Hà Nội được đổi tên thành Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội, Công ty Điện lực TP Hà Nội đã mở rộng ra 9 quận, huyện của thành phố và đã khắc phục mọi khó khăn để cung cấp điện năng đầy đủ, ổn định phục vụ cho sản xuất kinh doanh và đời sống các tầng lớp nhân dân trên toàn Thành phố Hà Nội.

Năm 1997 để phục vụ cho công việc đổi mới và quy hoạch đô thị, công ty Điện lực TP Hà Nội thành lập mới thêm 2 Điện lực nội thành là Điện lực Thanh Xuân và Điện lực Tây Hồ. Và đến năm 2007 tiếp tục thành lập thêm hai điện lực mới nữa là Điện lực Hoàng Mai và Điện lực Long Biên để phục vụ tốt điện năng cho sinh hoạt và sản xuất.

2.1.2- Chức năng, nhiệm vụ hoạt động của Công ty.

Công ty Điện lực Hà Nội có phạm vi hoạt động là khu vực Hà Nội và vùng phụ cận, bao gồm : 9 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành.

2.1.2.1- Chức năng của Công ty:

- Tổ chức kinh doanh và vận hành lưới điện. - Khảo sát điện và sửa chữa các thiết bị điện - Xây lắp điện

- Sản xuất phụ kiện và thiết bị điện - Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị điện

- Tổ chức và hoàn thiện hệ thống kinh doanh truyền tải và phân phối điện năng trên khu vực Hà Nội, thực hiện nghĩa vụ thu nộp tiền điện cho Tổng công ty và ngân sách Nhà nứơc. Thực hiện các dịch vụ liên quan đến nghành điện.

2.1.2.2- Nhiệm vụ của Công ty.

Để thực hiện tốt các chức năng trên Công ty đã đề ra các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Tổ chức tốt công tác kế hoạch hoá:

+ Lập kế hoạch cải tạo, nâng cấp và phát triển lưới điện trong địa bàn + Lập kế hoạch mua bán điện năng thương phẩm, kế hoạch cung ứng điện cho các thành phần kinh tế địa phương.

- Quản lý chặt chẽ khách hàng điện năng thương phẩm - Tổ chức công tác cán bộ, lao động tiền lương và đào tạo.

- Tổ chức tốt công tác quản lý lưới điện trong thành phố, giảm thiểu thất thoát.

- Tổ chức tốt công tác phát triển điện nông thôn.

- Phấn đấu giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, đặc biệt là chi phí trong quản lý sản xuất, vận hành điện.

- Quản lý và vận hành các thiết bị truyền tải cao, trung và hạ áp, bảo đảm cung cấp điện đầy đủ ( lưới điện phủ khắp các ngõ phố trong nội thành và các khu vực phụ cận), ổn định (điện áp ổn định, ít dao động), liên tục (cung cấp 24/24 giờ) với chất lượng cao, thực hiện tốt kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm do ngành đề ra.

- Xây dựng phương án quy hoạch và phát triển lưới điện cao, trung và hạ áp cho các thời kỳ. Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch bảo dưỡng các thiết bị điện nhằm ngày càng hoàn thiện lưới điện Hà Nội.

2.1.3- Đặc điểm hoạt động sản xuất- kinh doanh.

Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội là một công ty hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam.

Điện lực là một ngành sản xuất công nghiệp then chốt của nền kinh tế quốc dân, tất cả mọi ngành sản xuất đều cần có điện mói hoạt động được. Chính vì vậy, sản xuất điện phải đi trước các ngành kinh tế khác một bước; yêu cầu cung cấp điện đầy đủ, ổn định, liên tục và an toàn được đặt lên hàng đầu. sản phẩm điện có điểm đặc biệt là nó không mang hình thái hiện vật như sản phẩm của các ngành công nghiệp khác mà là sản phẩm dưới dạng năng lượng. Quy trình sản xuất vừa mang tính chất của ngành khai thác (thuỷ điện), vừa mang tính chất của ngành công nghiệp chế biến (từ than, dầu). Quy trình sản xuất từ thuỷ điện, nhiệt điện…có khác nhau nhưng đều cho một sản phẩm điện đồng nhất, không nhiều dạng sản phẩm như các ngành khác.

Quy trình công nghệ kỹ thuật của doanh nghiệp Điện lực hoàn chỉnh bao gồm đầy đủ các khâu: Phát điện, truyền tải và phân phối điện, đây là một quá trình khép kín có tác động qua lại trực tiếp với nhau. Thời gian sản xuất ra điện, truyền tải điện (quá trình vận chuyển sản phẩm ) và tiêu dùng điện cùng xảy ra đồng thời. Ngành điện không có sản phẩm tồn kho, không có bán thành phẩm và sản phẩm dở dang cũng như không có trường hợp hàng đã bán bị trả lại (đối với sản phẩm điện) như các ngành sản xuất khác. Vì vậy, việc tiêu dùng điện có ảnh hưởng chặt chẽ đến sản xuất điện. Hơn nữa việc tiêu

dùng điện cũng hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật và tự trang bị, đầu tư của ngành điện, người sử dụng điện không làm chủ được sản phẩm mà mình đã mua và phụ thuộc vào sự điều hành sản xuất, truyền tải và phân phối điện của người bán.

Việc sản xuất điện được giao cho các nhà máy điện đảm nhận. Sản phẩm của các nhà máy điện là sản lượng điện đã sản xuất ra trừ đi lượng điện dùng để sản xuất điện, sản lượng điện này gọi là điện thanh cái.

Điện thanh cái =

Tổng sản lượng điện do nhà máy điện sản xuất ra

-

sản lượng điện dùng để sản xuất

điện ở nhà máy điện Điện do các nhà máy sản xuất ra, muốn đưa đến người sử dụng điện phải qua hệ thống truyền tải, phân phối điện. Chức năng này được giao cho các công ty truyền tải điện và công ty Điện lực đảm nhận trên địa dư từng thành phố, tỉnh thành. Hệ thống truyền tải điện gồm: cột, đường dây cao thế (từ 66KV đến 220KV và 500KV), hệ thống điện trung thế (từ 6KV đến 35KV), các trạm biến thế điện và mạng lưới điện hạ thế. Hệ thống truyền tải điện đi càng xa, càng mở rộng thì càng hao hụt nhiều ở đường dây và trạm biến áp. Sản lượng điện của hệ thống truyền tải phân phối là lượng điện thương phẩm tức là sản lượng điện truyền dẫn đến người sử dụng điện. Điện thương phẩm bằng điện thanh cái của các nhà máy phát điện đưa lên máy truyền tải trừ đi sản lượng điện hao hụt mất mát trên hệ thống truyền tải và phân phối (tổn thất điện).

Điện thương phẩm = Điện thanh cái - tổn thất điện

Quy trình sản xuất- truyền tải- phân phối điện:

Ở các doanh nghiệp điện lực, bên cạnh mục tiêu là hiệu quả kinh doanh, thì mục tiêu phục vụ chính trị và phục vụ xã hội cũng được đặt lên hàng đầu. Thậm chí có những lúc mục tiêu phục vụ chính trị và phục vụ xã hội phải được đặt lên trên mục tiêu hiệu quả kinh doanh.

Ví dụ: trong những ngày lễ, tết công ty phải huy động tối đa công suất các máy giám sát vận hành điện tự động, các máy phát điện tự động dự phòng... bảo đảm không để mất điện trong những ngày này để phục vụ tốt nhất nhu cầu sử dụng cho nhân dân.

Bên cạnh đó, yếu tố an toàn và giảm tỷ lệ tổn thất điện năng cả về phía người sản xuất, người vận hành và người sử dụng cũng được các doanh nghiệp Điện lực đặc biệt chú ý.

Phần trên là các đặc điểm chung trong sản xuất- kinh doanh của các doanh nghiệp Điện lực nằm trong cơ cấu của Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Sau đây là đặc điểm riêng trong hoạt động sản xuất- kinh doanh của Công ty Điện lực Hà Nội.

Công ty Điện lực Hà Nội có 14 điện lực thành viên (gồm 9 Điện lực nội thành và 5 Điện lực ngoại thành) đóng trên địa dư của 14 quận, huyện trong nội thành và ngoại thành của Thành phố. Các Điện lực thành viên được Công ty cấp vốn bằng tiền mặt và vật tư kinh doanh, được phân quyền quản lý hoạt động kinh doanh điện tại quận, huyện mình. Các Điện lực thành viên hạch toán phụ thuộc và phải thực hiện chế độ quản lý và hạch toán tài chính theo đúng quy chế phân cấp của Công ty.

Phát điện Nhà máy SX điện

Truyền tải điện qua đường dây và các trạm biến thế

Phân phối điện các trạm biến áp

Tiêu thụ điện Các DN, nhà máy và các hộ

Quy trình kinh doanh mua bán điện của Công ty Điện lực HN có thể khái quát như sau:

Tổng công ty sẽ dựa vào số điện mua đầu nguồn của Công ty ĐLHN để xác định doanh thu của công ty TTĐ1, còn Công ty ĐLHN sẽ dựa vào số điện mua đầu nguồn này để xác định chi phí mua điện của Tổng công ty(sau đó sẽ tập hợp vào giá thành điện thương phẩm). Đối với ngành điện, điện sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó, không thể có trường hợp điện do Công ty TTĐ1 truyền về trạm đầu nguồn thành phố HN là 3 triệu KWh trong 1 ngày đêm nhưng công ty ĐLHN chỉ mua 2 triệu KWh được do đó, điện truyền tải về bao nhiêu, công ty TTĐ1 được tính doanh thu và Công ty ĐLHN được xác định chi phí bấy nhiêu. Tuy nhiên, việc xác định thời điểm điện truyền vào trạm đường dây đầu nguồn thành phố HN để tính doanh thu của công ty TTĐ1 và tính chi phí mua điện của công ty ĐLHN chỉ mang tính lý thuyết vì trên thực tế thời điểm này diễn ra rất nhanh và xảy ra liên tục (do dòng điện truyền liên tục, không thể tính doanh thu và chi phí theo từng giây một), kế toán chỉ có thể xác định một cách tương đối 1 lần đối với doanh thu và chi phí mua điện theo tháng, quí , năm nhằm tạo thuận lợi cho công tác kế toán. Đây cũng chính là một đặc thù của Công ty ĐLHN bởi tất cả các khâu từ sản xuất đến phân phối tiêu dùng điện là một dây chuyền khép kín toàn ngành.

2.1.4- Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty.

Xuất phát từ tình hình và nhiệm vụ mà cấp trên giao, việc tổ chức xây dựng bộ máy quản lý của công ty phải vừa phù hợp với đặc điểm của ngành nghề sản xuất kinh doanh vừa đáp ứng được nhu cầu về mặt nhân lực và chất lượng sản xuất kinh doanh của đơn vị

Công ty tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng. Đứng đầu công ty là Giám độc, Giám đốc công ty là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của toàn công ty trước cơ quan cấp trên và trước pháp luật.

Giúp việc cho Giám đốc là 3 phó giám đốc: một phó giám đốc kinh doanh, một phó giám đốc kỹ thuật và một phó giám đốc phụ trách đầu tư xây

dựng. Ngoài việc uỷ quyền cho các phó giám đốc, giám đốc công ty còn trực tiếp chỉ đạo thông qua các trưởng phòng.

Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của quản lý sản xuất kinh doanh, chịu sự lãnh đạo và giúp việc cho Ban giám đốc, đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được liên tụ. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban được quy định như sau:

+ Văn phòng công ty:

Có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất giúp giám đốc trong quản lý, chỉ đạo công tác quản trị, văn phòng, văn thư...và một số công việc khác được giao. Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các đơn vị thực hiện.

+Phòng Kế hoạch:

Có nhiệm vụ tham mưu,đề xuất giúp Giám đốc công ty trong quản lý, chỉ đạo công tác quản trị kế hoạch: kế hoạch chiến lược, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn…

+ Phòng Tổ chức lao động:

Có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất giúp Giám đốc Công ty trong quản lý, chỉ đạo công tác tổ chức cán bộ, công tác tổ chức sản xuất, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, công tác lao động tiền lương...

+ Phòng Kỹ thuật:

Có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất giúp Giám đóc Công ty trong quản lý, chỉ đạo công tác quản lý kỹ thuật ở các khâu quy hoạch, xây dựng, vận hành, sửa chữa, cải tạo lưới điện...

+Phòng Tài chính kế toán.

Có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất giúp Giám đốc Công ty trong quản lý, chỉ đạo công tác quản lý tài chính, công tác hạch toán kinh tế, công tác phân tích hoạt động kinh tế và nhiệm vụ bảo toàn và phát triển vốn, công tác thống kê thông tin kinh tế... Tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời đầy đủ toàn bộ tài sản, nguồn vốn; phân tích kết quả hoạt

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (Trang 29 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w