Hoạch định nguồn nhân lực tại Trạm nghiền Phú Hữu

Một phần của tài liệu Tuyển dụng và Đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh Trạm Nghiền Phú Hữu – Công ty Cổ phần Xi Măng Hà Tiên 1 l (Trang 54 - 55)

III- Các yêu cầu khác:

3.1.1.Hoạch định nguồn nhân lực tại Trạm nghiền Phú Hữu

TRẠM NGHIỀN PHÚ HỮU CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN

3.1.1.Hoạch định nguồn nhân lực tại Trạm nghiền Phú Hữu

Bổ sung nguồn nhân lực một cách hợp lý về mặt số lượng và chất lượng trong tương lai là một điều cần thiết đối với Trạm nghiền Phú Hữu. Bổ sung nguồn nhân lực ở đây được thể hiện qua việc sử dụng, bố trí nguồn nhân lực một cách có hiệu quả phục vụ cho kế hoạch ngắn hạn và chiến lược dài hạn về quản trị và phát triển nguồn nhân lực.

Điều trước tiên mà công tác tuyển dụng tại Trạm nghiền Phú Hữu cần phải lưu ý đó là công tác hoạc định nguồn nhân lực tại Trạm, nhằm dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cho Trạm nghiền Phú Hữu trong tương lai.

3.1.1.1. Cần xác định nhu cầu tuyển dụng tương lại bằng một số chỉ tiêu định lượng

Nhu cầu nguồn nhân lực tại Trạm nghiền Phú Hữu chịu ảnh hưởng tác động của nhiều yếu tố trong và ngoài Trạm, cho nên việc xác định nhu cầu tương lai chỉ mang tính tương đối. Nhu cầu tương lai được xác định ở hai chỉ tiêu sau:

a. Chỉ tiêu về mặt số lượng

Về mặt số lượng, nhu cầu về nguồn nhân lực trong tương lai được tính toán theo công thức sau:

Tổng số nhân viên cần có trong tương lai = Tổng số nhân viên hiện tại – Tổng số nhân viên thôi việc + Tổng số nhân viên thay thế.

Tổng số nhân viên cần được thay thế = Tổng số nhân viên hiện tại – Tổng số nhân viên cần có trong tương lai.

Tổng số nhân viên được tuyển dụng trong tương lai = Tổng số nhân viên cần được thay thế + ( tổng số nhân viên hiện tại x tỷ lệ % điều chỉnh lao động nhằm đáp ứng yêu cầu kế hoạch sản xuất kinh doanh ).

b. Chỉ tiêu về mặt chất lượng

Song song với việc dự đoán nguồn nhân lực về mặt số lượng, chúng ta cần phải dự đóan về mặt chất lượng. Để dự đoán về mặt chất lượng, công tác quản trị nguồn nhân lực tại Trạm nghiền Phú Hữu cần phải hệ thống hóa các công việc thông qua các kỹ năng, trình độ kinh nghiệm đòi hỏi cho từng công việc, phối hợp với Giám đốc Trạm, Trưởng bộ phận nhằm xác định yêu cầu về chất lượng trên cơ sở hệ thống các tiêu chuẩn của công việc.

3.1.1.2. Phân tích mức cung nội bộ

Xác định xem hiện nay có bao nhiêu người trong mỗi công việc. Tiếp đến, đối với mỗi công việc ước tính bao nhiêu người sẽ ở lại chỗ cũ, bao nhiêu người sẽ chuyển sang những công việc khác, bao nhiêu người sẽ rời khỏi công việc của mình và Trạm. Để làm được điều này, chúng ta cần phải:

- Cần bổ sung thường xuyên các thông tin về nhân viên để xác định nguồn nhân lực trong từng thời kỳ. Để tiến hành dự báo đúng và có hiệu quả thì phải có số liệu về tình hình sử dụng nguồn nhân lực tại Trạm về mặt số lượng lẫn chất lượng. Từ đó có một cái nhìn hệ thống về nguồn nhân lực tại Trạm, đồng thời xác định điểm mạnh, điểm yếu, khó khăn và thuận lợi của nguồn nhân lực tại Trạm nghiền Phú Hữu. Khi mới tuyển dụng nhân viên vào làm việc cho Trạm nghiền Phú Hữu thì Trạm có những căn cứ dữ liệu ban đầu về cá nhân của nhân viên đó. Nhưng qua một thời gian công tác thì các kiến thức, kỹ năng chuyên môn và khả năng của nhân viên đó có sự thay đổi.

- Bên cạnh đó để xác định được bố trí trong công tác nhân viên có phù hợp hay không thì cần phải có bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc. Với hai công cụ hữu ích này sẽ giúp chúng ta được biết được các nhân viên trong Trạm nghiền Phú Hữu đã được sử dụng hiệu quả và tốt nhất hay chưa.

Một phần của tài liệu Tuyển dụng và Đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh Trạm Nghiền Phú Hữu – Công ty Cổ phần Xi Măng Hà Tiên 1 l (Trang 54 - 55)