6) Tổng giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành 1000đ 7.561.854 11.229.144 7)Chi phí sản phẩm dở dang
3.2.3. Hoàn thiện về nội dung phân tích
Hiện tại, khi phân tích hiệu quả kinh doanh, Công ty Cổ phần Nhà Việt đang xoay quanh việc phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn và chi phí của Công ty. Để nâng cao hiệu quả phân tích khi tiến hành phân tích nên lưu ý đến những điểm sau:
Thứ nhất, trong phân tích hiệu quả kinh doanh, khi phân tích chỉ tiêu ROE ta có thể xây dựng phương trình kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa ROE, ROA và đòn bẩy tài chính.
ROE = Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế x Tài sản bình quân Vốn chủ sở hữu bình quân Tài sản bình quân Vốn chủ sở hữu bình quân
ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính Gắn với thực tế ta có:
STT Chỉ tiêu Đơn vị
tính Năm 2006 Năm 2007
1) Lợi nhuận sau thuế 1000đ 717.674 1.021.172 2) Tài sản bình quân 1000đ 3.141.064 4.459.177 3) Vốn chủ sở hữu bình quân 1000đ 1.813.761 2.683.184 4) ROA {=chỉ tiêu (1)/(2)} 0,228 0,229 5) Đòn bẩy tài chính {=chỉ tiêu (3)/(4)} 1,73 1,66 6) ROE {=chỉ tiêu (4)x(5)} 0,39 0,38
Như vậy, thông qua việc xây dựng phương trình kinh tế trên các nhà phân tích cuả Công ty Cổ phần Nhà Việt sẽ thấy được: trong thời gian tới muốn ROE cao thì ROA và đòn bẩy tài chính cũng phải cao. Để đạt được điều đó, các nhà quản trị Công ty Cổ phần Nhà Việt phải căn trên tình hình thực tế của Công ty cân nhắc để huy động vốn vay tới 1 mức độ nào đó đảm bảo cho ROE cao, khi đó ROA cũng tăng nhanh, góp phần cho doanh nghiệp tăng trưởng, phát triển.
Thứ hai, khi phân tích hiệu quả sử dụng tiền vay nên so sánh giữa chỉ tiêu ROA, ROE và tỷ suất lãi vay của ngân hàng. Việc so sánh này đưa lại cho doanh nghiệp các cách phản ứng đối với việc vay tiền đầu tư.
+ Trường hợp chỉ tiêu ROA cao hơn tỷ suất tiền vay của ngân hàng thì khi đó doanh nghiệp cần vay thêm tiền để đầu tư.
+ Trường hợp chỉ tiêu ROA nhỏ hơn tỷ suất tiền vay ngân hàng thì khi đó doanh nghiệp không vay tiền để đầu tư vì hiệu quả kinh doanh kém, không đủ thanh toán tiền gốc, dấu hiệu rủi ro xuất hiện.
Thứ ba, trong quá trình phân tích hiệu quả kinh doanh, các cán bộ phân tích của Công ty Cổ phần Nhà Việt đã xây dựng các báo cáo phân tích dưới dạng các bảng sau đó đánh giá nhận xét tổng quan về tình hình hiện tại của doanh nghiệp và đưa ra những phương hướng trình Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị Công ty. Tuy nhiên, hiện tại các bảng phân tích của Công ty Cổ phần Nhà Việt được trình bày khá đơn giản, độ phản ánh thông tin so sánh là chưa cao. Bảng phân tích của Công ty Cổ phần Nhà Việt theo mẫu hiện tại như sau:
Ví dụ: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007
1) Lợi nhuận sau thuế (Mã số 70) 1000đ 717.674 1.021.1722) Doanh thu thuần (Mã số 10) 1000đ 9.498.748 13.726.380 2) Doanh thu thuần (Mã số 10) 1000đ 9.498.748 13.726.380 3) Tài sản ngắn hạn bình quân {=(TSNH năm
trước+TSNH năm nay)/2}
1000đ = (1.324.614+ 3.294.170)/2 = 2.309.392 = (3.294.170 + 3.340.782) /2 = 3.317.476 4)
Hệ số lợi nhuận sau thuế so với tài sản ngắn hạn bình
quân (ROSA) (=chỉ tiêu 1/3)
- 0.3107 0,3078
5) Hệ số doanh thu thuần so với tài sản ngắn hạn bình
quân (SOSA) (=chỉ tiêu 2/3) - 4.1131 4,1376
6) Tổng giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành 1000đ 7.561.854 11.229.1447) Chi phí sản phẩm dở dang 7) Chi phí sản phẩm dở dang
bình quân 1000đ 758.316 595.435 8) Số vòng quay của sản phẩm dở dang
(=chỉ tiêu 6/7)
Vòng 9,972 ~ 10 18,85 ~ 19 9) Thời gian kỳ phân tích Ngày 360 360
10)
Thời gian bình quân 1vòng quay của sản phẩm dở dang
(=chỉ tiêu 9/8)
Ngày/
vòng 36 19
Với cách trình bày như trên, nếu như chưa đọc đến phần nhận xét đi kèm thì người đọc không thể nhận biết một cách trực quan về sự biến động của các chỉ tiêu tài chính được nêu trong bảng. Để khắc phục được điều này, góp phần cung cấp thông tin đến các đối tượng có nhu cầu, qua thời gian nghiên cứu, thực tập tại Công ty Cổ phần Nhà Việt, em xin mạnh dạn đề xuất một mẫu bảng phân tích mới thay thế cho dạng bảng phân tích mà Công ty Cổ phần Nhà Việt đang sử dụng. Bảng phân tích mà em đề xuất có dạng như sau: