Kết quả kiểm định thang đo

Một phần của tài liệu 128 Công tác quản lí, phát huy nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh Lâm Đồng (Trang 44 - 47)

- Mục tiêu và phương pháp thực hiện:

+ Mục tiêu: xác định mức độảnh hưởng của các biến quan sát tới các biến tiềm ẩn để loại bỏ những biến không đạt yêu cầu để thang đo có độ tin cậy thỏa điều kiện cho phép.

+ Phương pháp: Sử dụng công cụ phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha để loại các biến rác. Các biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để chọn thang đo khi nó có hệ số tin cậy alpha đạt từ 0.6 trở lên. Sau đó, phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá chính thức độ tin cậy của thang đo.

Lệnh trong SPSS:

Độ tin cậy Cronbach Alpha: Analyze – Scale – Reliability Analysis

Nhân tố khám phá EFA: Analyze – Data Reduction - Factor

- Kết quả thực hiện:

Kết quả phân tích độ tin cậy Conbach Alpha của các thang đo (Phụ lục số 04)

cho thấy:

+ Môi trường, điều kiện làm việc: thành phần thang đo gồm 9 biến quan sát ký hiệu từ v05 đến v13. Hệ số tin cậy Alpha = 0.926>0.6. Các hệ số tương quan biến - tổng đều lớn hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn cho phép (>0.3). Vì vậy các biến này đều được chấp nhận.

Tương tự, xem xét kết quả của các thang đo khác, cụ thể như sau:

+ Cảm giác làm chủ sự vật của nhân viên: gồm 6 biến quan sát ký hiệu từ v14 đến v19. Hệ số tin cậy Alpha = 0.921.

+ Về sự tự thể hiện bản thân của nhân viên: gồm 6 biến quan sát ký hiệu từ v20 đến v25. Hệ số tin cậy Alpha = 0.931.

+ Tiền lương và chế độ chính sách: gồm 5 biến quan sát ký hiệu từ v26 đến v30. Hệ số tin cậy Alpha = 0.909.

+ Cơ hội thăng tiến: gồm 7 biến quan sát ký hiệu từ v31 đến v37. Hệ số tin cậy Alpha = 0.884.

+ Sựđánh giá đầy đủ các công việc đã làm: gồm 3 biến quan sát ký hiệu từ v38 đến v40. Hệ số tin cậy Alpha = 0.927.

+ Triển vọng và sự phát triển của Bưu điện tỉnh: gồm 6 biến quan sát ký hiệu từ v41 đến v46. Hệ số tin cậy Alpha = 0.918.

+ Sựđồng cảm với những vấn đề cá nhân: gồm 8 biến quan sát ký hiệu từ v47 đến v54. Hệ số tin cậy Alpha = 0.945.

+ Mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới: gồm 12 biến quan sát ký hiệu từ v55 đến v66. Hệ số tin cậy Alpha = 0.964.

+ Sự công bằng trong đối xử: gồm 6 biến quan sát ký hiệu từ v67 đến v71. Hệ số tin cậy Alpha = 0.952.

+ Công tác đào tạo: gồm 5 biến quan sát ký hiệu từ v73 đến v77. Hệ số tin cậy Alpha = 0.904.

+ Câu hỏi đánh giá chung: gồm 7 biến quan sát ký hiệu từ v78 đến v84. Hệ số tin cậy Alpha = 0.949.

Kết quả trên cho thấy, sau khi phân tích Cronbach alpha, hệ số tin cậy của các nhóm biến đạt khá cao và đều lớn hơn 0.6, các hệ số tương quan biến - tổng đều lớn hơn 0.3, vì vậy tất cả các biến được chấp nhận và không có biến nào bị loại.

Tiếp theo, chúng tôi thực hiện việc kiểm định thang đo EFA. Các biến có trọng số nhỏ hơn .50 sẽ tiếp tục bị loại (Othman & Owen, 2002). Phương pháp tính hệ số sử dụng Principal Components với phép quay promax và điểm dừng khi trích các yếu tố Eigenvalue =1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích phải bằng hoặc lớn hơn 50%. Kết quả phân tích EFA (Phụ lục số 05), cụ thể:

+ Với tổng số 73 biến độc lập (ký hiệu từ v05 đến v77), sau khi thực hiện factor lần 1 có 23 biến bị loại đó là: v32, v60, v53, v10, v07, v38, v59, v72, v68, v69, v64, v42, v33, v17, v05, v61, v19, v29, v41, v54, v34, v47, v48 và được EFA gom lại thành 09 nhóm.

50 biến còn lại được tiếp tục đưa vào phân tích. Kết quả được EFA chia thành 07 nhóm và có 04 biến tiếp tục bị loại, đó là: v49, v12, v06, v11.

44 biến còn lại được đưa vào thực hiện tiếp và kết quả phân tích nhân tố dừng lại ở mức 07 nhân tố, với giá trị Eigenvalue =1.034 và tổng phương sai trích là 77.685%.

+ Sử dụng phương pháp tương tự với thang đo mức độ thỏa mãn chung của người lao động (nhóm biến phụ thuộc, ký hiệu từ v78 đến v84). Kết quả, EFA cũng gom thành 01 nhóm và tất cả các biến đều đạt yêu cầu (phụ lục số 05), các giá trị hệ số chuyển tải của nhân tốđều lớn hơn 0.5 (từ 0.841 đến 0.936). Điểm dừng Eigenvalue = 5.377>1 và Phương sai trích bằng 76.809 lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson, 1988).

Từ kết quả phân tích EFA, với 7 nhân tố và 44 biến đạt yêu cầu, được điều chỉnh lại như sau:

(1) Mối quan hệ cấp trên - cấp dưới (14 biến): v39, v40, v51, v52, v55, v56, v57, v58, v63, v65, v66, v67, v70, v71, . (2) Thể hiện bản thân (08 biến): v13, v18, v20, v21, v22, v23, v24, v25. (3) Làm chủ sự vật (05 biến): v14, v15, v35, v36, v62. (4) Công tác đào tạo (06 biến): v31, v73, v74, v75, v76, v77. (5) Tiền lương và chếđộ chính sách (04 biến): v26, v27, v28, v30. (6) Triển vọng và sự phát triển của Bưu điện tỉnh (03 biến): v44, v45, v46. (7) Môi trường, điều kiện làm việc (02 biến): v08, v09.

Hình 02: Mô hình lý thuyết được điều chỉnh theo EFA

Mối quan hệ cấp trên - cấp dưới

Thể hiện bản thân của nhân viên

Làm chủ sự vật

Công tác đào tạo

Tiền lương và chếđộ chính sách

Triển vọng, phát triển của đơn vị

Môi trường điều kiện làm việc Sự thỏa mãn của nhân viên H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7 Các biến kiểm soát: - Giới tính; - Trình độ CMNV - Chức danh nghề nghiệp - Thâm niên công tác

Các giả thuyết

H1: Nếu mối quan hệ cấp trên - cấp dưới càng tốt thì càng làm tăng mức độ thỏa mãn của nhân viên.

H2: Nếu càng tạo nhiều điều kiện để nhân viên được thể hiện bản thân thì mức độ thỏa mãn của nhân viên càng cao.

H3: Nếu cảm giác làm chủ sự vật của nhân viên càng cao thì càng làm tăng mức độ thỏa mãn của nhân viên.

H4: Nếu công tác đào tạo càng tốt thì mức độ thỏa mãn của nhân viên càng cao. H5: Nếu tiền lương và chếđộ chính sách càng tốt thì mức độ thỏa mãn của nhân viên càng cao.

H6: Nếu triển vọng và sự phát triển của Bưu điện tỉnh càng tốt thì sự thỏa mãn của nhân viên càng cao.

H7: Nếu môi trường, điều kiện làm việc càng tốt thì mức độ thỏa mãn của nhân viên càng cao.

Phương trình tổng quát được xây dựng như sau:

Thoaman=β0+β1*Quanhe+β2*Thehien+β3*Lamchu+β4*Daotao+β5*Tienluong+β6*Trienvong+β7*Moitruong

Trong đó:

Thoaman: Sự thỏa mãn của nhân viên (được xem là biến phụ thuộc).

Các biến độc lập là: Quanhe (mối quan hệ cấp trên - cấp dưới); Thehien (sự thể hiện bản thân của nhân viên); Lamchu (cảm giác làm chủ sự vật của nhân viên); Daotao (công tác đào tạo); Tienluong (tiền lương và chế độ chính sách); Trienvong (triển vọng và sự phát triển của Bưu điện tỉnh); Moitruong (môi trường và điều kiện làm việc).

Một phần của tài liệu 128 Công tác quản lí, phát huy nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh Lâm Đồng (Trang 44 - 47)