Để ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu gạo trong thời gian tới, đồng thời để các giải pháp nêu trên mang tính khả thi cao, xin ý kiến Nhà nước một số vấn đề sau:
- Một là, trong lĩnh vực sản xuất, Nhà nước cần đầu tư mạnh vào giống, phải đầu tư nghiên cứu, lai tạo các giống mới cĩ năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của từng vùng của Việt nam, thực hiện quy hoạch vùng trọng điểm sản xuất gạo.
- Hai là, Nhà nước cần đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đồng thời giúp cho cơng tác bảo quản sau thu hoạch phát triển tốt, vừa gĩp phần giảm giá thành sản phẩm; vừa tăng thu nhập của người sản xuất lương thực.
- Ba là, về thuế và dịch vụ, nên bỏ hẳn thuế giá trị gia tăng của mặt hàng phụ phẩm, giảm thuế đối với một số mặt hàng phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp như thuế nhập khẩu phân bĩn, đồng thời giảm các phí dịch vụ, phí cảng biển nhằm giúp cho việc hạ giá thành sản phẩm, nâng sức cạnh tranh.
- Bốn là, về cơng tác quản lý Nhà nước, cần tăng cường cơng tác quản lý thị trường, tránh tình trạng buơn lậu, bán gạo tiểu ngạch sang các nước lân cận, quản lý và cĩ quy định về chất lượng gạo thơm, đồng thời ngăn chặn tình trạng pha lẫn gạo thơm và các loại gạo khác làm giảm uy tín của gạo thơm Việt Nam và làm mất thị trường.
- Năm là, về cơng tác ngoại giao, tăng cường các mối quan hệ song phương, đa phương với các nước nhập khẩu gạo Việt nam theo cấp Chính phủ các hợp đồng G-G. Các tham tán thương mại tăng cường hợp đồng giúp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo về thị trường, về nhà nhập khẩu, quảng bá sản phẩm gạo Việt Nam tại các nước nhập khẩu.
KẾT LUẬN
- Xuất khẩu gạo có vai trị quan trọng trong nền kinh tế Việt nam, nó ảnh hưởng đến đời sống của đại bộ phận người dân, sự phát triển của xuất khẩu gạo đã gĩp phần tăng lượng ngoại tệ, kích thích sản xuất gạo phát triển, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
- Hoạt động xuất khẩu gạo ở nước ta trong thời gian qua cĩ nhiều bước chuyển biến tốt, thị phần xuất khẩu gạo Việt Nam ngày càng tăng. Mặc dù vậy, hoạt động xuất khẩu gạo Việt nam cũng cịn nhiều hạn chế từ năng lực sản xuất, chế biến, thị trường, về vốn và nguồn nhân lực. Do vậy việc tìm ra các giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu gạo là vấn đề cấp bách và có ý nghĩa thực tiễn đối với nền kinh tế nước ta.
- Trong phạm vi giới hạn của đề tài, tác giả đã giới thiệu tổng quan thị trường gạo thế giới cũng như tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam, đúc kết những thuận lợi và khĩ khăn của hoạt động xuất khẩu gạo, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cơ bản để thúc đẩy phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam đến 2010. Các giải pháp này bao gồm từ khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ, về chính sách vĩ mơ của nhà nước, cụ thể là:
+ Giải pháp về hồn thiện hoạt động cung ứng nguyên liệu. + Giải pháp hồn thiện hoạt động sản xuất chế biến.
+ Giải pháp hồn thiện hoạt động marketing. + Giải pháp về chính sách vĩ mơ của nhà nước. + Giải pháp về nguồn nhân lực.
+ Giải pháp về vốn.
Các giải pháp đưa ra, cĩ những giải pháp cĩ thể thực hiện ngay và trong thời gian ngắn, cĩ những giải pháp cần cĩ những điều kiện khác hỗ trợ và thực hiện trong thời gian dài. Nhưng điều quan trọng nhất là các giải pháp này phải được triển
khai đồng bộ thì mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu gạo đến năm 2010 sẽ đạt kết quả cao.
Đây là cơng trình nghiên cứu đầu tiên của tác giả, nên đề tài khĩ tránh khỏi những sai sĩt. Một lần nữa rất mong được sự gĩp ý.