Nhiệm vụ, nội dung kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương trong đơn vị hành chính sự nghiệp

Một phần của tài liệu Kế toán hành chính sự nghiệp (Trang 32 - 35)

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀ

3. Nhiệm vụ, nội dung kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương trong đơn vị hành chính sự nghiệp

theo lương trong đơn vị hành chính sự nghiệp

a. Nhiệm vụ, nội dung kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương trong đơn vị hành chính sự nghiệp

- Nắm chắc tình hình lao động của đơn vị: số lao động biên chế, số lao động hợp đồng của đơn vị trên các mặt số lượng họ tên từng người, số tiền phải trả cho từng người… theo định mức quy định của Nhà nước hoặc theo yêu cầu quản lý của đơn vị các khoản trích nộp theo lương.

- Nắm vững và thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý lương khu vực hành chính sự nghiệp như: đăng ký biên chế, lập sổ lương, báo cáo quyết toán.

- Thanh toán đầy đủ, kịp thời và đúng hạn mức, phụ cấp cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị nhằm khuyến khích, thúc đẩy sự say mê công việc trong mỗi cán bộ công nhân viên.

- Thực hiện đầy đủ thông báo của cơ quan bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với đơn vị hành chính sự nghiệp về các khoản đóng góp BHXH, BHYT áp dụng cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị: gồm phần đóng góp của cơ quan và của người lao động.

- Vận dụng hình thức thanh toán liên tiếp, hợp lý để đảm bảo thanh toán kịp thời, đem lại hiệu quả công việc cao. Tránh tình trạng vi phạm chế độ, chính sách về công tác tiền lương.

- Thông qua công tác kế toán mà kiểm tra việc chấp hành nguyên tắc, chế độ quản lý lao động, tiền lương qua các mặt: tuyển dụng đề bạt, thuyên

- Lưu giữ sổ sách thanh toán tiền lương

b. Nội dung kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương trong đơn vị hành chính sự nghiệp.

Kế toán chi tiết • Chứng từ sử dụng

- Bảng chấm công (Mẫu số C 01 - H)

Dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội…. của công nhân viên và là căn cứ để trả lương, BHXH hay lương cho từng CNV trong cơ quan.

- Bản thanh toán tiền lương (Mẫu số C02 - H)

Đây là chứng từ làm thanh toán tiền lương phụ cấp cho từng CBCNV trong cơ quan.

Do đơn vị thực hiện trả lương kho bạc nên bảng thanh toán tiền lương được lập thành 2 liên.

+ 01 liên lưu tại phòng kế toán đơn vị để là cơ sở ghi sổ

+ 01 liên chuyển kho bạc (nơi chịu trách nhiệm trả lương cho đơn vị để làm cơ sở thanh toán cho từng người từng cá nhân).

- Phiếu nghỉ hưởng BHXH.

Xác nhận số ngày nghỉ do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, của người lao động làm căn cứ tính trợ cấp BHXH trả thay lương theo chế độ quy định.

- Bảng thanh toán BHXH

Là căn cứ tổng hợp và thanh toán trợ cấp thay lương cho người lao động, lập báo cáo quyết toán BHXH với cơ quan quản lý BHXH. Bảng này được lập thành 02 liên:

+ 01 liên lưu tại cơ quan quản lý quỹ BHXH để thanh toán số thực chi và ghi sổ kế toán nơi cấp phát.

+ 01 liên được chuyển đến đơn vị được hưởng BHXH để làm cơ sở thanh toán cho từng cá nhân và ghi sổ kế toán đơn vị ngoài ra còn sử dụng

- Phiếu báo làm thêm giờ. - Phiếu chi

+ Sổ kế toán chi tiết

Trong công tác kế toán thanh toán tiền lương người ta sử dụng "Bảng thanh toán tiền lương" như một số kế toán chi tiết để theo dõi chi tiết từng khoản lương, phụ cấp lương "bảng thanh toán BHXH" để theo dõi khoản phải nộp cho cơ quan BHXH trên tổng số và từng công tác trong đơn vị. Bên cạnh do còn sử dụng sổ chi tiết các tài khoản.

Sơ đồ luân chuyển chứng từ

Bảng thanh toán lương Phiếu chi

Sổ chi tiết hoạt động Sổ chi tiết TK332,334

Sổ cái TK332,334 Chi tiết kinh phí đề nghị quyết toán

Tổng hợp kinh phí sử dụng đề nghị quyết toán Quyết toán

Bảng cân đối số phát sinh

Một phần của tài liệu Kế toán hành chính sự nghiệp (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w