phần Bông Bạch Tuyết
II.5 Phân tích và đánh giá
a) Tình trạng sản xuất kinh doanh
Bộ phận sản xuất băng vệ sinh của công ty này đã phải ngưng hoạt động vì thiếu vốn. Mặt khác, năng lực sản xuất bông y tế đã kịch trần, mặc dù đã phát huy 100% công suất nhưng chỉ đáp ứng 70% năng lực bán hàng.
Kể từ ngày 12/7/2008 cho đến nay, toàn bộ hoạt động sản xuất của công ty đã ngưng do không có tiền mua vật tư nguyên liệu, dẫn đến hoạt động tại các bộ phận khác cũng không thể tiếp tục làm việc và như vậy sẽ không có tiền để trả lương cho cán bộ công nhân viên
o Tình trạng nợ ngân hàng
Toàn bộ khoản vay của CTCP Bông Bạch Tuyết - Bông Bạch Tuyết tại Ngân hàng Maritime Bank (CN Cộng hòa) đã được chuyển sang tình trạng nợ quá hạn và áp dụng mức lãi suất phạt nợ quá hạn bằng 150% lãi suất thông thường đối với khoản vay này.
Tính tới ngày 29/07/2008, tổng dư nợ của Bông Bạch Tuyết tại Maritime Bank vào khoảng 21,4 tỷ đồng trong đó dư nợ gốc đã quá hạn là gần 6,4 tỷ đồng, nợ lãi đến hạn phải trả trong kỳ tháng 7 vào khoảng trên 300 triệu đồng.
Ngày 29/07/2008 vừa qua, quyền giám đốc Maritime Bank chi nhánh Cộng Hòa đã gửi công văn cho Bông Bạch Tuyết, thông báo về tình trạng nợ quá hạn và đến hạn theo hợp đồng tín dụng và khế ước nhận nợ mà Bông Bạch Tuyết đã ký, đồng thời yêu cầu Bông Bạch Tuyết phải thanh toán số tiền vay quá hạn và kế hoạch trả nợ khả thi. Say 7 ngày từ ngày 29/07, nếu Bông Bạch Tuyết không thực hiện yêu cầu trên, Maritime Bank sẽ khởi kiện và tiến hành các thủ tục phát mãi tài sản thế chấp thu hồi nợ vay.
Hiện tại, tài sản của Bông Bạch Tuyết đem thế chấp ngân hàng gồm có giá trị quyền sử dụng 16.000m2 đất thuê, nhà xưởng tại KCN Vĩnh Lộc, dây chuyền thiết bị sản xuất băng vệ sinh, bông y tế.
o Tình trạng nguồn tiền
Nguồn tiền công ty đang bị thiếu hụt nghiêm trọng dẫn đến không thể thanh toán các đơn hàng nhập khẩu nguyên vật liệu, lương cho cán bộ công nhân viên. Các hoạt động liên quan đến việc sử dụng nguồn tiền đều bị đình trệ, hoạt động sản xuất không thể diển ra do không có tiền nhập khẩu nguyên liệu.
o Một số tỷ số tài chính (sẽ được cập nhật phân tích sau)
Nhóm 31/12/2007 31/12/2003 31/12/2001
Các chỉ tiêu lợi nhuận
LN trước thuế & lãi / DT % 32.48% 22.58% Lợi nhuận ròng / Doanh thu -10.37% 32.40% 22.60%
ROA -6.35% 15.58% 20.35%
ROE -11.45% 22.96% 25.40%
Các chỉ tiêu sử dụng tài sản
Vòng quay tổng tài sản 0.61(X) 0.48(X) 0.90(X) Vòng quay hàng tồn kho 7.24(X) 4.10(X) 13.29(X) Vòng quay các khoản phải thu 7.82(X) 8.05(X) 4.99(X) Vòng quay tài sản cố định 0.80(X) 0.63(X) 22.35(X)
Các chỉ tiêu thanh khoản
Khả năng thanh toán nhanh (X) 1.08(X) 4.76(X) Vốn lưu động ròng / Tổng tài sản -17.93% 12.67% 77.18% Các chỉ tiêu về nợ Tổng nợ / Tổng tài sản 44.49% 32.14% 19.90% Tổng nợ / Vốn chủ sở hữu 80.14% 47.37% 24.84% Nợ dài hạn / Vốn chủ sở hữu 6.44% 30.72% 1.38% Khả năng trả lãi (X) 35.91(X) 308.47(X)
Các chỉ tiêu về giá cổ phiếu
Thu nhập / Mỗi cổ phần (VND) 2775.05 12534.52 P/E (X) (X) (X) Giá sổ sách / Cổ phiếu (VND) -8697 -12084 -10282 Thị giá / Giá sổ sách -2.587(X) (X) (X) Các chỉ tiêu khác % thuế phải trả 0.00% 13.30% 37.33% Tỉ lệ trả cổ tức % % %
Các tỉ số tài chính cho thấy tình trạng công ty Bông Bạch Tuyết đang trên bờ vực phá sản. Doanh thu không đủ bù đắp các khoản chi phí (nhất là các khoản định phí bắt buộc đang là gánh nặng đối với công ty)
o Tình trạng cổ phiếu đang giao dịch trên sàn
Hơn 5 năm ở trên sàn, cổ phiếu Bông Bạch Tuyết cũng đã trải qua những thăng trầm cùng với thị trường. Ngày 15/3/2004, cổ phiếu này chào sàn với mức giá 21.600đ nhưng sau đó đã rơi vào xu thế kéo dài tới tận giữ năm 2005 với kết quả là mất đi gần 60% giá trị (còn 9.100đ/cổ phiếu). Từ đầu năm 2007, khi thị trường bước vào thời kỳ tăng trưởng nóng, Bông Bạch Tuyết cũng được “thơm lây” và có giai đoạn bứt phá mạng mẽ để đạt tới đỉnh 29.300đ vào ngày 13/3/2007. Sau đó, dù có trồi sụt nhưng trong phần lớn thời gian còn lại của năm 2007, cổ phiếu này vẫn giữ được ở trên mức 20.000đ.
Thời kỳ huy hoàng đã qua đi, từ đầu năm 2008, cổ phiếu này lại bước vào thời kỳ tuột dốc không phanh và tới mức đáy 7.000đ vào ngày 31/0708. Kết thúc phiên giao dịch với lượng dư bán sàn rất lớn
Giá cổ phiếu của công ty đang giao dịch trên sàn dưới giá trị sổ sách và dưới mệnh giá của cổ phiếu cho thấy tình hình bi đát của cổ phiếu Bông Bạch Tuyết, muốn bán cổ phiếu Bông Bạch Tuyết không phải dể trong giai đoạn này.
II.5.2 Phân tích môi trường bên ngoài công ty
- Đến năm 2006, mỗi năm Công ty Bông Bạch Tuyết cung cấp cho thị trường khoảng 1.100 tấn bông y tế (đáp ứng được khoảng 90% nhu cầu thị trường) và 41,5 triệu gói băng vệ sinh (đáp ứng khoảng 29,6% nhu cầu thị trường).
- Đối với sản phẩm bông y tế, Bông Bạch Tuyết không có đối thủ cạnh tranh đáng kể do ít công ty đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt dùng cho y khoa. Các đổi thủ cạnh tranh nhỏ (chiếm 10% thị phần còn lại) là Bảo Thạch, Thành Tín...
- Đối với sản phẩm băng vệ sinh, mặc dù chiếm gần 30% thị phần, Bông Bạch Tuyết cạnh tranh quyết liệt với các đối thủ như Kimberly Clark, P&G, Diatco, Đông Hòa, Kao...
o Các rủi ro tác động đến HĐKD của doanh nghiệp
- Do sản phẩm kinh doanh của Bông Bạch Tuyết là những sản phẩm có mức tiêu thụ gần như không phụ thuộc vào tình hình kinh tế trong nước, khu vực cũng như toàn cầu nên các rủi ro phụ thuộc vào nền kinh tế gần như không có.
- Do hầu hết nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất đều nhập khẩu nên công ty gặp rủi ro về phụ thuộc nguồn nguyên liệu và giá từ nước ngoài. Đồng thời do nhập khẩu dùng ngoại tệ trong khi doanh thu từ đồng nội tệ nên doanh nghiệp cũng gặp rủi ro tỷ giá.
o Rủi ro về tỷ giá
Đối với Công ty, do hầu hết máy móc, thiết bị, nguyên liệu bông xơ, bột giấy,… phục vụ cho sản xuất đều được nhập khẩu từ nước ngoài nên nếu đồng Việt Nam mất giá sẽ làm tăng giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Tuy nhiên, việc nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất là tình hình chung đối với tất cả các Công ty trong ngành này, vì nguyên liệu, vật liệu trong nước không đủ cho nhu cầu, hơn nữa giá lại cao hơn nhiều nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu.
Để hạn chế rủi ro tỷ giá, hàng năm Công ty còn trích một phần lợi nhuận vào khoản mục dự phòng tài chính. Đầu năm 2003, Nhà nước ta cho triển khai thí điểm
nghiệp vụ quyền lựa chọn mua/bán ngoại tệ taiïi Eximbank, Công ty có thể sẽ sử dụng dịch vụ này để hạn chế rủi ro tỷ giá.
Ngoài ra Công ty còn chịu các rủi ro về nguyên vật liệu do Công ty phải nhập khẩu nguyên liệu chính để sản xuất, rủi ro do pháp luật, chính sách của Nhà nước như chính sách di dời vào khu công nghiệp…
II.5.3 Đánh giá chung
CTCP Bông Bạch Tuyết (Cobovina) hiện có vốn điều lệ 68,4 tỷ đồng; hoạt động kinh doanh chính là sản xuất băng vệ sinh, bông y tế và các sản phẩm từ bông. Bông Bạch Tuyết là một trong những cổ phiếu lên sàn từ khá sớm (3/2004). Tuy nhiên, do hoạt động kinh doanh không có gì nổi bật nên cổ phiếu này ít nhận được sự quan tâm. Với mức giá đóng cửa ngày 1/8 là 6.800đ thì Bông Bạch Tuyết là cổ phiếu có thị giá thấp nhất trên HoSE (không tính chứng chỉ quỹ).
Trước kia, Bông Bạch Tuyết là một trong những thương hiệu mạnh của ngành y tế Việt Nam, là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất bông y tế (60% thị phần) và băng vệ sinh phụ nữ. Tuy nhiên, cùng với quá trình hội nhập, trước sự cạnh tranh mãnh mẽ và quyết liệt cũng như thiếu những bước đi đột phá, Bông Bạch Tuyết đã dần làm mất đi hình ảnh cũng như giá trị thương hiệu của mình. Trong những năm gần đây, tình hình kinh doanh của công ty luôn gặp phải nhiều khó khăn, xuất phát từ những nguyên nhân bên trong cũng như bên ngoài.
Nhiều năm nay, Bông Bạch Tuyết bị điều tiếng nội bộ không ổn định, hay xảy ra mâu thuẫn giữa những người đại diện vốn tại doanh nghiệp. Cuối tháng 5 vừa qua, gần 200 công nhân của công ty đã đình công đòi tăng lương tối thiểu và bù đắp lương để đảm bảo nhu cầu đời sống nhưng do hoạt động thua lỗ, các quỹ khen thưởng, phúc lợi đều đang âm nên công ty đã không thể giải quyết được vấn đề này.
Hoạt động kinh doanh của Bông Bạch Tuyết trong thời gian qua gặp phải khá nhiều khó khăn do thiếu hụt vốn hoạt động, giá cả nguyên vật liệu leo thang, chi phí bán hàng tăng cao, sản phẩm đầu ra thiếu sức cạnh tranh nên doanh thu không đạt kế hoạch… Mặt hàng băng vệ sinh của công ty đang thua lỗ nặng do gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ. Đây chính là những nguyên nhân làm cho công ty lỗ hơn 6,8 tỷ đồng trong năm 2007 và tiếp tục lỗ nặng trong nửa đầu năm nay.
Trong bối cảnh chưa tìm được hướng đi giải quyết triệt để vấn đề, Bông Bạch Tuyết có thể sẽ phải đối mặt với năm thứ 3 liên tiếp thua lỗ, đồng nghĩa với việc phải xuống giao dịch ở thị trường OTC. Hoặc tình huống xấu nhất có thể tuyên bố phá sản và chấm dứt hoạt động
Nguồn gốc sâu xa của việc này là do năng lực quản trị tài chính yếu kém của lãnh đạo Công ty trong quá trình lên kế hoạch kinh doanh của dự án (nhất là dự án nhập dây chuyền sản xuất bông và băng vệ sinh trị giá 100 tỷ đồng, nhưng thiết bị không đồng bộ) cũng như chuẩn bị nguồn tiền cho hoạt động kinh doanh chính
o Nguyên nhân lãi thành lỗ
CTCP Bông Bạch Tuyết (Cobovina) hiện có vốn điều lệ 68,4 tỷ đồng; hoạt động kinh doanh chính là sản xuất băng vệ sinh, bông y tế và các sản phẩm từ bông. Bông Bạch Tuyết là một trong những cổ phiếu lên sàn từ khá sớm (3/2004). Tuy nhiên, do hoạt động kinh doanh không có gì nổi bật nên cổ phiếu này ít nhận được sự quan tâm. Với mức giá đóng cửa ngày 1/8 là 6.800đ thì Bông Bạch Tuyết là cổ phiếu có thị giá thấp nhất trên HoSE (không tính chứng chỉ quỹ).
Trước kia, Bông Bạch Tuyết là một trong những thương hiệu mạnh của ngành y tế Việt Nam, là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất bông y tế (60% thị phần) và băng vệ sinh phụ nữ. Tuy nhiên, cùng với quá trình hội nhập, trước sự cạnh tranh mãnh mẽ và quyết liệt cũng như thiếu những bước đi đột phá, Bông Bạch Tuyết đã dần làm mất đi hình ảnh cũng như giá trị thương hiệu của mình. Trong những năm gần đây, tình hình kinh doanh của công ty luôn gặp phải nhiều khó khăn, xuất phát từ những nguyên nhân bên trong cũng như bên ngoài.
Nhiều năm nay, Bông Bạch Tuyết bị điều tiếng nội bộ không ổn định, hay xảy ra mâu thuẫn giữa những người đại diện vốn tại doanh nghiệp. Cuối tháng 5 vừa qua, gần 200 công nhân của công ty đã đình công đòi tăng lương tối thiểu và bù đắp lương để đảm bảo nhu cầu đời sống nhưng do hoạt động thua lỗ, các quỹ khen thưởng, phúc lợi đều đang âm nên công ty đã không thể giải quyết được vấn đề này.
Hoạt động kinh doanh của Bông Bạch Tuyết trong thời gian qua gặp phải khá nhiều khó khăn do thiếu hụt vốn hoạt động, giá cả nguyên vật liệu leo thang, chi phí bán hàng tăng cao, sản phẩm đầu ra thiếu sức cạnh tranh nên doanh thu không đạt kế hoạch… Mặt hàng băng vệ sinh của công ty đang thua lỗ nặng do gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt
từ các đối thủ. Đây chính là những nguyên nhân làm cho công ty lỗ hơn 6,8 tỷ đồng trong năm 2007 và tiếp tục lỗ nặng trong nửa đầu năm nay.
Trong bối cảnh chưa tìm được hướng đi giải quyết triệt để vấn đề, Bông Bạch Tuyết có thể sẽ phải đối mặt với năm thứ 3 liên tiếp thua lỗ, đồng nghĩa với việc phải xuống giao dịch ở thị trường OTC. Hoặc tình huống xấu nhất có thể tuyên bố phá sản và chấm dứt hoạt động
Nguồn gốc sâu xa của việc này là do năng lực quản trị tài chính yếu kém của lãnh đạo Công ty trong quá trình lên kế hoạch kinh doanh của dự án (nhất là dự án nhập dây chuyền sản xuất bông và băng vệ sinh trị giá 100 tỷ đồng, nhưng thiết bị không đồng bộ) cũng như chuẩn bị nguồn tiền cho hoạt động kinh doanh chính BCTC kiểm toán năm 2006 đã được điều chỉnh hồi tố trong BCTC kiểm toán năm 2007 nhằm thực hiện đúng theo các chuẩn mực kế toán và minh bạch tình hình tài chính của Công ty. Các điểm điều chỉnh chính như sau:
Khoản mục điều chỉnh Thay đổi tới lợi nhuận (đồng)
Giảm doanh thu năm 2006 -5.344.678.892
Tăng giá vốn hàng bán -4.216.915.928
Tăng chi phí quản lý -447.029.169
Tăng chi phí tài chính do chi phí lãi chậm nộp ngân sách -487.595.858 Tăng chi phí khác do trích giảm Quỹ đầu tư phát triển -278.144.639
Giảm chi phí bán hàng 28.175.098
Tổng cộng -10.746.189.388
Như vậy, kết quả hồi tố đã làm giảm lợi nhuận năm 2006 của Bông Bạch Tuyết đi 10,74 tỷ đồng khiến lợi nhuận ròng của năm 2006 từ lãi 2,26 tỷ đồng xuống thành lỗ 8,49 tỷ đồng.
Hai khoản mục được điều chỉnh lớn nhất là giảm doanh thu hàng bán năm 2006 (do công ty chưa giao hàng trong năm 2006 nhưng lại ghi nhận doanh thu vào năm này) và tăng giá vốn hàng bán (do thay đổi chính sách khấu hao, phương pháp xác định sản phẩm dở dang…).
Bên cạnh đó, công ty cũng giải trình về nguyên nhân lỗ của năm 2007 như: doanh thu chỉ đạt 89,11% kế hoạch, thiếu hụt vốn lưu động, giá nguyên vật liệu tăng cao; chi phí bán hàng tăng 32% so với năm 2006, lỗ nặng trong hoạt động kinh doanh băng vệ sinh
o Khả năng tiếp tục của Bông Bạch Tuyết
Khả năng Bông Bạch Tuyết bị phát mãi tài sản là khó tránh khỏi và nguy cơ phá sản rất cao. Có thể cứu được Bông Bạch Tuyết khi nguồn tài chính được khơi thông và nội bộ ban quản trị Bông Bạch Tuyết đoàn kết nhất trí. Hiện nay, cố vấn đầu tư CTCP Đầu tư Trúc Anh (đơn vị muốn mua 40% số cổ phần phát hành thêm của Bông Bạch Tuyết), đồng thời là Thành viên HĐQT Bông Bạch Tuyết có ý định nhảy vào cuộc, đánh giá khả năng này khó xảy ra vì có thể công ty này sử dụng Bông Bạch Tuyết như một kênh để quáng bá hình ảnh công ty mình. Giá trị giao dịch cổ phiếu trong thời gian gần đây cho thấy không có hiện tượng mua vào cổ phiếu Bông Bạch Tuyết từ bất kỳ tổ chức nào. Do đó, nếu Trúc Anh muốn đầu tư vào Bông Bạch Tuyết thì sẽ ra tay từ thị trường chứng khoán và sẽ có động thái viện trợ cho Bông Bạch Tuyết.
Về phía Bông Bạch Tuyết, ban quản trị đã có tâm lý buông xuôi. Kế hoạch cho việc cải tổ Bông Bạch Tuyết chưa rõ ràng cũng như chưa có sách lược cụ thể để tìm các nguồn tài trợ khác. Chỉ vạch ra phương án phát hành cổ phiếu để huy động vốn nhằm giải quyết khó khăn tài chính hiện tại.
o Đánh giá khả năng thành công của việc phát hành cổ phiếu huy động vốn
Theo Thông tư 17 quy định hiện hành, khi một công ty thua lỗ liên tiếp hai năm liền thì không được phép phát hành cổ phiếu phổ thông huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Nhưng đối với đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ (phát hành cho các tổ chức