KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 110 - 113)

I. Mức độ chế biến Sản phẩm thô 84,

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Thời gian qua, nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế chủ yếu của nền kinh tế quốc dân đã đạt được kết quả bước đầu trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Song, kết quả đạt được còn nhiều hạn chế, sản xuất hàng hoá nhỏ vẫn là chủ yếu. Trong điều kiện hiện nay, với việc chúng ta tham gia thực hiện AFTA, tham gia APEC và vừa gia nhập WTO. Đây là thuận lợi nhưng cũng là vấn đề rất khó khăn, phức tạp cho phát triển nông nghiệp. Với thế mạnh về đất đai, lao động và có khả năng đa dạng hóa sản phẩm, nhưng chúng ta có nhiều điểm yếu: cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ, công nghệ chế biến, kinh nghiệm thương trường, trình độ tổ chức quản lý… Những hạn chế đó làm cho chất lượng sản phẩm còn thấp, giá thành sản xuất cao, làm hạn chế tính cạnh tranh của hàng hóa. Để hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế, giữ được thị trường trong nước, chúng ta cần phải phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

Đồng Hỷ - huyện phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên là một huyện trung du miền núi với 17 xã và 3 thị trấn thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn những tồn tại, nhiều tiềm năng nông lâm nghiệp chưa được khai thác, hiệu quả sản xuất nông nghiệp còn thấp, đời sống của nông dân trong khu vực nông thôn còn nhiều khó khăn, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông lâm nghiệp đã có nhưng còn chậm so với yêu cầu đề ra, nhiều tiến bộ khoa học đưa vào chưa thực sự phát huy được hiệu quả. Trong sản xuất chưa có quy hoạch và lựa chọn cây trồng vật nuôi phù

hợp với điều kiện sinh thái của từng tiểu vùng để đầu tư thâm canh. Mặt khác trình độ thâm canh đang còn thấp các loại sâu bệnh hại chưa có biện pháp phòng trừ thích hợp. Vốn đầu tư sản xuất chưa cao nên hiệu quả sản xuất còn thấp… Chính vì vậy, nghiên cứu phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là hết sức cần thiết nhằm góp phần thiết thực vào việc khai thác có hiệu quả tiềm năng, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện.

Đế phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Đồng Hỷ cần phải thực hiện một số giải pháp: Quy hoạch và bố trí các cụm kinh tế nông nghiệp hàng hoá trên cơ sở khai thác, phát huy tốt tiềm năng, lợi thế của từng vùng phát triển nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa; Quy hoạch sản xuất hàng hoá gắn liền với chuyên môn hóa, đa dạng hóa nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá; Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tổ chức sản xuất hàng hoá nông nghiệp; Phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình hợp tác xã nông nghiệp cũng như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kết hợp với bảo vệ môi trường nông thôn; Tăng cường đầu tư vốn vào phục vụ sản xuất hàng hoá; Phát triển nguồn nhân lực...

Với những giải pháp trên đây, nếu thực hiện đồng bộ và tính toán cụ thể sẽ đạt được hiệu quả cao trong việc khai thác có hiệu quả tiềm năng, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Đồng Hỷ.

2. Kiến nghị

Đối với Nhà nước: đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần sớm rà soát lại quy hoạch các vùng kinh tế và hoạch định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho từng vùng để địa phương có điều kiện xác định sát đúng

hơn định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

Đối với địa phương: Tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng trong việc giao quyền sử dụng đất, thực hiện các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, cung cấp thông tin thị trường; có chương trình cho nông dân vay vốn để phát triển sản xuất, hướng dẫn và tổ chức tiêu thụ nông sản cho kinh tế hộ...

Đối với các thành phần kinh tế: Các trang trại, hộ nông dân cũng như các hợp tác xã cần mở rộng liên kết hợp tác theo hướng đa dạng hoá gắn với chuyên môn hoá, tập trung hoá, thường xuyên nắm bắt, cập nhật các thông tin liên quan cũng như mạnh dạn ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất và dịch vụ.

Với tính khả thi của đề tài tác giả mong rằng việc triển khai thực hiện các giải pháp, kiến nghị trên sẽ góp phần vào việc phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Đồng Hỷ ngày một hiệu quả hơn./.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)