Phân bố theo địa dư

Một phần của tài liệu 241760 (Trang 55 - 56)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.1.3. Phân bố theo địa dư

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi từ bảng 3.3 cho thấy có 59,2% trường hợp bệnh nhân sống ở nông thôn, chỉ có 40,8% là bệnh nhân ở thành thị. Sự phân bố bệnh nhân ở vùng nông thôn cao hơn thành thị có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Ở đây chúng tôi chưa đi sâu nghiên cứu về trình độ học vấn của người bệnh hoặc người thân, nhưng nhìn chung có thể nói nhận thức về bệnh tật ở nông thôn còn thấp. Họ chưa ý thức hết được những nguy hiểm do những tập quán, thói quen ăn uống không đúng đặc biệt khâu chế biến thức ăn. Thức ăn không được chế biến tốt để lẫn xương trong thịt, cá, trong canh, cháo, bún… Khi ăn rất dễ bị hóc xương. Bố mẹ và người thân có thể cho trẻ ăn, ngậm bất kỳ thứ gì mà không biết rằng ở độ tuổi đó cơ nhai của trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh trẻ có thể nuốt, sặc khi cười đùa giật mình.

Tác giả Huỳnh Anh và Phạm Sỹ Hoãn nghiên cứu 240 BN dị vật thực quản tại Đà Nẵng cũng kết luận BN ở nông thôn chiếm 63,4%, thành thị chiếm 36,6% [1] cho thấy dị vật thực quản nói riêng và DVĐA nói chung gặp ở nông thôn nhiều hơn thành thị.

4.1.1.4. Nghề nghiệp

Chúng tôi chia nghề nghiệp ra thành bốn nhóm gồm: lao động chân tay (công nhân, nông dân), học sinh-sinh viên, lao động trí óc (cán bộ công chức) và còn nhỏ. Theo bảng 3.4 thì tất cả các nhóm đều có gặp DVĐA và tỉ lệ mắc dị vật đường ăn cao nhất ở những đối tượng là người lao động chân tay (công nhân, nông dân) với 83/147 trường hợp chiếm 56,5%. Có thể lý giải điều này do đặc thù công việc mà họ phải ăn nhanh, ăn vội…hoặc cũng có thể do thiếu hiểu biết nên chưa ý thức được sự nguy hiểm tiềm tàng do thói quen ăn uống không đúng (như nhai cả xương lẫn thịt, ăn trong bóng tối…) trong sinh hoạt hằng ngày mang lại. Kết quả này phù hợp với một số tác giả khác nghiên cứu về dị vật thực quản, DVĐA như Trần Phương Nam [19], Nguyễn Tư Thế [28] (p > 0,05).

Một phần của tài liệu 241760 (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w