Kinh nghiệm của Nhật Bản

Một phần của tài liệu 33 Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 29)

Về NNLGD- ĐT, Nhật Bản luôn đề cao vai trò của đội ngũ nhân lực giáo dục. Đối với đội ngũ giáo viên chính phủ quy định, để trở thành một giáo viên dạy ở bất kỳ bậc học nào do cơ quan chính phủ hay phi chính phủ thành lập cũng cần có bằng chứng nhận giáo viên. Bằng chứng nhận giáo viên được cấp dựa trên tiêu chuẩn do các cơ quan có thẩm quyền nhà nước quy định. Theo nguyên tắc các sinh viên muốn trở thành giáo viên ở một bậc học cụ thể phải được đào tạo ở một trường CĐ hoặc ĐH. Sau khi nhận được các chứng chỉ cần thiết, sinh viên đệ đơn xin bằng giáo viên do Ban giáo dục ở tỉnh, nơi trường CĐ, ĐH đặt trụ sở. Khi nhận được một đơn hợp lệ, Ban GD sẽ cấp một bằng giảng dạy. Việc cấp các bằng giáo viên của Ban GD là một trong những nhiệm vụ được bộ GD giao và một bằng giáo viên được cấp như vậy sẽ có hiệu lực trên toàn nước Nhật Bản.

Về hệ thống QLGD, cơ quan Trung ương về QLGD là Bộ GD và người thừa hành cao nhất là Bộ trưởng Bộ GD. Bộ trưởng nhận thông tin từ các lãnh đạo tỉnh/thành phố và các Ban GD tỉnh/thành phố gồm các thành viên do các lãnh đạo tỉnh/thành phố tương ứng chỉ định.

Nhật Bản thực hiện nhất quán chính sách ưu đãi và chăm lo đến cuộc sống và trình độ của giáo viên. Giáo viên có một vị trí xã hội rất quan trọng trong đời sống xã hội Nhật bản, đội ngũ nhân lực này được quan tâm ưu đãi nhiều về lương bổng, phụ cấp, tiền thưởng, miễn các khoản phải đóng góp nghĩa vụ xã hội (miễn đi lính...). Nhật Bản tăng cường và đa dạng hoá các nguồn đầu tư cho GD, bao gồm cả đầu tư từ ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, các tổ chức cá nhân, các tổ chức quốc tế và cả đầu tư từ người học (cha mẹ học sinh). Chính sách đầu tư phát triển NNL của Nhật Bản là lấy phát triển GD-ĐT làm trung tâm (mà trong đó trọng tâm là NNLGD-ĐT). Cho nên chính phủ Nhật Bản luôn xác định việc đầu tư cho GD-ĐT là nhiệm vụ hàng đầu để phát triển nền kinh tế.

Về GD-ĐT tính đến nay cả nước có 735 trường đại học và viện nghiên cứu đào tạo nghiên cứu sinh, trong đó nghiên cứu sinh là 39.900 người, thạc sĩ là 136.400 người. Có 710 nghìn trường tiểu học và trung học với hơn 200 triệu học sinh; 17116 trường trung học kỹ thuật chuyên nghiệp với 10895000 học sinh; 1020 trường ĐH (hệ ngắn hạn và hệ dài hạn) với 581833000 sinh viên.

Trung Quốc rất đề cao vai trò của nguồn nhân lực giáo dục - đào tạo (đội ngũ giáo viên, cán bộ QLGD, nhân viên trợ giúp...). Vì đây là lực lượng lao động có vai trò đào tạo NNL cho đất nước. Để có một đội ngũ nhân lực GD đảm bảo đủ về số lượng, chính phủ Trung Quốc luôn xác định các trường sư phạm có một vai trò quan trọng trong việc đào tạo NNLGD-ĐT cho đất nước. Ngay vào những năm đầu của thập niên 90 (thế kỳ XX) theo thống kê Trung Quốc có 241 trương ĐH và CĐSP, mỗi năm chiêu sinh khoảng 586000 học viên; có 894 trường trung cấp sư phạm, trong đó có 67 trường sư phạm mẫu giáo, hàng năm chiêu sinh 783000 học viên, trong đó có 47000 giáo sinh sư phạm mẫu giáo.

Số học viện giáo dục có 245, chiêu sinh khoảng 230.000 học viên…. Ngoài ra còn kể đến 1,2 triệu giáo viên trung và tiểu học chưa qua giáo dục sư phạm chính quy, đang tự đào tạo giáo dục sư phạm trung học và cao đẳng thông qua truyền hình. Để phát triển đội ngũ giáo viên trong tương lai khi mà quy mô học sinh, sinh viên tăng cao, Trung Quốc còn đề ra mục tiêu đến năm 2050, số giáo viên đạt 32 triệu người trong đó: Giáo viên mẫu giáo: 7,3 triệu; giáo viên tiểu học: 8,45 triệu; giáo viên trung học: 11,92 triệu; giáo viên đại học: 3,7 triệu người.

Về chi phí cho giáo dục, đến nay chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh việc đặt giáo dục vào vị trí chiến lược ưu tiên phát triển. Trung Quốc đề ra ba giai đoạn phát triển giáo dục: Giai đoạn 1996-2010, giai đoạn 2011-2030, giai đoạn 2031 - 2050, trong đó giai đoạn 1996-2010 là giai đoạn điều chỉnh từng bước các bậc học đầu tư khoảng 800 tỷ, đến 2050 đầu tư giáo dục chiếm 8% tổng giá trị sản xuất quốc dân, tức đạt mức xấp xỉ 13 nghìn tỷ nhân dân tệ. Trong kế hoạch, chính phủ Trung Quốc còn ưu tiên cấp bổ sung 1,3 tỉ nhân dân tệ cho GD

sư phạm, đồng thời thu hút đầu tư sử dụng 210 triệu USD của ngân hàng thế giới để cải tạo và trang thiết bị cho 50 học viện, 106 trường sư phạm và 62 học viện GD. Dùng 20 triệu USD của quỹ nhi đồng liên hợp quốc để cải tạo và trang thiết bị cho 201 trường trung cấp sư phạm [11]. Chính phủ Trung Quốc quy định giáo viên tiểu học cần phải có trình độ văn hoá từ cao đẳng trở lên; giáo viên trung học cần phải có trình độ văn hoá từ đại học và thạc sĩ trở lên; giáo viên đại học phải có học vị tiến sĩ trở lên. Cho nên chính phủ Trung Quốc luôn đề cao vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và điều kiện vật chất cho giáo viên, điều kiện làm việc và địa vị xã hội của giáo viên phải được cải thiện và nâng cao hơn, cần phải làm cho nghề nghiệp của giáo viên trở thành nghề nghiệp được mọi người ngưỡng mộ và tự nguyện lựa chọn. Chỉ khi nào địa vị của giáo viên thực sự được nâng cao thì khi đó số lượng và chất lượng của đội ngũ giáo viên mới được đảm bảo, mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục mới thực hiện được. Chính vì vậy chính phủ Trung Quốc luôn có giải pháp về hoàn chỉnh và quy chế cho NNL GD - ĐT như: Điều lệ GD sư phạm, điều lệ chức vụ giáo viên...; các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên về chất lượng, quan tâm nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần để ổn định số lượng; khuyến khích và tạo điều kiện ưu đãi đối với giáo viên giảng dạy ở vùng sâu, xa. Theo thống kê của Uỷ Ban Giáo Dục nhà nước Trung Quốc từ năm 1992 đến năm 1996 cả nước đã đầu tư 45,6 tỉ nhân dân tệ (NDT) cho xây dựng nhà ở với mục đích góp phần nâng cao điều kiện sinh hoạt cho những người làm công tác giảng dạy. Để khuyến khích giáo viên công tác ở vùng núi và vùng khó khăn, Trung Quốc còn có quy định sinh viên tốt nghiệp ra trường nếu đồng ý đến nhận công tác sẽ được miễn thời gian tập sự theo quy định chung là 1 năm.

Ngoài ra, còn tăng thêm 200 NDT phụ cấp khu vực vào thu nhập hàng tháng so với mức lương khởi điểm quy định chung là 800 NDT của sinh viên mới ra trường nhận công tác ở các vùng khác. Trong trường hợp giáo viên lên công tác ở khu vực miền núi mà ký hợp đồng tình nguyện phục vụ từ 6 năm trở nên tại khu vực đó thì sẽ được chính quyền ở từng khu vực phụ cấp cho một

khoản tiền từ 60000 NDT đến 80000 NDT để ổn định cuộc sống [10, Tr.64]. Đối với đội ngũ giáo viên có thâm niên công tác cao, có kinh nghiệm giảng dạy, các cơ quan GD các cấp trong điều kiện có thể quan tâm tới quyền lợi của họ bằng những biện pháp và những chế độ cần thiết để nâng cao đời sống giải quyết khó khăn trong sinh hoạt, giúp họ yên tâm tập trung vào việc viết sách và đào tạo các giáo viên trẻ.

Chương II

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về giáo dục - đào tạo ở Việt Nam

2.1.1. Hệ thống giáo dục - đào tạo

Hệ thống giáo dục ở Việt Nam cũng tương tự như hệ thống giáo dục của hầu hết các nước Châu Á. Chính phủ quản lý các trường ĐH, CĐ, trung học chuyên nghiệp; tỉnh, thành phố quản lý giáo dục trung học ; quận, huyện quản lý giáo dục tiểu học. Hệ thống giáo dục Việt Nam đang được mở rộng, bao gồm giáo dục mầm non, có nhà trẻ và mẫu giáo; giáo dục phổ thông có tiểu học, THCS, THPT. Sau giáo dục phổ thông là giáo dục dạy nghề có dạy nghề ngắn hạn thời gian từ 3 tháng đến 12 tháng và dạy nghề dài hạn từ 1-3 năm ; trung học chuyên nghiệp theo chương trình 3-4 năm đối với người tốt nghiệp THPT (điều 32 luật giáo dục sửa đổi 2005); giáo dục ĐH, CĐ từ 3 đến 6 năm. Cuối cùng là giáo dục sau đại học đào tạo hai trình độ là trình độ thạc sĩ và tiến sĩ kéo dài từ 3 đến 5 năm (xem sơ đồ 2.1). Phương thức GD gồm có GD chính quy và không chính quy.

Hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, THCS, THPT hay gọi chung là giáo dục phổ thông được phân bố ở khắp các vùng, miền của đất nước. Mỗi làng xã đều có ít nhất một trường tiểu học hoặc trung học cơ sở, mỗi huyện có ít nhất từ một trường THPT trở lên. Số trường phổ thông (tiểu học, THCS, THPT) trong cả nước tăng liên tục trong các năm. Năm học 1998 - 1999 cả nước có 23.256 trường phổ thông thì năm học 2003 - 2004 có 26.359 trường tăng 3.073 trường. Các trường dạy nghề, THCN, Cao đẳng và Đại học cũng ngày một phát triển (xem bảng 2.1).

Bảng 2.1 Số trường học ở các cấp bậc học giai đoạn 1998-2004

Năm học 1998 - 1999 Năm học 2000 – 2001 Năm học 2003 – 2004(**) Năm học 2003 - 2004 so với năm học 1998 - 1999 (+ , - ) Tổng số trường 1. Mầm non 2. Trường phổ thông 3. Dạy nghề

4.Trung học chuyên nghiệp 5. ĐH, CĐ, học viện

6. Cơ sở đào tạo sau ĐH(*)

33.309 9.491 23.286 191 247 139 133 34.747 9.641 24.675 312 253 178 141 37.183 10.104 26.359 546 288 214 147 3.874 613 3.073 335 39 75 14

đầu thế kỷ 21,NXB Giáo Dục Hà Nội 2003]

Ghi chú:(*) Tạp chí GD số 112/2005, (**)Thống kê giáo dục mầm non, phổ thông, THCN, dạy nghề và CĐ, ĐH năm 2003-2004, Bộ GD-ĐT.

Sơ đồ 2.1 .Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân

(Đại học) 18 tuổi

Giáo dục đại học Sau đại học

Đại học, cao đẳng Trung học 15 tuổi 11 tuổi Tiểu học 11 tuổi 6 tuổi Giáo dục mầm non 5 tuổi 3 tuổi 24 tháng Đào tạo tiến sĩ Đào tạo thạc sĩ Đại học (4-6 năm) Cao đẳng (3 năm) Trung học phổ thông (3 năm) Trung học chuyên nghiệp (3-4 năm) Dạy nghề d i hà ạn (1-3 năm) Trung học cơ sở (4 năm ) Đào tạo nghề ngắn hạn (dưới 1 năm) Tiểu học (5 năm)

Trường lớp mẫu giáo (3 năm)

(Nguồn: Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004)

Trong hệ thống giáo dục trung học chuyên nghiệp và dạy nghề được trải rộng trên khắp các vùng, địa phương trong cả nước, với nhiều loại hình phong phú. Số lượng các trường THCN và dạy nghề cũng liên tục tăng trong các năm (trong bảng 2.1). Mạng lưới các trường dạy nghề phân bố theo lãnh thổ tập trung chủ yếu tại vùng đồng bằng Sông Hồng chiếm 28,9%; Đông Nam Bộ chiếm 22,5%; vùng Tây Nguyên, Tây Bắc có rất ít trường dạy nghề, chỉ chiếm 2,4% [76].

Hệ thống GD ĐH ở Việt Nam trước đây áp dụng mô hình của Liên Xô cũ, từ sau khi đổi mới nền kinh tế đến nay, hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam đã từng bước mở rộng về quy mô đào tạo. Theo số liệu của bộ GD- ĐT tính đến nay (2003) cả nước có 214 trường ĐH, CĐ, (trong đó có 87 trường ĐH, có 2 ĐH quốc gia: ĐH QG Hà Nội và ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh; 3 ĐH vùng: ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng) và 117 trường CĐ. Hàng năm mỗi cơ sở đào tạo từ hàng trăm đến hàng nghìn sinh viên ở các chuyên ngành khác nhau.

Hầu hết các trường ĐH, CĐ tập trung ở các thành phố lớn (thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng hoặc các khu dân cư lớn của cả nước, các vùng...), nhiều tỉnh không có một trường ĐH nếu có chỉ là một vài trường CĐ sư phạm để đào tạo các giáo viên phổ thông cho địa phương đó mà thôi. Việc phân bố không đồng đều giữa các cơ sở đào tạo ở Việt Nam nên dẫn đến có vùng (tỉnh) đào tạo NNL vượt quá nhu cầu về lao động trong nền kinh tế, có nơi lại thiếu hụt về NNL được đào tạo trong khi sinh viên tốt nghiệp lại mong muốn làm việc tại các thành phố, do đó tạo nên sự mất cân đối NNL được đào tạo giữa các vùng, miền của đất nước . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ thống đào tạo sau đại học của Việt Nam được tiến hành từ năm 1976, đến cuối thập kỷ 80 đã có 30 trường đại học và 34 viện nghiên cứu đào tạo

nghiên cứu sinh. Và tính đến nay (2004), theo báo cáo của bộ GD - ĐT số cơ sở ĐT sau ĐH học liên tục tăng tương ứng theo các năm 2000/ 2001/ 2002/ 2003 là 136/ 141/144/ 147. Số thí sinh năm sau cũng tăng hơn năm trước, năm 2000: 713; 2001: 800;2002: 950; 2003: 1215. Số học viên cao học tương ứng các năm nói trên là 5747/ 6500/ 8940/ 11011. Hàng trăm chương trình quốc gia và hàng ngàn đề tài nghiên cứu đã thực hiện cho kết quả tốt. Kết quả nghiên cứu đã góp phần váo sự nghiệp đổi mới kinh tế xã hội của đất nước.

2.1.2. Cơ cấu giáo dục - đào tạo.

Cơ cấu trình độ đào tạo nguồn nhân lực của nước ta trong những năm qua còn rất nhiều vấn đề đáng được quan tâm.

+ Thứ nhất là, cơ cấu đào tạo bậc học, ngành học của ta còn bất hợp lý. Tỉ lệ sinh viên ngoài công lập còn ít so với sinh viên ở các trường công lập, tỉ lệ sinh viên ở các trường THCN và dạy nghề thấp so với sinh viên ở các trường ĐH. Năm học 2000 - 2001, sinh viên các trường đại học là 731.505, trong đó dân lập: 5920; học sinh các trường trung học chuyên nghiệp 200.225, sinh viên ngành luật và kinh tế chiếm 43,8%, số còn lại là của các ngành khác. Điều đó có nghĩa là số sinh viên ĐH, CĐ nhiều hơn rất nhiều học sinh trung học chuyên nghiệp, hay nói cách khác tỉ lệ cơ cấu giữa ĐH, CĐ, THCN và công nhân kỹ thuật: 1. (cao đẳng trở lên) – 1,31 (THCN) – 4,8 (công nhân kỹ thuật), trong khi các nước khác có nền kinh tế phát triển, tỉ lệ đó thường là 1 – 4 – 10 [18]. Trong khi sự phát triển của nền kinh tế của đất nước lại đang thiếu một lượng không nhỏ số công nhân kỹ thuật, đặc biệt là công nhân kỹ thuật bậc cao. Tỉ lệ cơ cấu ngành: sư phạm: 33,3%; khoa học kỹ thuật: 25,5%; khoa học xã hội: 17%; y dược: 9,3%; nông nghiệp: 8,1%; khoa học tự nhiên: 6,8% [15, Tr.73].

+ Thứ hai là, sự bất hợp lý về cơ cấu vùng, miền ( tính đến nay, bình

quân cả nước có 118 sinh viên/1 vạn dân, trong khi đó ở đồng bằng sông Cửu Long có 43 sinh viên/1 vạn dân).

+ Thứ ba là, sự bất hợp lý về hình thức đào tạo, loại hình đào tạo chuyên

2001-2002 hệ chính quy đào tạo 509.637 sinh viên; hệ chuyên tu và tại chức là 235,975 sinh viên). Về mặt tâm lý vẫn còn quan niệm, phân biệt giữa chính quy với tại chức và chuyên tu. Trong khi đó với sự mở rộng của các ngành nghề như hiện nay đòi hỏi cần rất nhiều loại lao động khác nhau, không phân biệt người lao động được đào tạo theo loại hình nào mà điều quan trọng là chất lượng lao động phải đáp ứng được yêu cầu. Hơn nữa xuất phát từ đặc điểm chung của nền kinh tế nước ta, thực hiện quan điểm của Đảng ta là xã hội hoá GD, nâng cao dân trí, tầm hiểu biết cho người lao động là phải tăng cường mở rộng cho nhiều loại hình đào tạo khác nhau.

+ Thứ tư là, cơ cấu mạng lưới nhà trường vẫn chưa hoàn thiện: Mạng lưới

Một phần của tài liệu 33 Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 29)