Những ưu điểm Nhận xét chung:

Một phần của tài liệu Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại công ty cổ phần thương mại Lạng Sơn (Trang 56 - 60)

M ẪU: PHIẾU CHI Đơn vị: Công ty cổ phần thương mại Lạng Sơn

2.1.Những ưu điểm Nhận xét chung:

2. Đánh giá thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Cổ phần thương mại lạng sơn

2.1.Những ưu điểm Nhận xét chung:

Nhận xét chung:

Công ty cổ phần thương mại Lạng Sơn đã có nhiều năm kinh doanh. Công ty đã trải qua bao thăng trầm cùng với những đổi thay của đất nước. Là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, Công ty luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ mà nhà nước giao. Từ khi chưa cổ phần đến khi chuyển sang cổ phần, tuy gặp không ít khó khăn nhưng Công ty không bao giờ lùi bước. Giám đốc Công ty luôn cùng với các phòng ban trong công ty tìm hướng đi riêng để vượt qua mọi khó khăn thử thách. Với cơ chế quản lý theo chế độ một thủ trưởng, Giám đốc Công ty là người điều hành chung mọi hoạt động của Công ty. Giữa các thành viên trong các phòng ban luôn có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng. Chính điều này đã giúp cho việc quản lý mọi hoạt động của Công ty được dễ dàng hơn.

Từ khi thành lập cho đến nay Công ty đã có 4 trung tâm Thương mại hoạt động trong địa bàn thành phố Lạng sơn và 10 cửa hàng thương mại hoạt động tại 10 huyện thuộc tỉnh Lạng sơn. Ngoài các trung tâm Thương mại ở Lạng Sơn, Công ty còn có các chi nhánh ở huyện thuộc Lạng Sơn và thành phố Hà Nội. Mặt khác, bên cạnh các đơn vị kinh doanh lương thực, nông sản, Công ty còn có các đơn vị kinh

doanh trong các ngành nghề khác như kinh doanh xăng dầu, vận tải, thể thao, dịch vụ khách sạn du lịch trong và ngoài nước... Với ngành nghề kinh doanh đa dạng như vậy, việc phân cấp trong quyền hành quản lý là rất cần thiết. Do có sự phân cấp trong quyền hành quản lý Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kế toán tập trung. Đây thực sự là mô hình kế toán rất phù hợp với tổ chức quản lý tại Công ty. Với mô hình này, bộ máy nhân sự kế toán tại Công ty sẽ được giảm bớt mà vẫn đảm bảo tốc độ truyền thông tin nhanh chóng.

Như đã nêu ở phần tr ên, phòng Tài chính kế toán của Công ty có 5 nhân viên, tất cả các nhân viên tại đây đều là những người có kinh nghiệm lâu năm và có năng lực. Sự phân công phân nhiệm giữa các nhân viên rất rõ ràng và hợp lý. Điều này không chỉ giúp cho công tác kế toán diễn ra thuận lợi, mà còn giúp cho sự cung cấp thông tin tài chính cần cho quản lý được nhanh chóng và chính xác.

Về hệ thống chứng từ kế toán, Tại Công ty có đầy đủ các chứng từ cần thiết để làm cơ sở cho việc kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các chứng từ bắt buộc đều tuân thủ theo mẫu do Bộ Tài chính quy định. Quy trình luân chuyển chứng từ đều được thực hiện đúng như quy định của Chế độ kế toán, bao gồm các giai đoạn: Lập chứng từ hoặc tiếp nhận chứng từ từ bên ngoài; Kiểm tra chứng từ; Sử dụng chứng từ để ghi sổ kế toán; Bảo quản và sử dụng lại chứng từ trong kỳ kế toán; Chuyển chứng từ vào lưu trữ và huỷ chứng từ.

Ngoài ra, các chứng từ tại Công ty còn được phân loại theo đối tượng kế toán (Chứng từ ngân hàng, chứng từ tiền mặt, chứng từ bán hàng, chứng từ mua hàng, …), sau đó được đóng thành từng tập theo tháng nên rất thuận tiện cho việc tìm kiếm, kiểm tra khi cần thiết.

Về thời gian ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hàng ngày khi có nghiệp vụ phát sinh, tuỳ theo nghiệp vụ đó là thuộc phần hành kế toán nào, kế toán viên phụ trách phần hành đó sẽ ghi vào các sổ chi tiết có liên quan. Việc ghi sổ kế toán các nghiệp vụ một cách kịp thời sẽ tránh bỏ sót nghiệp vụ, đồng thời giúp cho việc cung cấp thông tin khi cần thiết được nhanh chóng. Ngoài ra, việc ghi nhận các

khoản doanh thu được kế toán thực hiện đúng kỳ, các khoản chi phí phát sinh được ghi nhận theo đúng nguyên tắc phù hợp.

Về hệ thống Báo cáo kế toán, ngoài việc lập đủ các BCTC theo quy định Công ty còn lập thêm một số loại Báo cáo quản trị nhằm phục vụ cho công tác quản lý nội bộ. Đây là điều rất tốt vì các Báo cáo kế toán quản trị có thể cung cấp những thông tin cụ thể chính xác cho việc ra quyết định. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý.

Kế toán giá vốn hàng bán:

Về tính giá mua của hàng hoá xuất bán: Việc tính giá mua của hàng hoá xuất bán tại Công ty được thực hiện rất chính xác. Đối với khoản chi phí thu mua (nếu có) của lô hàng nào sẽ được hạch toán luôn vào giá trị hàng mua của lô hàng đó. Theo em việc này là hợp lý vì tại Công ty phương thức bán hàng chủ yếu là bán buôn theo lô lớn, nhập lô nào xuất bán theo cả lô đó. Vì thế số lượng hàng tồn kho cuối kỳ thường không có, hoặc nếu có thì rất ít. Khi xuất bán một lô hàng nào đó thì trong giá vốn hàng bán đã bao gồm giá mua và chi phí thu mua, kế toán hàng hoá không cần phân bổ chi phí thu mua cho số hàng đã tiêu thụ rồi từ đó mới ghi vào giá vốn hàng bán. Điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và công sức rất nhiều.

Về tính giá hàng hoá xuất kho để từ đó xác định giá vốn hàng bán: Tại Công ty, số lượng chủng loại hàng hoá không nhiều, số lần nhập xuất cũng không lớn. Do đó, việc áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước này có sự giả định rằng, lô hàng nào nhập trước sẽ được xuất trước., rồi từ đó xác định giá vốn cho số hàng hoá đã tiêu thụ là rất phù hợp.

Mặt khác, để theo dõi giá vốn của từng mặt hàng đã tiêu thụ, kế toán tại Công ty đã mở Sổ chi tiết giá vốn hàng bán cho từng mặt hàng. Nhờ đó khi kế toán trưởng hoặc Ban giám đốc cần thông tin về giá vốn của bất kỳ mặt hàng nào, kế toán cũng có thể thông báo kịp thời.

Kế toán doanh thu bán hàng:

Để thuận tiện cho việc theo dõi doanh thu của từng hoạt động Công ty đã chi tiết TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thành 3 TK:

TK 5111 – Doanh thu bán hàng hoá

TK 5112 – Doanh thu từ hoạt động cho thuê kho, bến bãi TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ khác

Ngoài ra, Công ty còn mở Sổ chi tiết để theo dõi doanh thu bán hàng của từng mặt hàng. Kết hợp với Sổ chi tiết giá vốn hàng bán của từng mặt hàng, cuối kỳ kế toán (quý, năm), kế toán tổng hợp có thể xác định được lãi gộp của từng mặt hàng một cách nhanh chóng. Từ đó giúp cho kế toán trưởng và Ban giám đốc có thể đánh giá được khả năng tiêu thụ của từng mặt hàng rồi đưa ra các chính sách hợp lý nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ tại Công ty.

Kế toán thanh toán với khách hàng:

Khoản nợ phải thu thể hiện doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn. Nếu các khoản phải thu lớn chứng tỏ chính sách tín dụng của doanh nghiệp chưa tốt. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra, mỗi khách hàng của Công ty đều được theo dõi trên một Sổ chi tiết riêng. Điều này không chỉ giúp cho việc quản lý được dễ dàng hơn mà còn góp phần cung cấp thông tin nhanh chóng khi cần thiết.

Mặt khác, vào cuối mỗi kỳ kế toán (quý, năm), kế toán tổng hợp còn lập Báo cáo tổng hợp công nợ phải thu. Trên Báo cáo này sẽ liệt kê tên tất cả các khách hàng của Công ty, khoản nợ của từng khách hàng, thời gian phát sinh Nợ, số dư cuối quý (năm). Nhìn vào Báo cáo này, kế toán trưởng và Ban giám đốc có thể nhận định được tình hình công nợ phải thu của Công ty là tốt hay xấu để từ đó đưa ra những quyết định quản lý hữu hiệu.

Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp:

Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các khoản chi phí liên quan tới việc tổ chức hành chính và các hoạt động văn phòng làm việc của doanh nghiệp như: Lương và các khoản trích theo lương của các nhân viên, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý, chi phí văn phòng phẩm, chi phí điện nước dùng cho quản lý, … Đây là khoản chi phí gián tiếp không thể tránh được đối với bất kỳ tổ chức kinh

doanh nào. Để nâng cao lợi nhuận thì mỗi doanh nghiệp đều cố gắng giảm khoản chi phí này một cách tối đa.

Tại Công ty cổ phần thương mai Lạng Sơn, khoản chi phí quản lý doanh nghiệp được theo dõi trên TK 642. Để phù hợp với tình hình thực tế tại Công ty tài khoản này được chi tiết thành 8 tài khoản cấp 2, mỗi TK cấp 2 sẽ được dùng để hạch toán về một khoản phí nhất định. Mặt khác, Công ty còn mở Sổ chi tiết để theo dõi từng khoản phí. Điều này sẽ giúp cho việc quản lý được dễ dàng hơn. Vì thông qua Sổ chi tiết TK 642, Ban giám đốc có thể biết được khoản chi phí nào phát sinh quá nhiều cần phải hạn chế, từ đó đưa ra các quyết định cần thiết nhằm tiết kiệm tối đa chi phí gián tiếp này.

Trên đây là những điểm mạnh trong công tác kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ nói riêng tại Công ty cổ phần thương mai Lạng Sơn.

Một phần của tài liệu Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại công ty cổ phần thương mại Lạng Sơn (Trang 56 - 60)