THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP SÔNG ĐÀ
2.1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Công ty Cổ phần Sông Đà 207 là một công ty cổ phần trong đó các cổ đông cùng nhau góp vốn để cho công ty tồn tại và hoạt động. Các cổ đông sáng lập Công ty bao gồm :
1. Công ty Cổ phần Sông Đà 2 – Đại diện là ông Hồ Văn Dũng – nắm giữ 900.000 cổ phần – chiếm 56.6 % số cổ phần.
2. Công ty Cổ phần Địa ốc và Xây dựng SSG – Đại diện là ông Trần Đức Tâm – nắm giữ 450.000 cổ phần – chiếm 28.3% số cổ phần.
3. Công ty TNHH FPM – Đại diện là bà Trần Thị Kim Thanh – nắm giữ 150.000 cổ phần – chiếm 9.4% số cổ phần.
4. Ông Phạm Ngọc Dũng – Ba Đình, Hà Nội – nắm giữ 50.000 cổ phần – chiếm 3.1% số cổ phần.
5. Ông Trần Việt Sơn – Tỉnh Yên Bái – nắm giữ 40.000 cổ phần – chiếm 2.6% số cổ phần.
Bộ máy quản lý của Công ty được phân bố theo sơ đồ sau :
Sơ đồ 6 : Bộ máy quản lý của Công ty
Chức năng, nhiệm vụ của các cấp quản lý :
Đại hội đồng cổ đông
Tổng giám đốc Hội đồng quản trị
Các phó tổng giám đốc
Ban kiểm soát Đại hội đồng cổ đông Phòng quản lý kỹ thuật Phòng kinh tế kế hoạch Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Các đội thi công
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty định. ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của Công ty...
Hội đồng quản trị
Là cơ quan cao nhất của Công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông . Gồm 5 thành viên có số cổ phiếu cao nhất mỗi nhiệm kỳ tối đa của từng thành viên là 05 năm. Chủ tịch Hội đồng quản trị do HĐQT bầu ra.
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là cơ quan có chức năng hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc, Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra và thay mặt ĐHĐCĐ giám sát mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, báo cáo trực tiếp ĐHĐCĐ. Ban kiểm soát của Công ty có 03 thành viên.
Ban giám đốc
Ban Tổng giám đốc của CTCP Tư vấn Sông Đà gồm có 06 thành viên, trong đó có Tổng giám đốc và 05 Phó Tổng giám đốc. Tổng giám đốc là người điều hành và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo Nghị quyết của ĐHĐCĐ, quyết định của HĐQT, Điều lệ công ty. Bao gồm:
• Tổng giám đốc Công ty: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm, là người điều hành toàn diện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài trách nhiệm chung Tổng giám đốc công ty còn trực tiếp điều hành các lĩnh vực sau: Xây dựng các chiến lược định hướng, kế hoạch phát triển của Công ty; Công tác tổ chức nhân sự và đào tạo; Công tác tài chính;
Công tác đầu tư phát triển đổi mới doanh nghiệp; Công tác thi đua khen thưởng kỷ luật; Công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ.
• Phó Tổng giám đốc Kinh tế: Giúp Giám đốc Công ty trong các lĩnh
vực quản lý các hợp đồng kinh tế; Công tác Kinh tế - Kế hoạch và hạch toán kinh doanh; Công tác định mức đơn giá nội bộ, quản lý chi phí giá thành; Công tác thanh toán và thu hồi vốn; Công tác tiếp thị đấu thầu; Công tác phân cấp quản lý đối với các đơn vị trực thuộc Công ty.
• Phó Tổng giám đốc kỹ thuật: Giúp Giám đốc Công ty phụ trách toàn
bộ công tác kỹ thuật, chất lượng của sản phần tư vấn, thiết kế... trong toàn Công ty; Chỉ đạo lập các dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi và tiền khả thi các công trình, công tác thẩm định dự án; Công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và sáng kiến cải tiến kỹ thuật; Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
• Phó Tổng giám đốc thi công: Chịu trách nhiệm về việc lập các dự án
đấu thầu trong toàn Công ty, phụ trách việc giám sát thi công và an toàn lao động toàn bộ các công trình do Công ty đảm nhận.
Các phòng ban của Công ty :
* Phòng quản lý kỹ thuật :
Là phòng quản lý chức năng giúp việc cho Tổng giám đốc Công ty về công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng, tiến độ công trình xây dựng; thẩm định phê duyệt thiết kế và tổng dự toán; công tác đấu thầu dự án; công tác bảo hộ an toàn lao động; công tác quản lý cơ giới; công tác sáng kiến cải tiến, ứng dụng công nghệ vật liệu mới, ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO và các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao.
* Phòng Kinh tế kế hoạch :
Là phòng chức năng tham mưu giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Công ty trong các lĩnh vực chủ yếu sau : Công tác kế hoạch và báo cáo thống kê;
Công tác kinh tế; Công tác hợp đồng kinh tế, quản lý và thực hiện đấu thầu, quản lý dự án đầu tư.
* Phòng Tài chính Kế toán :
Giúp tổ chức hệ thống sổ sách - chứng từ kế toán, Tổ chức lưu trữ hồ sơ về tài sản, lưu trữ sổ kế toán, báo cáo kế toán và chứng từ kế toán một cách khoa học, phù hợp với yêu cầu quản lý của công ty. Về công tác tài chính, phòng có nhiệm vụ lập và báo cáo tình hình tài chính của công ty một cách kịp thời, tìm hiểu về giám sát tình hình tài sản, sự luân chuyển nguồn vốn chính xác và hiệu quả nhất. Một chức năng quan trọng nữa của phòng đó là tìm hiểu về tình hình tín dụng, đàm phán dự thảo các hợp đồng tín dụng và hoàn thiện công tác phân tích hoạt dộng kinh tế trong đơn vị, thường xuyên tổ chức các công tác phân tích hoạt động tìm ra những điểm mạnh điểm yếu của công ty nhằm định hướng cho sự phát triển của công ty.
* Phòng Tổ chức – Hành chính :
Là phòng chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Công ty điều hành các công việc như : Công tác tổ chức cán bộ, công tác tiền lương, đào tạo cán bộ, tuyển dụng, quản lý và sử dụng lao động; Công tác giải quyết các chế độ, chính sách đối với người lao động; Công tác bảo vệ nội bộ, an ninh cơ quan…