II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀPHÊ SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM
4. Các biện pháp mà Vinacafe đã sử dụng để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê vaò thị trường EU
4.1. Những giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đối với các yếu tố trong nước của Vinacàphê
+ Đối với công tác trồng trọt: Đi đôi với việc mở rộng sản xuất trồng những vùng cà phê chất lượng cao trên khắp các vùng trong cả nước, hàng năm Tổng công ty đã tích cực sử dụng các công tác đầu tư trồng mới. Trong vòng
mấy năm trở lại đây diện tích cà phê tăng lên rõ rệt khoảng từ 20-25 nghìn ha. Hiện nay Tổng công ty bằng nhiều biện pháp như khoán cho từng hộ công nhân, thúc đẩy và hỗ trợ các dự án mới tại các nông trường do vậy diện tích cà phê ngày càng phát triển nhanh chóng. Đối với việc mở rộng phát triển là việc tăng cường thâm canh chọn lọc những vườn cà phê có năng suất cao, những mô hình này được nhân rộng ra khắp cả nước. Đây chính là giải pháp tạo nguồn nguyên liệu cho hoạt động xuất khẩu và giải pháp này đã mang laị hiệu quả rất cao cho hoạt động xuất khẩu như ngày hôm nay.
+ Đối với công tác quản lý chất lượng cà phê xuất khẩu: Tổng công ty đã áp dụng giải pháp quản lý chất lượng đồng bộ. Đó là việc đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật cho cà phê từ khâu nghiên cứu cho đến khâu đóng gói xuất khẩu, bằng nhiều biện pháp thiết thực như thành lập và hỗ trợ viện nghiên cứu cà phê và hàng năm đã đưa ra nhiều giải pháp có chất lượng cao về giồng cây trồng, diệt trừ sâu bệnh cho đến những biện pháp hiệu quả nhất về bảo quản bảo dưỡng trồng cây cà phê chất lượng cao. Bên cạnh đó Tổng công ty đã sử dụng nhiều biện pháp đầu tư thiết bị máy móc, kho bãi nhằm phục vụ thu hoạch bảo quản cà phê một cách tốt nhất để duy trì chất lượng cà phê.
+ Về công tác chế biến: Đây là một trong những giải pháp nhằm từ sản phẩm cà phê hạt cho ra đời những sản phẩm cà phê chất lượng cao và giá trị mặt hàng xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. hiện nay cà phê Việt nam được chế biến để tạo ra cà phê nhân và các sản phẩm cao cấp khác như cà phê hoà tan, cà phê bột, bột ngũ cốc dinh dưõng, cà phê sữa, các loại bánh kẹo từ cà phê. Tổng công ty đã áp dụng 3 hình thức chế biến.
- Chế biến quy mô nhỏ công suất bình quân máy đạt 100-200 tấn/năm - Chế biến quy mô trung bình công suất 1 máy đạt từ 300-400 tấn/năm - Chế biến quy mô lớn từ 1000-10.000 tấn/năm
+ Vậy giải pháp tổ chức kinh doanh xuất khẩu đó là việc Tổng công ty đưa ra các chỉ thị nhằm chỉ đạo hoạt động xuất khẩu bằng cách thành lập các ban xuất khẩu ở từng đơn vị thành viên nhằm tăng sự linh hoạt để thích ứng với mọi biến động của thị trường. Do vậy ở các đơn vị thành viên ngày nay có thể xuất
khẩu trực tiếp ra nước ngoài và theo sự hướng dẫn chỉ đạo xuất khẩu của toàn công ty. Nhiệm vụ và chức năng của ban xuất khẩu được xác định cụ thể và được sự lãnh đạo trực tiếp của cán bộ cấp cao nhằm thực hiện công tác thu hoạch, thu mua, bảo quản, chế biến theo quy trình công nghệ cao cho hiệu quả cao nhất. Ngoài ra còn lập nên các ban tổ chức quản lý chất lượng xuất khẩu với nhiệm vụ chủ yếu là tiếp tục nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm xuất khẩu và kiểm tra chất lượng sản phẩm xuất khẩu đồng nhất với việc giám định hàng hoá xuất khẩu. Tại Việt Nam hiện nay có 6 tổ chức giám định mặt hàng cà phê xuất khẩu.
Ngoài những giải pháp này tổng công ty ngày càng chú trọng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân chất lượng cao đặc biệt là cán bộ xuất khẩu, đó là một trong những giải pháp hữu hiệu trong thời gian qua, đi đôi với việc đổi mới công nghệ chế biến hàng năm đội ngũ cán bộ xuất khẩu được đào tạo liên tục. Hiện nay phần lớn cán bộ ở bộ phận xuất khẩu của Tổng công ty cũng đã áp dụng đào tạo nghiệp vụ xuất khẩu cho cán bộ công nhân tại chỗ bằng cách đầu tư nhiều phương tiện thông tin, cơ sở vật chất để phục vụ công tác học tập và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động xuất khẩu cà phê trên thế giới. Trong những năm trở lại đây, những thành tựu đạt được trong hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty đã từng bước khẳng định những định hướng, biện pháp chỉ đạo có hiệu quả của lãnh đạo Tổng công ty và sự phấn đấu học tập và làm việc có hiệu quả của từng cán bộ công nhân đã thực hiện chấp hành tốt những chỉ tiêu mục đích của công ty đã đề ra.
4.2. Những biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu bằng các hoạt động xúc tiến mở rộng thị trường bên ngoài xúc tiến mở rộng thị trường bên ngoài
Hiện nay Vinacafe đang xuất khẩu cà phê sang hơn 60 nước trên thế giới. Có thể nói hoạt động mở rộng thị trường của Vinacafe càng hoàn thiện và mang lại hiệu quả cao. Để đạt được kết quả như vậy Vinacafe đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm thay đổi và tận dụng nhiều cơ hội để phát triển đó là:
- Trực tiếp đầu tư thâm nhập tìm kiếm thị trường EU bằng cách đặt ra nhiều trụ sở của Tổng công ty ở nước ngoài để phục vụ công tác thu thập thông tin, tìm kiếm thị trường, công tác đàm phán ký kết với bạn hàng nước ngoài
thuận tiện hơn, linh hoạt hơn. Nếu trước kia hoạt động xuất khẩu cà phê của nước ta do Nhà nước quy định và chủ yếu xuất khẩu theo Nghị định thư được ký kết trước giữa Nhà nước ta với các nước bạn do vậy công việc thị trường là do nhà nước lo, cũng vì lý do đó chất lượng cà phê xuất khẩu không trở nên quan trọng. Ngày nay việc tìm kiếm bạn hàng và mở rộng thị trường là nhiệm vụ trực tiếp của Tổng công ty, với việc gia nhập hiệp họi các nước sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới (ICO) tham gia hiệp hội cà phê ca cao thế giới đã tạo ra nhiều cơ hội cho chúng ta có thể gặp gỡ, trao đổi buôn bán với nhiều đối tác.
- Khi Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thì nắm bắt đưọc cơ hội này Tổng công ty đã bằng nhiều hình thức dưới sự giúp đỡ của Nhà nước đã trực tiếp tham gia chương trình giúp đỡ phát triển kinh tế của nhiều tổ chức Chính phủ và Phi chính phủ trên thế giới. Đay là điều kiện, cơ hội để Tổng công ty có được sự hỗ trợ về vật chất, ký thuật, sản xuất, xuất khẩu đồng thời là cơ hội trao đổi thông tin vàhợp tác quan hệ với nước ngoài.
- Trong những năm qua ngoài các biện pháp tích cực tìm kiếm và phát triển mở rộng thị trường, Tổng công ty đã nỗ lực trong việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ cần thiết cho việc đẩy mạnh hoạt động xút khẩu như:
+ Đổi mới toàn diện khâu phân phối, bao gồm nâng cấp kho tàng, phương tiện vận chuyển, mở rộng nhiều đại lý bán hàng, giới thiêu sản phẩm ở nước ngoài.
+ Tăng cường quảng cáo, khuyến mại bao gồm các hình thức hỗ trợ quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, thực hiện các biện pháp chiết khấu, khuyến khích người mua, các dịch vụ sau bán hàng, hỏi thăm ý kiến bán hàng và có trách nhiệm hơn về hàng hoá sau khi bán.
+ Ứng dụng các hình thức buôn bán quốc tế như: đấu giá, đấu thầu mua bán.
Ngoài những biện pháp này khi nước ta gia nhập vào ASEAN và tiến tới hoà nhập vào khu vực mậu dịch tự do phi thuế quan AFTA, Tổng công ty đã phối hợp với nhiều chương trình của Nhà nước nhằm tăng cường những biện
pháp thúc đẩy mạnh nhất chất lượng và uy tín trong quan hệ ngoại giao và mua bán quốc tế.
Tóm lại để đạt được những thành tưu của hoạt động xuất khẩu trong những năm qua Tổng công ty đã sử dụng và cải tiến nhiều biện pháp từ đơn lẻ đến đồng bộ, từ khâu sản xuất trồng trọt đến khâu bán hàng và dịch vụ sau bán. Những biện pháp này là hoàn toàn phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế toàn cầu và là những bước tạo tiền đề cơ bản để hoạt đông xuất khẩu này ngày càng hoàn thiện và phát triển. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại và sai xót cần khắc phục, cần có sự cố gắng và phấn đấu hơn nữa của toàn bộ cán bộ công nhân viên của Tổng công ty và sự quan tâm khuyến khích đầu tư, hỗ trợ phát triển của Nhà nước để hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty ngày càng phát triển và xứng đáng với vai trò quan trọng của nó.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM TRƯỜNG EU CỦA TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM