Hoàn thiện hệ thống mạng lưới tổ chức xuất nhập khẩu quốc gia

Một phần của tài liệu Dự báo về tác động của Tổ chức TMTG WTO đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (Trang 46 - 49)

II. NHÓM CÁC GIẢ PHÁP VỀ THỂ CHẾ VÀ TỔ CHỨC

3. Hoàn thiện hệ thống mạng lưới tổ chức xuất nhập khẩu quốc gia

Để khắc phục những tồn tại và yếu kém nhằm hoàn thiện hệ thống mạng lưới tổ chức xuất nhập khẩu quốc gia, cần có những giải pháp sau :

- Tăng cường cải cách nền hành chính quốc gia. Đổi mới bộ máy quản lý Nhà nước đảm bảo phù hợp với trình độ quản lý của nước ta hiện nay và tương thích với bộ máy quản lý của các nước trong khu vực và trên thế giới trong quá trình hội nhập.

- Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu của chiến lược xuất nhập khẩu thời gian tới, Việt Nam nên thành lập một Hội dồng phát triển xuất khẩu quốc gia (áp dụng mô hình của Thái Lan, hay của Philippin) có đủ thẩm quyền quyết định những vấn đề then chốt phát triển xuất khẩu của đất nước, làm cơ quan điều phối chính sách cao nhất, sẽ tiến hành họp định kỳ để xem xét tình hình thực tế xuất khẩu và đưa ra các điều chỉnh chính sách nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu của chiến lược xuất khẩu... Hội đồng phát triển xuất khẩu quốc gia sẽ gồm khoảng 25 – 30 thành viên là các quan chức Chính phủ, đại diện của giới kinh doanh, chủ tịch Hội đồng có thể là một phó thủ tướng phụ trách đối ngoại, lãnh đạo Cục Xỳc tiến thương mại sẽ tham gia ban thư ký của hội đồng. Việc thành lập Hội đồng phát triển xuất khẩu quốc gia cũng là một đảm bảo cho sự phối kết hợp chặt chẽ hơn giữa các đối tác tham gia mạng lưới xuất nhập khẩu quốc gia.

- Kiện toàn bộ máy và nhân sự của Cục Xúc tiến thương mại Việt Nam xuất phàt từ điều kiện thực tế của nước ta hiện nay mà Chính phủ không chỉ giữ vai trò thuận lợi hoá thương mại mà còn phải giữ vai trò lãnh đạo, hướng dẫn, điều phối và là người thực hiện cả các dịch vụ xuất nhập khẩu nữa. Để đảm đương được trọng trách này, bộ máy xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ phải được kiện toàn với đầy đủ các bộ phận chức năng cần thiết. Ngoài việc thành lập Hội đồng phát triển xuất khẩu quốc gia, Cục Xúc tiến thương mại nước ta có thể được kiện toàn theo cách áp dụng mô hình DEP của Thái Lan nhưng được điều chỉnh cho phù hợp với:

+ Cơ cấu bộ máy tổ chức hiện tại của Bộ, Cục và tương quan với các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức hỗ trợ thương mại khác.

+ Quy mô xuất khẩu của đất nước hiện tại và khả năng phát triển xuất khẩu tương lai.

+ Yêu cầu và nhiệm vụ phát triển xuất khẩu của đất nước thời gian tới. + Yêu cầu cải cách bộ máy hành chính Nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện nước ta xây dựng nền kinh tế thị trường và tham gia hội nhập với thế giới và khu vực...

Sơ đồ 1. Các bước của quá trình xây dựng chiến lược xuất khẩu sản phẩm

Nghiên cứu các chính sách phát triển kinh tế tình

hình sản xuất,tiêu thụ trong nước và xuất khẩu

Sự lựa chọn ban đầu các sản phẩm xuất khẩu

Điều tra về cung cấp cho xuất khẩu Lựa chọn doanh nghiệp Nhóm sản phẩm có hứa hẹn Đánh giá những vấn đề và hạn chế về xuất khẩu Nghiên cứu tiềm

năng xuất khẩu Lựa chọn TTC:

- Hồ sơ thị trường

- Điều tra nhu cầu

Xác định sự cần thiết của xuất khẩu cung cấp chính sách / dịch vụ Lựa chọn sản phẩm chính thức Đề ra chiến lược và chương trình xuất khẩu

- Đối với các tổ chức phi chính phủ như các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, chính phủ cần có các chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và phát triển các tổ chức này. Chính phủ cũng cần thể chế hoá và mở rộng sự tham gia của các hiệp hội vào quá trình soạn thảo chính sách kinh tế và luật lệ, cải tạo môi trường pháp lý cho các hiệp hội, tạo điều kiện cho các hiệp hội cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp, phối hợp với các nhà tài trợ hỗ trợ kỹ thuật và tài trợ ban đầu cho các chương trình xây dựng năng lực các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, hỗ trợ để các hiệp hội trở thành các nhà cung cấp dịch vụ tốt...

- Nhà nước phải có biện pháp tăng cường năng lực cho các tổ chức thuận lợi hoá thương mại của Nhà nước (đặc biệt là các thể chế tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, giao nhận, vận tải, hải quan và cảng vụ...) để làm lực lượng nòng cốt trong việc phát triển mạng lưới thuận lợi hoá thương mại có sự tham gia của mọi thành phần kinh tế...

- Cuối cùng, để mạng lưới xuất nhập khẩu đáp ứng được nhu cầu của các ngành hoặc những yêu cầu dịch vụ xuất khẩu cụ thể của các doanh nghiệp, cũng cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong mạng lưới, lấy hợp tác và cạnh tranh là cơ sở nền tảng để hình thành và phát triển mạng lưới. Chỉ có trên cơ sở hợp tác chặt chẽ và cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức trong mạng lưới thì hoạt động xuất nhập khẩu mới đem lại hiệu quả thiết thực.

Một phần của tài liệu Dự báo về tác động của Tổ chức TMTG WTO đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w