Xuất khẩu ra nước ngoà

Một phần của tài liệu KDQT (18) (Trang 31 - 37)

I. THỰC TRẠNG VỀ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI VIỆT NAM

2. Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam

2.1. Xuất khẩu ra nước ngoà

- Kim ngạch xuất khẩu

Sau khi thống nhất đất nước, nước ta đã khai thác thế mạnh của các ngành nghề truyền thống này để đẩy mạnh xuất khẩu. Trong thời kỳ 1976_1990, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của ta chủ yếu bao gồm: các loại thảm len,hàng mây tre, mành trúc, mành cọ, hàng thêu ren, khăn trải giường, trải bàn thêu, áo thêu…tuyệt đại bộ phận các hàng hoá này được xuất khẩu sang thị trường các nước Liên Xô cũ và Đông Âu.

Vào thời kỳ cuối những năm 1980, ta đã bắt đầu xuất khẩu dầu thô, gạo với khối lượng tương đối lớn và hàng công nghiệp nhẹ xuất khẩu cũng tăng trưởng nhanh(may mặc, thực phẩm chế biến, giày da…) nên tỷ trọng xuất khẩu

hàng thủ công mỹ nghệ giảm đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Bình quân trong thời kỳ 1986-1990 tỷ trọng cả hàng công nghiệp nhẹ và hàng thủ công chỉ còn 27,9% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Từ năm 1991, khi thị trường Liên Xô cũ và Đông Âu, thị trường chủ yếu của hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu trong thời kỳ trước của ta bị mất, các ngành thủ công mỹ nghệ gặp rất nhiều khó khăn trong xuất khẩu dẫn đến sản xuất bị thu hẹp, lao động không có việc làm, việc chuyển đổi thị trường đòi hỏi thời gian tìm kiếm thị trường mới, bạn hàng mới . Sau vài năm lao đao trong cơ chế mới, dần dần một số ngành nghề tìm được lối thoát khôi phục lại tình hình. Mặc dù đứng thứ 8 về kim ngạch xuất khẩu năm 2000 với 235 triệu, chiếm tỷ trọng 1,6% so với tổng kim ngạch nhưng nhìn ở khía cạnh khác thì giá trị thực thu khi xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của nước ta là không nhỏ. Vì không giống như những mặt hàng khác, nguyên liệu sản xuất ra mặt hàng thủ công mỹ nghệ chỉ toàn là nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, không phải nhập khẩu từ nước ngoài , nên giá trị thực thu xuất khẩu là rất cao đồng thời qua đó, chúng ta cũng có thể quảng bá về hình ảnh và đất nước con người Việt Nam với thế giới.

Bảng 1 Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam trong thời gian qua Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng KNXK Triệu USD 11540 14450 15018 16700 18500 Tăng hàngnăm % 123.9 15.2 103.9 111.2 110.7 KNXKTCMN Triệu USD 168 235 235.4 332 450 Tăng hàng năm % 151.4 139.8 100.2 141 135.5 Tỷ trọng XKTCMN % 1.5 1.6 1.68 1.99 2.4

Nguồn: báo cáo hàng năm của Bộ thương mại

Cho đến nay, hàng thủ công mỹ nghệ vẫn tiếp tục là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam và từ năm 1997 được xếp vào danh mục những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta. Năm 1997, theo thông kê của Hải

Quan, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã đạt 121 triệu USD, trong đó trên 50% là hàng gốm sứ mỹ nghệ( khoảng 610 triệu USD) và khoảng 25% là hàng dốm sứ mỹ nghệ( khoảng 30 triệu USD), bao gôm các loại hàng như: tranh, tượng gỗ, hàng sơn mài, đồ gỗ trạm khảm…Năm 1998. do khủng hoảng kinh tế khu vực, kim ngạch xuất khẩu đã giảm 8,3% so với năm 1997 nhưng vẫn đạt 111 triệu USD . Năm 1999, 9 tháng đầu năm xuất khẩu đạt 111 triệu USD , cả năm đạt 168 triệu USD tăng 51,3% so với năm 1998. Năm 2000 đánh dấu một thời kỳ phục hưng của ngành thủ công mỹ nghệ sau nhiều năm suy giảm. Kim ngạch xuất khẩu đạt 235 triệu USD , tăng 39,8 % so với cùng kỳ năm 1999. Nhưng đến năm 2002, kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ đạt 322 triệu USD tăng 41% so với năm 2001. Năm 2003 đạt 350 triệu USD, tăng 20% so với năm 2002. Và trong năm 2004 ngành thủ công mỹ nghệ đã đạt kim ngạch xuất khẩu 450 triệu USD , tăng 22,6% so với năm 2003. Các mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu lớn bao gồm hàng mây tre lá, hàng cói và hàng gốm sứ và hàng gỗ

Trong những năm gần đây, để đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Nhà nước đã có rất nhiều hoạt động hỗ trợ. Trong năm 2002, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cùng các cơ quan hữu quan và các doanh nghiệp đã xây dựng sàn giao dịch điện tử để trưng bày, giới thiệu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam lên mạng, sang giao dịch này là đầu mối cung cấp thông tin về thị trường , giới thiẹu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam , về các doanh nghiệp , cơ sở sản xuất kinh doanh mặt hàng này đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp trong giao dịch trực tuyến.

- Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Theo đánh giá cơ cấu mặt hàng xuất khẩu là tỷ lệ tương quan giữa các mặt hàng trong toàn bộ kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ . Hàng thủ công mỹ nghệ đa dạng về chủng loại , phong phú về mẫu mã do đó mà để đi sâu nghiên cứu tất cả các loại hàng thủ công mỹ nghệ là điều không dễ. Việt Nam xuất khẩu 1 nhóm hàng thủ công mỹ nghệ trong đó có 5 loại chính.Mỗi

mặt hàng xuất khẩu dù ít hay nhiều đều tham gia đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu.

Bảng 2 Cơ cấu mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu chính của Việt Nam từ năm 2000-2004

Chỉ tiêu đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004

Gỗ mỹ nghệ Triệu USD 50 52 62 76 30

Thêu ren - 14 18 22 27 11

Mây tre đan - 32.6 50.5 61 74 35.3

Thảm các loại - 5 12 14 17 4.5

Gốm sứ mỹ nghệ - 100 120 145 177 51.1

Nguồn: báo cáo tổng kết qua các năm của Bộ thương mại

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ đều tăng qua các năm trong đó mặt hàng có tỷ trọng lớn nhất là gỗ và gốm sứ sau đó mới đến mây tre đan và các mặt hàng khác. Mặt hàng gỗ và gốm sứ rất được các khách hàng Nhật Bản ưa chuộng do kiểu dáng rất phù hợp với phong cách của người Nhật với giá cả phải chăng. Riêng mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ là đảm bảo cho sự tăng trưởng ở mức cao. Hiện nay hàng gốm sứ mỹ nghệ là nguồn hàng xuất khẩu chủ lực trong số các chủng loại hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam , sau đó là đỗ gỗ mỹ nghệ, hàng mây tre đan. Đây là những mặt hàng mà nhu cầu luôn có xu hướng tăng. Năm 2000 nhóm hàng này đạt khoảng 12 triệu USD và năm 2002 đạt khoảng 16 triệu USD , mục tiêu trong năm 2005 đạt 20- 30 triệu USD .

- Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Như đã khẳng định ở trên, nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ trên thị trường trong nước và trên thế giới ngày càng tăng theo mức cải thiện đời sống nhân dân và sự phát triền thương mại, giao lưu văn hoá giữa các nước và mở rộng hoạt động du lịch trong nước và quốc tế. Tuy nhiên , phát hiện, nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của từng thị trường trong từng thời gian đối với từng chủng loại sản phẩm và nhanh chóng đáp ứng được các thị hiếu nhu cầu đó lại

là một công việc đầy khó khăn,phức tạp, đòi hỏi phải nhạy bén và tôn nhiều công sức chi phí . thực trạng trong những năm qua cho thấy, thị trường hàng thủ công mỹ nghệ được mở rộng và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ cũng đã phần nào khẳng định được vị trí của mình trên thị trường các nước. Ngoài việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang các thị trường truyền thống ,thị trường tiềm năng, chúng ta cần có những biện pháp hữu hiệu hơn nữa để mở rộng thị trường xuất khẩu. Hiện nay hàng thủ công mỹ nghệ đã có mặt trên khắp các châu lục, có nhiều nước tuy kim ngạch xuất khẩu không lớn nhưng hy vọng với sự cố gắng của các cấp vĩ mô, các công ty xuất nhập khẩu và các làng nghề,sẽ trở thành thị trường lớn trong tương lai.

Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong những năm qua có những giai đoạn thăng trầm, khi thuận lợi, lúc khó khăn, nhưng nhìn chung trong những năm gần đây đã có những chiều hướng phát triển tốt, có nhiều chủng loại hàng hoá mới và mở rộng được nhiều thị trường mới theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ thị trường và quan hệ buôn bán với các nước trên thế giới.

Hàng thủ công mỹ nghệ của ta đến nay đã có mặt tại 120 nước trên thế giới,chủ yếu là thị trường các nước Âu_ Mỹ và một số thị trường Châu á như Nhật Bản , Đài Loan, Hàn Quốc và một số nước Trung đông, nhưng ta chưa xuất được nhiều vào các thị trường có nhu cầu và dung lượng lớn. Mỹ là thị trường có nhu cầu lớn về hàng thủ công mỹ nghệ, Hàng thủ công quà tặng là một trong những mặt hàng Việt Nam có ưu thế trên thị trường Mỹ, nhưng chưa được các nhà doanh nghiệp Việt Nam quan tâm và đầu tư. Người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá rẻ, không phân biệt xuất xứ ở đâu, hơn nữa mặt hàng này ít chịu tác động của rào cản thương mại . Mới đây nhất, tại triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ diễn ra tại New York từ 15- 18 /5, những mặt hàng thủ công mỹ nghệ của hơn 20 công ty Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm chú ý của các khách hàng Mỹ. Một số bản ghi nhớ và

hợp đồngđã ký kết, mở ra nhiều cơ hội hợp tác xuất khẩu mặt hàng này qua thị trường mỹ cho các HTX và công ty mỹ nghệ của Việt Nam .

EU được coi là thị trường lý tưởng cho việc xuất khẩu các sản phẩm gỗ, gốm,sứ, mây tre lá, hàng thêu ren. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ chủ yếu của ta xuất sang EU là sản phẩm gỗ mỹ nghệ, đồ gốm sứ và các sản phẩm mây tre đan. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng lên khá nhanh(21.18%) nhưng chỉ chíêm tỷ trọng 2.8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này mặc dù khả năng sản xuất của ta là khá lớn. Dù cơ hội mở rộng thị trường tại EU là rât lớn nhưng hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam chưa thực sự xâm nhập nhiều vào EU . thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong khối EU là Đức (26.4%),Pháp(14.7%), Hà Lan( 11.6%), Anh(11%), Bỉ(10.7%) ,Italia( 7.4%). Tây ban Nha( 6.3%), Thuỵ Điển( 5.0%)…Điều đáng lưu ý là trong thời gian qua, nhiều thương gia EU lâu nay làm ăn vơí các chủ hàng Trung Quốc và của các nước ASIAN khác nay đã phần nao quan tâm đên thị trường Việt Nam hơn.Đay là một cơ hội cho xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam,cần có những giải pháp thích hợp để tận dụng lợi thế từ thị trường này, từ đó mở rộng thị trường cho hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam.

Nhật Bản là thị trường gần và có nhu cầu lớn về hàng thủ công mỹ nghệ của ta và nếu xét thị trường theo từng nước thì Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta từ năm 1991 đến nay( năn 1991 chiếm tỷ trọng tới 34,5% năm 2000 chiếm gần 15% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ). Nhật Bản cũng là thị trường lớn đối với nhiều loại hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam .

Ngưòi Nhật Bản có nhu cầu khá lớn về đồ gỗ, theo thống kê của Nhật, hàng năm ta đã xuất sang Nhật khoảng 60 triệu USD đồ dùng gia đình, trong đó chủ yếu là đồ gỗ. Xuất khẩu đồ gỗ vào Nhật Bản chưa gặp phải những quy định ngày càng khắt khe như của EU và Mỹ về bảo vệ rừng.

Theo số liệu năm 2002 thì bạn hàng lớn về xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chính là Nhật Bản với 33,35 triệu USD , sau đó mới đến Đức 25,4 triệu USD , Anh 17,64 triệu USD , Đài Loan 15,4 triệu USD …

Theo đánh giá của các chuyên gia tư vấn cao cấp của JETRO( tổ chức xúc tiến thương mại của Nhật Bản ) thì vài năm gần đây người tiêu dùng Nhật Bản rất chuộng hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam từ đồ gia dụng, trang trí nội thất đến hàng quà tặng. ở Nhật Bản , nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng nhiều trong khi sản xuất các loại hàng này lại giảm đi, các doanh nhân Nhật đi tìm nguồn hàng để nhập khẩu và các mặt hàng đượclàm từ đôi tay khéo léo của ngươi Việt Nam được họ chú ý bởi tính phong phú về kiểu dáng, mẫu mã giàu tính sáng tạo nghệ thuật. Những cơ sở sản xuất kinh doanh có hàng thường xuyên xuất khẩu sang Nhật Bản tiêu biểu là các hợp tác xã mây tre lá lớn nhỏ ở TP.HCM như: Ba Nhất, Hoà Hiệp ( Q4),Việt Tre, Phú Trung…đều khả quan, những sản phẩm như khay trái cây,mành cửa, bàn ghế, giỏ đựng vật phẩm, thảm lau chân, gối tre, lẵng hoa, giỏ đựng quần áo…được làm từ cói, mây, tre, xơ dừa đang rất được ưa thích tại thị trường Nhật Bản. Theo sự phản hồi của các doanh nghiệp Nhật Bản thì hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam ngoài yếu tố hài hoà, gần gũi với người Nhật thì giá cả cũng dễ chấp nhận. Tuy nhiên phía Nhật cũng lưu ý các nhà sản xuất Việt Nam không nên sao chép sản phẩm của nước ngoài, mà phải tạo nét độc đáo riêng bởi trước kia người Nhật Bản chỉ chú ý đến đặc điểm đa dạng, giá rẻ thì nay họ quan tâm nhiều đến chất lượng, sự sáng tạo về màu sắc, kiểu dáng, mẫu mã, nhất là nét văn hoá dân tộc thể hiện trên sản phẩm.

Bên cạnh đó, thị trường Đài Loan cũng nhập khẩu khá lượng đồ gỗ khá lớn của Việt Nam ,kim ngạch hàng năm khoảng 50-60 triệu USD , chiếm 20% kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Đài Loan. Đây là thị trường còn nhiều tiềm năng ta có thể khai thác để xuất khẩu vì thuế nhập khẩu mặt hàng này của Đài loan là thấp, từ 0-25% . Ngoài ra, một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cũng được xuất khâủ sang thị trường này, một mặt hàng khó xuất lâu nay với lô hàng lớn như đá mỹ nghệ Non Nước thì năm 1998 một công ty của Đà Nẵng đã hoàn thành hợp đồng xuất khẩu 2 container sang Đài Loan.

Một phần của tài liệu KDQT (18) (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w