Kim ngạch và thị trường nhập khẩu sắt thép của Công ty

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu thép của Cty CP tổng bách hóa- Bộ Thương mại (Trang 44 - 46)

II. THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU SẮT THÉP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG BÁCH HÓA

2. Tình hình nhập khẩu sắt thép của Công ty

2.1. Kim ngạch và thị trường nhập khẩu sắt thép của Công ty

Trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh nhập khẩu sắt thép ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị nhập khẩu hàng hoá của Công ty. Giá trị nhập khẩu sắt thép ngày càng tăng, được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây.

Bảng 2.8: Kim ngạch nhập khẩu sắt thép từ các thị trường qua các năm. Đơn vị: 1000 USD Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Đức 700 35 600 24 800 26,6 1000 20 Nhật Bản 600 30 800 32 1000 33,3 1400 28 Trung Quốc 400 20 700 28 800 26,6 2000 40 Singapo 300 15 400 16 400 13,5 600 12 Tổng 2000 100 2500 100 3000 100 5000 100

Qua bảng trên cho thấy tổng kim ngạch nhập khẩu thép của Công ty tăng liên tục từ 2 triệu USD năm 2002 đến 2,5 triệu USD năm 2003, lên 3 triệu USD năm 2004 và tăng lên 5 triệu USD năm 2005, tăng gấp 2,5 lần.

Hầu hết các thị trường nhập khẩu chính của Công ty đều có sự biến động tăng, giảm do trong quá trình hoạt động kinh nhập khẩu Công ty đều phải lựa chọn nguồn cung cấp nào đáp ứng được yêu cầu đặt ra và phù hợp với nhu cầu trong nước.

Thị trường nhập khẩu thép có nhiều biến động phức tạp nhưng Công ty vẫn giữ được mối quan hệ bạn hàng ổn định. Các đối tác bạn hàng chủ yếu là Đức, Nhật Bản, Trung Quốc và Singapo. Từ năm 2003 trở về trước thì Đức và Nhật Bản là hai bạn hàng chính của Công ty nhưng từ năm 2004 trở lại đây Trung Quốc đã trở thành bạn hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất của Công ty với kim ngạch 2 triệu USD năm 2005 chiếm 40% tổng giá trị nhập khẩu của Công ty, sau đó là Nhật Bản 1,4 triệu USD chiếm 28%, Đức là 1 triệu USD chiếm 20%, Singapo là 0.5 triệu USD chiếm 12%.

Tốc độ nhập khẩu của Công ty từ Trung quốc tăng nhanh nhất từ 20% năm 2002 lên 28% năm 2003 và lên 40% năm 2005 và đã trở thành thị trường nhập khẩu lớn của Công ty. Điều này làm cho tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty tăng lên đáng kể và tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty có thêm nhiều sự lựa chọn giữa các nhà cung cấp để đáp ứng tốt nhất mục tiêu và đem lại hiệu quả kinh doanh cho Công ty.

Việc tạo được mối quan hệ lâu dài với nhiều nhà cung cấp đã tạo điều kiện cho Công ty thuận lợi và dễ dàng hơn trong quá trình hoạt động kinh doanh nhập khẩu.

Xét về thị trường nhập khẩu ta thấy:

Thị trường Đức: là thị trường nhập khẩu thép lớn nhất của Công ty trong

năm 2002 chiếm 35% tổng kim ngạch nhập khẩu thép của Công ty. Tuy nhiên từ năm 2003 trở lại đây thì tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường này có sự giảm sút tương đối so với các thị trường nhập khẩu khác của Công ty cụ thể năm 2003 tỷ

trọng nhập khẩu từ thị trường Đức giảm còn 24%, năm 2004 có sự tăng lên đôi chút chiếm 26,6% nhưng sang năm 2005 thì lại có sự giảm sút còn chiếm 20% trong tổng kim ngạch nhập khẩu thép của Công ty. Tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường Đức có sự giảm sút một phần là do sự biến động của thị trường, một phần do Công ty có thêm các bạn hàng nhập khẩu mới, do nhu cầu tiêu thụ thép trong nước có sự biến động...

Thị trường Nhật Bản: là một trong số những thị trường nhập khẩu thép

quan trọng nhất của Công ty. Đây là thị trương luôn duy trì được sự ổn định cao và tăng lên tương đối. Kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Nhật bản tương đối cao. Năm 2002 chiếm 30% tổng kim ngạch nhập khẩu thép của Công ty, năm 2003 chiếm 32%, riêng năm 2004 đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu thép của Công ty chiếm 33,3%, sang năm 2005 có giảm đôi chút nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao 28%.

Thị trường Trung quốc: Đây là thị trường nhập khẩu thép của Công ty có

sự tăng lên nhanh chóng, chiếm tỷ trọng cao, năm 2002 chiếm 20% tổng kim ngạch nhập khẩu thép của Công ty, năm 2003 chiếm 28%, năm 2004 chiếm 26,6%, riêng năm 2005 chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu thép của Công ty, chiếm 40%. Đây là thị trường nhập khẩu lớn và tiềm năng của Công ty trong giai đoạn hiện nay. Sự tăng nhanh kim ngạch nhập khẩu thép từ Trung Quốc là do nhu cầu thép trong nước những năm qua lớn cộng với giá thành thép nhập khẩu từ Trung Quốc rẻ hơn so với các thị trường khác nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng, chi phí vận chuyển nhỏ hơn so với chi phí vận chuyển từ các thị trường khác,....

Thị trường Singapo: Có sự tăng lên về giá trị kim ngạch nhập khẩu qua

các năm. Tuy nhiên có sự biến động tăng giảm liên tục giữa các năm cụ thể năm 2002 chiếm 15%, năm 2003 tăng lên 16%, năm 2004 giảm xuống còn 13,5% và năm 2005 chiếm 12%.

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu thép của Cty CP tổng bách hóa- Bộ Thương mại (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w