- Bệnh: Theo dõi vào thời kỳ sau trỗ cờ:
3.2.2.4. Chỉ số diện tích lá (LAI): m
lá/m2đất,
Cũng như các loại cây trồng khác, lá ngô là cơ quan dinh dưỡng chính
làm nhiệm vụ quang hợp tạo ra vật chất khô cho cây, có tới 60% vật chất khô trong hạt do lá vận chuyển đến và 38% là do thân rễ tạo nên. Đặc biệt, lá ngô có nhiều khí khổng, trung bình một lá ngô có khoảng 2- 6 triệu khí khổng và có 500 - 900 khí khổng/ 1 mm2 lá. Do cấu tạo đặc biệt nên tế bào khí khổng của lá ngô rất nhạy cảm với điều kiện bất thuận của thời tiết khí hậu. Khi bị hạn, tế bào khí khổng khép lại nhanh để hạn chế một phần thoát hơi nước. Mặt khác, lá ngô cong theo hình máng nên có thể hứng và dẫn nước từ trên lá xuống gốc ngô
dù với lượng mưa rất nhỏ, chỉ cần lượng mưa khoảng 7 - 8 mm thì 8% diện tích
đất xung quanh gốc ngô ở độ sâu 25-30 cm đã chứa một lượng nước chiếm
70- 80% tổng lượng mưa (Nguyễn Đức Lương và cs, 2000)[11]. Như vậy, lá
ngô đóng vai trò quan trọng trong việc tạo năng suất của giống. Khả năng ra lá,
tuổi thọ lá và kích thước của lá không những do đặc tính của giống quyết định
mà còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Để nghiên cứu đặc tính này người
ta sử dụng chỉ tiêu chỉ số diện tích lá (m2
lá/m2đất). Qua nhiều kết quả nghiên
cứu đã cho thấy cơ sở để nâng cao năng suất cây trồng bằng con đường quang
hợp là nâng cao hệ số diện tích lá. Chỉ số diện tích lá tối ưu của giống ngô là
4m2lá/m2đất.
Hiện nay, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu nâng cao diện tích lá bằng
cách tạo ra giống có bộ lá thẳng và góc lá nhỏ, trong kỹ thuật trồng điều chỉnh sao cho lá hướng sang ngang hàng cách hàng để có thể tăng mật độ, tăng năng suất. Trong giới hạn nhất định chỉ số diện tích lá tăng làm cho hiệu suất quang
ánh sáng thì hiệu suất quang hợp giảm. Chỉ số diện tích lá phụ thuộc vào số lá trên cây và số cây/m2
.
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô, diện tích lá tăng dần qua các thời kỳ sinh trưởng và đạt mức tối đa vào khoảng thời gian từ trỗ cờ đến khi hạt ngậm sữa. Sau đó, diện tích lá ngô giảm do các lá ở phía dưới bị chết dần.
Số liệu bảng 3.4 cho thấy: Các giống tham gia thí nghiệm có chỉ số diện
tích lá biến động từ 2,1 4 - 3,28 m2lá/m2đất (vụ Thu Đông) và 2,9 - 3,7 m2lá/m2đất (vụ Xuân). Ở cả hai vụ, các giống trong thí nghiệm đều có chỉ số diện tích lá tương đương với đối chứng (2,64 và 3,1 m2lá/m2đất) một cách chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
3.2.3. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống ngô lai trong thí nghiệm vụ Thu Đông năm 2007 và v ụ Xuân 2008 tại Trường ĐHNLTN