Đánh giá hoạt động kinh doanh tại khách sạn:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quả trị nhân sự tại khách sạn Hàng Hải (Trang 36 - 42)

Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi.

Để tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn Hàng Hải khái niệm đầu tiên cần tìm hiểu đó là hiệu quả kinh doanh. Vậy hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế sử dụng nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao trong kinh doanh với chi phí bỏ ra là thấp nhất.

Về cơ bản hiệu quả kinh doanh được phản ánh trên 2 mặt đó là: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Trong đó hiệu quả kinh tế được quan tâm nhiều hơn và có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả xã hội.

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh khách sạn Hàng Hải:

2.2.1. Doanh thu:

Sau đây là bảng thống kê doanh thu qua 3 năm gần đây:

Bảng 1: Cơ cấu doanh thu

(ĐVT: VNĐ) Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Doanh thu từ dịch vụ lưu trú số tiền 1.422.049.964 1.606.916.461 1.687.262.283

tỉ lệ A/E 26% 27% 27% Doanh thu từ dịch vụ ăn uống số tiền 1.850.275.42 0 2.015.272.000 2.317.562.800 tỉ lệ B/E 33% 34% 36% Doanh thu từ dịch vụ cho thuê văn

phòng (C) số tiền 1.691.081.64 0 1.700.027.000 1.717.027.896 tỉ lệ C/E 31% 29% 27% Doanh thu từ dịch vụ bổ sung (D) số tiền 548.512.024 591.700.380 641.994.912 tỉ lệ D/E 10% 10% 10%

Tổng doanh thu (E) 5.531.919.04 8

5.913.916.461 6.363.847.891

(Nguồn: khách sạn Hàng Hải)

Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh thu từ các dịch vụ qua các năm đều tăng lên. Doanh thu từ dịch vụ lưu trú: năm 2007 tăng so với năm 2006 là 184.866.497 VNĐ, tương ứng với tỉ lệ tăng là: 13%. Năm 2008 tăng so với năm 2007 là: 80.345.822 VNĐ, nghĩa là tăng lên 5%. Nhìn vào con số tính toán trên ta thấy doanh thu từ dịch vụ lưu trú năm 2008 có tăng lên so với năm 2007 nhưng tốc độ tăng lại thấp hơn so với năm trước. Do giá cả thuê phòng của khách sạn khá cao, chưa mang tính cạnh tranh nên khách vãng lai đến thuê phòng cũng ít dần, khách đến lưu trú tại khách sạn chủ yếu vẫn là công nhân viên ngành Hàng Hải. Vì vậy, doanh thu bộ phận lưu trú năm 2008 không tăng lên là mấy, phần tăng chủ yếu vẫn là do lạm phát.

Doanh thu từ dịch vụ ăn uống: năm 2007 thu được nhiều hơn so với năm 2006 là: 164.996.580 VNĐ, tức tăng lên 8,9%. Năm 2008 tăng so với năm 2007: 302.290.800 VNĐ, tăng 15%. Doanh thu từ dịch vụ ăn uống lại trái ngược với dịch vụ lưu trú tốc độ tăng doanh thu năm sau lại cao hơn năm trước là: 6.1%. Tuy dịch vụ ăn uống vẫn chưa thu hút được thêm thị trường khách mới, nhưng nhờ chính sách quảng cáo, khuyến mãi mà người dân biết đến khách sạn nhiều hơn, nhiều người đặt tiệc cưới hơn, vì vậy doanh thu của bộ phận ăn uống tăng lên.

Doanh thu từ dịch vụ cho thuê văn phòng: năm 2007 tăng so với năm 2006: 8.945.980 VNĐ, tăng 05%. Năm 2008 thu được hơn năm 2007 số tiền: 17.000.276 VNĐ, tăng 1%. Doanh thu từ dịch vụ cho thuê văn phòng tăng rất chậm và rất ít vì,

cho thuê văn phòng chủ yếu kí hợp đồng dài hạn nên doanh thu thu được không tăng là mấy.

Doanh thu từ dịch vụ bổ sung: năm 2007 tăng so với năm 2006 là: 43.188.356 VNĐ, tăng 7,9%. Năm 2008 tăng so với năm 2007 là: 50.294.532 VNĐ, tăng 8,5%. Doanh thu từ dịch vụ bổ sung tuy rằng có tăng đều hàng năm nhưng so với doanh thu từ các bộ phận khác thì nó chiếm một tỉ lệ khá ít (10% trong tổng doanh thu của khách sạn).

Biểu đồ 1: So sánh cơ cấu doanh thu

Ta thấy qua 3 năm doanh thu từ dịch vụ ăn uống luôn chiếm một tỉ lệ cao nhất trong tổng doanh thu năm 2006 là: 33%, năm 2007: 34%, năm 2008: 36%. Chiếm tỉ lệ thấp nhất là doanh thu từ dịch vụ bổ sung cả 3 năm vẫn giữ nguyên tỉ lệ chiếm 10% trong tổng số doanh thu của khách sạn. Doanh thu đứng thứ hai là thu từ dịch vụ cho thuê văn phòng năm 2006: 31%, năm 2007: 29%, năm 2007: 27%. Xếp thứ 3 là doanh thu từ dịch vụ lưu trú năm 2006: 26%, năm 2007: 27%, năm 2008: 27%.

2.2.2. Lợi nhuận:

Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của doanh nghiệp.

Từ góc độ của doanh nghiệp, có thể thấy rằng lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại.

Bảng 2: Cơ cấu lợi nhuận

(ĐVT: VNĐ) Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Lợi nhuận từ dịch vụ lưu trú (A) số tiền 340.849.737 385.160.204 404.418.213 tỉ lệ A/E 11% 11,5% 11,2% Lợi nhuận từ dịch vụ ăn uống (B) số tiền 650.189.243 745.220.799 966.228.330 tỉ lệ B/E 20,6% 22,3% 26,7%

Lợi nhuận từ dịch vụ số tiền 1.635.879.937 1.638.825.917 1.644.826.193

cho thuê văn phòng (C) C/E Lợi nhuận từ dịch vụ bổ sung (D) số tiền 530.520.553 567.735.617 610.056.857 tỉ lệ D/E 16,6% 17,1% 16,7%

Tổng lợi nhuận (E) 3.157.439.470 3.336.942.537 3.625.529.593

(Nguồn: khách sạn Hàng Hải)

Lợi nhuận từ dịch vụ lưu trú: năm 2006 thu được lợi nhuận bằng 340.849.737 VNĐ, sang năm 2007 thu được 385.160.204 VNĐ, tức là năm 2007 thu được nhiều hơn so với năm 2006 số tiền: 44.310.467 VNĐ, tương ứng tỉ lệ tăng 13%. Năm 2008 thu được 404.418.213 VNĐ tăng so với năm 2007 số tiền: 19.258.009 VNĐ, tỉ lệ tăng 5%. Tốc độ tăng lợi nhuận của năm 2008 so với năm 2007 chậm hơn hẳn. Như ở phần doanh thu đã nói giá thuê phòng tại khách sạn khá cao, chưa mang tính cạnh tranh nên khách vãng lai đến với khách sạn cũng giảm dần. Khách sạn hiện tại chủ yếu chỉ có nhân viên ngành Hàng Hải đến nghỉ khi đi công tác. Vì vậy mặc dù lợi nhuận có tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với các năm trước.

Lợi nhuận từ dịch vụ ăn uống: năm 2006 dịch vụ ăn uống thu được số tiền lợi nhuận là: 650.189.243 VNĐ, năm 2007 thu được: 745.220.799 VNĐ, nhận thấy năm 2007 tăng so với năm 2006: 95.031.556 VNĐ, tăng 14,6%. Năm 2008 thu được: 966.228.330 VNĐ tăng so với năm 2007: 221.007.531 VNĐ, tăng 29,7%. Ngược lại với bộ phận lưu trú tốc độ tăng lợi nhuận của bộ phận ăn uống năm 2008 tăng nhanh hơn so với năm 2007. Lý do tăng cũng giống như ở phần doanh thu do chính sách quảng cáo, khuyến mại của khách sạn đã thu hút được khối lượng khách đến thuê địa điểm làm đám cưới, tổ chức tiệc nhiều hơn các năm trước.

Lợi nhuận từ dịch vụ cho thuê văn phòng: năm 2006 thu được 1.635.879.937 VNĐ, năm 2007 thu được: 1.638.825.917 VNĐ, năm 2007 tăng so với năm 2006 số tiền: 2.945.980 VNĐ, tăng 0,2%. Năm 2008 thu được: 1.644.826.193 VNĐ tăng so với năm 2007 số tiền: 6.000276 VNĐ, tăng 0,4 %. Dịch vụ cho thuê văn phòng tuy thu được lợi nhuận chiếm một tỉ lệ cao nhất nhưng tốc độ tăng lại rất chậm, do dịch vụ này thường được ký hợp đồng dài hạn khoảng 3 năm.

Lợi nhuận từ dịch vụ bổ sung: năm 2006 thu được: 530.520.553 VNĐ, năm 2007 thu được: 567.735.617 VNĐ, tức năm 2007 tăng so với năm 2006 số tiền: 37.215.064 VNĐ, tăng 7%. Năm 2008 thu được: 610.056.857 VNĐ, tăng so với năm 2007 số tiền: 42.321.240 VNĐ, tăng 7,5%.

Biểu đồ 2: So sánh cơ cấu lợi nhuận

Ta thấy: Tuy doanh thu từ dịch vụ ăn uống luôn chiếm tỉ lệ cao nhất trong 3 năm nhưng lợi nhuận thu được thì lại đứng sau lợi nhuận từ dịch vụ cho thuê văn

phòng, điều này có thể giải thích là do chi phí của bộ phận ăn uống bỏ ra nhiều hơn đủ để lợi nhuận của nó đứng trước dịch vụ cho thuê văn phòng. Lợi nhuận thu được đứng thứ 3 là từ dịch vụ bổ sung năm 2006 chiếm: 16,6%; năm 2007: 17,1%, năm 2008: 16,7%. Lợi nhuận thấp nhất của dịch vụ lưu trú năm 2006 chỉ chiếm 11%, năm 2007: 11,5%, năm 2008: 11,2%. Điều này chứng tỏ dịch vụ lưu trú kinh doanh đạt hiệu quả không cao.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quả trị nhân sự tại khách sạn Hàng Hải (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w