Mòn và tuổi bền của các loại dụng cụ phủ (TiN) khi phay

Một phần của tài liệu Luận văn Nghiên cứu mòn và tuổi bền của dao phay lăn răng đĩa xích thép gió sản xuất tại Việt Nam pptx (Trang 61 - 62)

- Nhóm hai cacbit: Còn gọi là hợp kim cứng titanvonfram, ký hiệu: TK Nhóm này được tạo thành bởi cacbít vonfram, cacbít titan và dung dịch đặc của chúng trong

2.2.3.7. Mòn và tuổi bền của các loại dụng cụ phủ (TiN) khi phay

Quá trình cắt khi phay là không liên tục và tốc độ cắt pháp tuyến ảnh hưởng thấp. Kết quả quá trình không liên tục là sự biến đổi đáng chú ý của nhiệt độ max khi cắt đến khoảng vài trăm độ trong hành trình phay đơn. Tonshoff cùng các tác giả khác 1991 tính toán nhiệt độ trên mặt trước biến đổi trong một hành trình phay từ khoảng 2000C đến 9000C khi cắt thép đúc với mảnh gốm ở tốc độ cắt 17m/s. Tuổi bền được cải thiện tù 3 đến 10 lần đã được thông báo khi sử dụng dụng cụ phủ TiN so sánh với dụng cụ không phủ.(Amber -1984, Vogel-1989), năng suất của quá trình chế tạo tăng đáng kể do tốc độ cắt và lượng chạy dao có thể tăng gấp đôi khi sử dụng dụng cụ phủ TiN. Khả năng đó vẫn không bị mất đi sau khi mài sắc lại vì mòn mặt trước không xuất hiện khi cắt sử dụng tốc độ cắt bình thường. Cơ chế mòn chủ yếu là sự phát triển mòn mặt sau do dính bám, nhưng khi thời gian cắt tăng, nứt vỡ lớp phủ xuất hiện trên mặt trước, điều đó được Spur (1990). quan sát khi phay vật liệu rèn bằng mảnh phủ TiN bằng phương pháp PVD. Tuổi bền của dao phay được cải thiện với lớp phủ trong hai trường hợp cắt khô và cắt ướt (hình 2.17).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn TiN-HSS- C¾t kh« HSS - C¾t kh« TiN-HSS - C¾t -ít HSS- C¾t -ít

Kho¶ng chiÒu dµi c

¾t (m

m)

.

Hình 2.17. Tuổi bền khi phay vật liệu thép rèn với mảnh phủ, không phủ

Trong khi đánh giá quá trình phay thép Konig cùng các tác giả khác tìm thấy sự cải thiện của tuổi bền dụng cụ phủ (Ti,Al)N so với dụng cụ phủ TiN. Ngoài ra dụng cụ phủ TiCN cho khả năng chống mòn tốt và có tuổi bền gấp hơn 3 lần dụng cụ phủ TiN.

Để gia công các vật liệu mầu như nhôm, nhôm-silic, đồng thau.... Tuổi bền dụng cụ cắt cải thiện 2 tới 18 lần khi sử dụng lớp phủ kim cương bằng phươg pháp CVD so sánh với mảnh cacbít cementít (McCune-1989, Soderberg-1991). Sự cải thiện ở mức cao đã được Kikuchi (1991) quan sát khi phay Al-12% Si, mặt đầu blốc xilanh động cơ ôtô khi sử dụng dụng cụ cácbít cementít phủ kim cương có tuổi bền gấp 18 lần so với dụng cụ không phủ

Một phần của tài liệu Luận văn Nghiên cứu mòn và tuổi bền của dao phay lăn răng đĩa xích thép gió sản xuất tại Việt Nam pptx (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)