I. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC: 1. Cơ cấu tổ chức:
2. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể:
Tổ kỹ thuật:
Công tác quản lý kỹ thuật vận hành lưới điện:
-Tổ chức thực hiện việc lập và hoàn thiện các hồ sõ quản lý kỹ thuật, các lý lịch đýờng dây, thiết bị chính theo qui trình, qui phạm hiện hành. Tổ chức cập nhật kịp thời các hồ sơ quản lý kỹ thuật đã lập.
- Chủ trì và phối hợp các Đội QLLĐ, VHLĐ điều tra và phân tích nguyên nhân sự cố trên lưới điện. Đề ra các biện pháp khắc phục sự cố trên lưới điện nhằm tái lập điện nhanh chóng. Tổ chức họp rút kinh nghiệm để tránh sự cố tương tự tái diễn. Đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, nâng cao độ tin cậy và chất lượng điện năng.
- Thống kê, phân tích và báo cáo tình hình vận hành lưới điện hàng ngày, hàng tuần , hàng tháng, hàng quý, 6 tháng và cả năm.
- Chủ trì và phối hợp các Đội QLLĐ, VHLĐ điều tra và phân tích nguyên nhân sự cố vật tý thiết bị trên lưới điện. Định kỳ phân tích đánh giá, báo cáo VTTB hư hỏng theo yêu cầu Công ty.
- Tổ chức thực hiện các công tác định kỳ về kỹ thuật nhý: báo cáo QLKT, Quản lý MBT, số liệu đo tải trạm, thử nghiệm định kỳ MBT...Báo cáo các công tác kỹ thuật định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Điện lực, Công ty quy định.
TRƯỞNG PHÒNG PHÓ TRƯỞNG PHÒNG ( Kỹ thuật) PHÓ TRƯỞNG PHÒNG ( AT- BHLĐ) TỔ KỸ THUẬT TỔ AT - BHLĐ
- Lập, hướng dẫn và kiểm tra công tác thực hiện phương án giảm mất điện bao gồm giảm sự cố, giảm cắt điện đột xuất, giảm cắt điện công tác định kỳ và giảm trả điện trễ.
- Thực hiện chýõng trình GIS phần lưới trung thế, trạm biến thế trên phần mềm Mapinfo, thực hiện chương trình PSS.ADEP để tính phân bố công suất, bố trí thiết bị, điểm dừng lưới hợp lý … nhằm tối ưu hóa trong việc vận hành lưới điện.
- Hướng dẫn và quản lý, kiểm tra các đõn vị trong công tác theo dõi hệ thống cáp điện thoại, truyền hình, thông tin, chiếu sáng … đi chung trụ với hạ tầng lưới điện, đề ra các biện pháp đảm bảo vẽ mỹ quan, an toàn trên lưới điện cũng như khai thác các hợp đồng cho thuê hạ tầng (trụ điện, mương cáp …) đối với Đơn vị ngoài.
- Tổ chức công tác dịch thuật, biên soạn bổ sung các qui trình sử dụng, vận hành máy móc thiết bị đang sử dụng tại Điện Lực đảm bảo mọi máy móc, thiết bị đều có qui trình hướng dẫn và phổ biến đến người sử dụng máy móc thiết bị. - Xây dựng, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Đội thực hiện kế hoạch bảo trì, kiểm tra, SCTX lưới điện.
- Nghiên cứu và định hýớng áp dụng công nghệ, VTTB mới trong công tác quản lý vận hành, quản lý kỹ thuật và đầu tý xây dựng.
- Tổ chức nghiên cứu, chế tạo, cải tiến và phục hồi các thiết bị, phụ kiện lưới điện.
Tổ An Toàn-Bảo Hộ Lao Động:
Nhiệm vụ chính: Công tác kiểm tra an toàn, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão, bảo vệ môi trường, bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp và an toàn điện trong nhân dân.
- Xây dựng chương trình, biện pháp kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp và an toàn điện trong nhân dân để đảm bảo sản xuất an toàn cho con người và thiết bị trong toàn công ty Điện lực.
- Phổ biến hướng dẫn cụ thể hóa, các luật, nghị định, chỉ thị, nghị quyết, tiêu chuẩn, quy định, quy trình, quy phạm, … về công tác kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp và an toàn điện trong nhân dân của nhà nước, Bộ, Tổng Công ty và Công ty.
- Nghiên cứu, biên sọan các quy trình, quy định , tiêu chuẩn, … về công tác kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp và an toàn điện trong nhân dân để áp dụng cho toàn Điện lực.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trong việc thực hiện các quy trình, quy phạm, quy định, chỉ thị, nghị quyết, kiến nghị, thông báo, chương trình, … về công tác kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ,bảo vệ môi trường, bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp và an toàn điện trong nhân dân của Nhà nước, Bộ, Tổng Công ty, Công ty, Điện lực để kịp thời chỉ đạo, uốn nắn, xử lý.
- Tổ chức nghiên cứu và trình cấp trên có thẩm quyền để giải quyết các trường hợp xin bổ sung, sửa đổi, … các quy trình, quy phạm, … hiện hành về công tác kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp và an toàn điện trong nhân dân. - Tổ chức thi sát hạch quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn- bảo hộ lao động cho toàn thể cán bộ kỹ thuật, công nhân trực tiếp sản xuất của các đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực.
- Tổ chức điều tra các vụ tai nạn lao động trong Điện lực. Thống kê, phân tích báo cáo, phổ biến, rút kinh nghiệm,… các trường hợp tai nạn lao động trong toàn Điện lực theo quy định.
- Triển khai, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trong việc thực hiện công tác bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp và an toàn điện trong nhân dân.
3. Sự phối hợp hoạt động giữa các phòng KT&ATBHLĐ,đội QLLĐ, đội QLĐK.
- Phối hợp với đội QLĐK tổ chức lập biên bản nghiệm thu sau khi lắp mới điện kế cho khách hàng.
- Phối hợp với Đội QLLĐ đề ra hướng giải quyết khắc phục sự cố.
- Kết hợp với Đội QLLĐ, VHLĐ thiết lập các phương thức vận hành lưới điện tối ưu ở chế độ bình thường và chế độ sự cố.
- Phối hợp Đội QLLĐ lập lịch đăng ký cắt điện hàng tuần, hàng tháng của Điện Lực.
- Lập phương án giữ điện ýu tiên phục vụ các dịp lễ hoặc các cuộc họp cấp cao trên địa bàn Quận Thủ Đức và tham gia trực giữ điện ýu tiên theo phân công của đõn vị.
- Theo dõi, tính toán hiệu suất khu vực. Theo dõi, kiểm tra công tác thực hiện giảm tổn thất về mặt kỹ thuật. Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp, phương án giảm tổn thất điện năng trên lưới điện.
- Phối hợp với Đội VHLĐ, QLLĐ thực hiện quản lý vận hành, bảo dýỡng, sửa chữa hệ thống cáp quang Điện lực. Cập nhật kịp thời sõ đồ phủ sóng cáp quang trên địa bàn.
- Tham gia giải quyết các khiếu tố khiếu nại của khách hàng.
- Tham gia Hội đồng thi đua, Hội đồng xét thýởng năng suất, Hội đồng thýởng vận hành an toàn, Hội đồng xét sáng kiến của Điện Lực.
- Đánh giá năng lực các nhà thầu xây lắp, các nhà cung cấp và các nhà sản xuất VTTB.
II. TÌM HIỂU CÔNG TÁC AN TOÀN VÀ SÁNG KIẾN Ở CTY ĐIỆN LỰC THỦ ĐỨC
1. Công tác an toàn:
- Không để xảy ra tai nạn lao động : phải nâng cao ý thức chấp hành quy trình ,quy định AT-BHLĐ ,ý thức tự bảo vệ mình của người công nhân.
- Không để xảy ra cháy nổ ở văn phòng làm việc ,nhà kho ,không để xảy ra cháy nổ nghiêm trọng trên đường dây,trạm điện.
- Thực hiện giảm 40% trong tổng số 87 số vụ vi phạm HLATLĐCA còn lại theo chỉ tiêu Tổng công ty giao năm 2012, không để phát sinh mới nhà ,công trình vi phạm HLATLĐCA mà không xử lý được .
- Không để xảy ra tai nạn điện ngoài nhân dân do chủ quan ,đặc biệt không để xảy ra tai nạn chết người do rò điện,ngã trụ đứt dây.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho người lao động và môi trường làm việc - Bảo vệ môi trường và mỹ quan lưới điện.
2. Sáng kiến ở công ty :
- Sáng kiến là kết quả lao động sáng tạo khoa học công nghệ, khoa học quản lý của người lao động có tác dụng làm đòn bẩy cho phát triển khoa học công nghệ và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Giải pháp mới về kỹ thuật hoặc về tổ chức sản xuất có khả năng áp dụng và mang lại hiệu quả thiết thực cho Công ty, đơn vị.
+ Mọi cá nhân, tập thể trong công ty đều có quyền đưa ra sáng kiến của mình về một lĩnh vực cụ thể, góp phần làm cho công ty tăng lợi nhuận, doanh thu cao góp phần làm phát triển mạnh mẽ hơn cho công ty.
+ Đưa ra những sáng kiến mơi nhất, hay nhất và được sự thẩm định của bộ phận thẩm định để góp phần làm mới phương thức công tác cũng như làm mới công tác quản lí, vận hành sửa chửa thiết bị.
+ Người trong công ty có sáng kiến giúp mang về nhiều lợi nhuận cho công ty sẻ được thẩm định kiểm tra chất lượng của sáng kiến.
Một số sáng kiến được công nhận và áp dụng tại Công ty (tháng 6/2012) :
+ Chế tạo tải trở mẫu để sử dụng trong công tác kiểm tra nhanh mức độ chính xác của điện kế trước khi thay bảo trì là sáng kiến của :Phạm Minh Chánh và Trần Quang Văn.
+ Công tác cắt điện tại nhà khách hàng do thiếu nợ tiền điện là sáng kiến của :Trần Thanh Nga và Hoàng Công Luật.
III. NỘI DUNG CÔNG TÁC THIẾT KẾ LƯỚI ĐIỆN
1. Lập phương án đầu tư :
Nội dung phương án đầu tư bao gồm:
- Nêu rõ sự cần thiết đầu tư công trình
- Quy mô đầu tư
- Tiêu chuẩn công nghệ
- Khải toán giá trị đầu tư
- Tính toán các giá trị về kinh tế
- Lập phương án đầu tư
- Trình công ty phê duyệt
2. Khảo sát:
- Hình thức lựa chọn : đơn vị tư vấn khảo sát – đấu thầu, chỉ định thầu hoặc tự thực hiện (nếu có năng lực).
- Đơn vị tư vấn khảo sát lập báo cáo khảo sát.
Nội dung báo cáo khảo sát gồm:
- Báo cáo kết quả khảo sát địa hình.
- Báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình.
Lập phương án đầu tư Thẩm định Khảo sát Tư vấn thiết kế
- Báo cáo kết quả khảo sát khí tượng thủy văn.
- Báo cáo kết quả điều tra môi trường.
3. Tư vấn thiết kế :
- Hình thức tư vấn lựa chọn đơn vị thiết kế
- Đấu thầu, chỉ định thầu hoặc tự thực hiện bản vẽ chi tiết.
- Bản vẽ chi tiết
- Căn cứ kết quả khảo sát, đơn vị tư vấn thiết kế.
- Lập thiết kế kỹ thuật thi công và dự toán công trình (báo cáo kinh tế kỹ thuật).
- Chủ đầu tư Điện Lực tổ chức thẩm định thiết kế và dự toán, quyết định phê duyệt thiết kế và dự toán công trình.
- Tổ chức đấu thầu thi công công trình.
- Sau khi thi công hoàn tất công trình, đơn vị thi công phải lập phiếu hoàn tất công trình, lập hồ sơ hoàn công công trình.
Các bước tiến hành lập phương án kỹ thuật SCL:
- Khảo Sát.
- Lập bản phân bố trụ.
- Lập bản thống kê vật tư thiết bị. - Lập bản kê vật tư thiết bị tổng hợp. - Lập bản thống kê vật tư thiết bị thu hồi.
IV. CÔNG TÁC QUẢN LÍ, ĐẠI TU, SỬA CHỮA LƯỚI TRUNG, HẠ
THẾ, MBT:
1. Công tác quản lý, đại tu, sửa chữa MBT: a. Công tác quản lý MBT:
- Hiện nay, MBT được phân chia chủ yếu thành hai nhóm: MBT công cộng và MBT chuyên dùng. Mỗi MBT sẽ được đánh số để tiện cho việc theo dõi vị trí máy.
- Trong quá trình vận hành, MBT có các tình trạng hoạt động:
+ Bình thường là tình trạng hoạt động không bị non tải hay quá tải. 30% - 70%
+ Non tải gây tổn hao trong quá trình vận hành. Có 2 loại tổn hao: tổn hao khi không tải (tổn hao do phát nhiệt trên dây, mạch từ…) và tổn hao khi có tải (tổn hao trong quá trình sử dụng của khách hàng).
+ Quá tải thường xuyên sẽ làm giảm tuổi thọ máy. Các MBT hoạt động ở 80% tải sẽ được tiến hành quan sát, nếu cần thiết sẽ thay máy khác có công suất lớn hơn để đảm bảo cung cấp điện liên tục.
+ MBT có thể hoạt động quá tải cao hơn định mức 140% với thời gian không quá 6 giờ trong một ngày đêm và trong 5 ngày liên tiếp. Những máy này sẽ được quan sát và thay thế máy khác có công suất lớn hơn.
b. Sửa chữa MBT:
Ở MBT tình trạng bị rỉ dầu thường xảy ra nhất. Các vị trí thường xảy ra rỉ dầu:
+ Van xả dầu: thường xảy ra nhất.
+ Chân sứ hạ: thường xảy ra.
+ Chân sứ cao: ít xảy ra.
+ Ron, mặt máy: ít xảy ra. Khi xảy ra rỉ dầu ở mặt máy Công ty Điện lực sẽ phối hợp với Trung tâm Thí nghiệm điện để xử lý.
+ Cánh tản nhiệt: ít xảy ra và xảy ra chủ yếu do va chạm.
+ Khi xảy ra rỉ dầu, tuỳ trường hợp mà Phòng KT sẽ đưa ra các hướng xử lý khác nhau sao cho thời gian cắt điện là thấp nhất.
c. Đại tu MBT:
Các trường hợp phải tách máy MBT ra khỏi vận hành:
+ Có tiếng kêu to, không đều hoặc tiếng phóng điện.
+ Nhiệt độ của máy tăng bất thường và liên tục.
+ Dầu tràn ra ngoài máy, vỡ kính phòng nổ hoặc dầu phun ra qua vành an toàn.
+ Mức dầu thấp dưới mức quy định và còn tiếp tục hạ thấp.
+ Màu sắc của dầu thay đổi đột ngột.
+ Các sứ bị rạn, vỡ và phòng điện bề mặt, đầu cốt bị nóng đỏ.
+ Kết quả thí nghiệm không đạt tiêu chuẩn quy định.
-Sau khi tách MBT ra khỏi vận hành, những MBT này sẽ được đem đi đại tu. Phòng Kỹ thuật sẽ lặp danh sách các MBT và gửi giấy thông báo về Trung tâm Thí nghiệm điện.
- MBT này sẽ được đưa đến Công ty Thí nghiệm Điện Lực.
- Trung tâm Thí nghiệm điện tiến hành kiểm tu có sự tham gia của đại diện Phòng Kỹ thuật.
-Sau đó Công ty thí nghiệm Điện Lực kết hợp với phòng kỹ thuật đưa ra biện pháp xữ lí các sự cố: Thay dầu, châm thêm dầu, quấn dây mới…..
2. Công tác sửa chữa lớn (SCL) lưới trung, hạ thế:
- SCL lưới trung, hạ thế có chu kỳ sau 6 năm 1 lần. - Thời gian trình kế hoạch:
+ Phòng KT, Đội QLLĐ khảo sát chuẩn bị danh mục công trình lưới điện vào tháng 1 và 2 của năm trước năm kế hoạch. Nội dung khảo sát bao gồm: khảo sát chi tiết từng trụ, tình trạng dây (có bị bong, tróc cách điện…); tình trạng sứ (có bị nứt, mẻ, bề mặt sứ có bị phóng điện hay không…); tình trạng đà (bị rỉ, sét như thế nào); tình trạng trụ (bị nghiêng, bị nứt…). Sau khi khảo sát, Đội QLLĐ sẽ tổng hợp lại và cùng với Phòng KT lập phương án sửa chữa.
+ Phòng KHVT tổng hợp danh mục công trình, đăng ký với Công ty kế hoạch SCL hàng năm trong tháng 2 của năm trước năm kế hoạch.
Giao kế hoạch:
+ Công ty thống nhất danh mục công trình SCL trong tháng 4 của năm trước năm kế hoạch để các đơn vị có cơ sở lập Phương án Kỹ thuật và dự toán.
+ Công ty tạm giao kế hoạch SCL hàng năm vào tháng 7 của năm trước năm kế hoạch cho các công trình đã có hồ sơ đầy đủ và trình duyệt kế hoạch đấu thầu VTTB.
+ Công ty điều chỉnh giao kế hoạch SCL chính thức hàng năm vào tháng 10 của năm trước năm kế hoạch nhằm bổ sung hoặc huỷ bỏ một số công trình phát sinh trong năm kế hoạch.