Đánh giá chung về TNSP

Một phần của tài liệu PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC CỦA HỌC SINH MIỀN NÚI KHI DẠY HỌC BÀI TẬP VẬT LÍ CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC VẬT RẮN (VẬT LÍ 12 - NÂNG CAO) (Trang 110 - 130)

Qua việc tổ chức, theo dõi và phân tích diễn biến các giờ học thực nghiệm, trao đổi với giáo viên, học sinh cộng tác trong đợt thực nghiệm, thu thập, phân tích và xử lí số liệu qua các bài kiểm tra, chúng tôi có những nhận định sau đây:

1. TNSP đã được thực hiện đúng kế hoạch, đạt được mục đích và nhiệm vụ đặt ra.

2. Việc lựa chọn bài tập và tổ chức hướng dẫn học sinh giải bài tập như đã phân tích ở chương 2 là phù hợp với học sinh miền núi. Các tiến trình dạy học đã xây dựng là khoa học và có thể vận dụng có hiệu quả ở các trường THPT miền núi.

3. Kết quả thu được trong TNSP về mặt định tính và mặt định lượng ở nhóm thực nghiệm cao hơn ở nhóm đối chứng, điều đó đã phản ánh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài.

Từ những nhận định trên, chúng tôi cho rằng phương án đổi mới phương pháp dạy học mà đề tài thực hiện có tính khả thi và có thể phát triển, nhân rộng không chỉ trong dạy học bài tập chương Động lực học vật rắn mà có thể vận dụng cho việc dạy học các chương khác của chương trình vật lí.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN CHUNG

Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đã giải quyết được những nhiệm vụ cơ bản sau:

1. Phân tích để làm sáng tỏ cơ sở lí luận về vấn đề phát huy tính tích cực và tự lực nhận thức của học sinh, cụ thể: về khái niệm, biểu hiện, phân loại và các phương pháp, biện pháp phát huy tính tích cực và tự lực nhận thức, mối quan hệ giữa tính tích cực và tính tự lực nhận thức.

2. Phân tích rõ đặc điểm của bài tập trong dạy học Vật lí: về khái niệm, tác dụng, phân loại, các bước giải bài tập vật lí và các kiểu hướng dẫn học sinh giải bài tập vật lí.

3. Tìm hiểu đặc điểm học sinh miền núi, nghiên cứu thực trạng dạy học bài tập Vật lí ở một số trường THPT miền núi. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, tự lực học tập bài tập Vật lí của học sinh THPT miền núi.

4. Nghiên cứu đặc điểm chương “Động lực học vật rắn”. Xây dựng tiến trình dạy học một số chủ đề bài tập theo hướng đề tài đặt ra. Phân tích và sử dụng một số bài tập dùng để xây dựng lí thuyết và hướng dẫn cho học sinh tự học ở nhà.

5. Tiến hành TNSP để kiểm nghiệm, đánh giá kết quả nghiên cứu. Kết quả thu được bước đầu cho thấy tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.

6. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần trang bị cho giáo viên Vật lí ở các trường THPT cơ sở lí luận về phương pháp dạy học Vật lí theo hướng phát huy tính tích cực và tự lực của học sinh. Các giáo án đã soạn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên Vật lí dạy theo chương trình nâng cao, và dạy theo chương trình cơ bản có tự chọn nâng cao ở các trường THPT miền núi.

7. Để góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực và tự lực học tập của học sinh THPT miền núi, chúng tôi đề xuất một số ý kiến sau:

- Tiếp tục nghiên cứu và phát triển theo hướng của đề tài, cụ thể hoá vào từng nội dung dạy học, thực hiện kiên trì trong thời gian dài để tạo cho học sinh có được thói quen làm việc tích cực và tự lực, nhằm đem lại những kết quả thiết thực cho quá trình dạy học Vật lí ở các trường THPT miền núi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Cần tăng cường bồi dưỡng và tự bồi dưỡng có hiệu quả cho giáo viên dạy ở các trường THPT miền núi về đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực và chủ động của người học.

- Cần tăng cường trang thiết bị, đồ dùng dạy học, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo cho các trường THPT miền núi để đáp ứng các yêu cầu đổi mới mà ngành giáo dục đặt ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thế Khôi - Vũ Thanh Khiết - Nguyễn Đức Hiệp - Nguyễn Ngọc Hưng - Nguyễn Đức Thâm - Phạm Đình Thiết - Vũ Đình Tuý - Phạm Quý Tư (2008),

Vật lí 12 Nâng cao, NXB Giáo dục.

2. Nguyễn Thế Khôi - Vũ Thanh Khiết - Nguyễn Đức Hiệp - Nguyễn Ngọc Hưng - Nguyễn Đức Thâm - Phạm Đình Thiết - Vũ Đình Tuý - Phạm Quý Tư (2008),

Bài tậpVật lí 12 Nâng cao, NXB Giáo dục.

3. Nguyễn Thế Khôi - Vũ Thanh Khiết - Nguyễn Đức Hiệp - Nguyễn Ngọc Hưng - Nguyễn Đức Thâm - Phạm Đình Thiết - Vũ Đình Tuý - Phạm Quý Tư (2008),

Sách giáo viênVật lí 12 Nâng cao, NXB Giáo dục.

4. Lương Duyên Bình - Nguyễn Thượng Chung - Tô Giang - Trần Chí Minh - Vũ Quang - Ngô Quốc Quýnh (2005), Vật lí 12 - Sách giáo khoa thí điểm Ban KHTN (bộ 2), NXB Giáo dục.

5. Lương Duyên Bình - Nguyễn Xuân Chi - Nguyễn Thượng Chung - Tô Giang - Trần Chí Minh - Vũ Quang - Ngô Quốc Quýnh (2005), Sách giáo viên Vật lí 12 - Sách giáo khoa thí điểm Ban KHTN (bộ 2), NXB Giáo dục.

6. Đoàn Ngọc Căn - Đặng Thanh Hải - Vũ Đình Tuý (2008), Bài tập chọn lọc Vật lí 12, NXB Giáo dục.

7. Nguyễn Văn Ẩn - Nguyễn Bảo Ngọc - Phạm Viết Trinh(1993), Bài tập Vật lí đại cương (tập 1)- Sách Đại học Sư phạm, NXB Giáo dục.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12 - Môn Vật lí,NXB Giáo dục.

9. Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Duy Chiến, Phạm Thị Mai (2007), Lí luận dạy học Vật lí ở trường phổ thông, NXB Giáo dục.

10. Nguyễn Văn Khải (2009), Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học vật lí ở trường THPT (Tài liệu hướng dẫn tự bồi dưỡng cho giáo viên vật lí THPT miền núi), Thái Nguyên 2009.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

11. Phạm Hữu Tòng (1998), Định hướng hành động giải bài tập Vật lí, bài giảng chuyên đề cao học.

12. Phạm Hữu Tòng (2007), Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học Vật lí, Hà Nội.

13. Phạm Hữu Tòng (2006), Lí luận dạy học vật lí 1, NXB Đại học Sư phạm.

14. Trần Đức Vượng (2005), Một số vấn đề lí luận dạy học hiện đại, Giáo trình sau đại học, Hà Nội.

15. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, Bộ Giáo dục và Đào Tạo - Vụ GV.

16. I.F Kharlamop (1978), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào, NXB Giáo dục.

17. Nguyễn Đức Thâm, An Văn Chiêu, Vũ Đào Chỉnh, Phạm Hữu Tòng (1983)- (tập thể tác giả dịch), Phương pháp giảng dạy Vật lí trong các trường phổ thông ở Liên Xô và Cộng hoà dân chủ Đức, NXB Giáo dục.

18. Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại, NXB Giáo dục.

19. Nguyễn Kỳ (1996), Mô hình dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm,

Trường cán bộ quản lí giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

20. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp giáo dục tích cực, NXB Giáo dục, Hà Nội. 21. Phạm Viết Vượng (1995), Bàn về phương pháp giáo dục tích cực, Tạp chí

nghiên cứu giáo dục

22. Nguyễn Bá Dương, Phùng Đức Hải (1999), Về trình độ tư duy của học sinh PTTH miền núi, Tạp chí nghiên cứu Giáo dục.

23. Nghiêm Xuân Nùng , Lâm Quang Thiệp (1995), Trắc nghiệm và đo lường cơ bản trong giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

24. Lục Thị Na (2005), Phát triển năng lực tự lực, sáng tạo của học sinh miền núi thông qua tổ chức hoạt động giải bài tập vật lí phần vật lí phân tử và nhiệt học ở lớp 10 THPT, Luận văn thạc sĩ - ĐHSP Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

25. Vi Thị Thu (1999), Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, tự lực nhận thức của học sinh PTTH miền núi khi dạy phần cơ học - vật lí lớp 10, Luận văn thạc sĩ - ĐHSP Thái Nguyên.

26. Nguyễn Thị Mai Anh (2002), Phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh lớp 10 THPT qua giải bài tập vật lí bằng phương pháp véctơ, Luận văn thạc sĩ - ĐHSP Thái Nguyên.

27. Lê Văn Đình (2000), Tổ chức dạy học bài tập thí nghiệm chương Từ trường và chương Cảm ứng điện từ lớp 11 THPT nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực và tự lực hoạt động học tập, Luận văn Thạc sĩ - ĐHSP Hà Nội.

28. Dương Nghĩa Bộ (2000) “Định hướng hành động học tập nhằm nâng cao tính tích cực, tự lực chiếm lĩnh tri thức vật lí cho học sinh PTTH miền núi”, Luận văn thạc sĩ - ĐHSP Thái Nguyên.

29. Nguyễn Thế Khôi (1995), Một số phương án xây dựng hệ thống bài tập phần Động lực học vật lí 10 nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề, Luận án tiến sĩ, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

PHỤ LỤC 1

PHIẾU PHỎNG VẤN HỌC SINH

(Phiếu này chỉ nhằm mục đích nghiên cứu khoa học,

không sử dụng để đánh giá học sinh. Mong các em trả lời đúng sự thật )

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

Họ và tên: ………... Lớp: ...

II. NỘI DUNG PHỎNG VẤN: Em hãy điền dấu [+] vào ô mà em cho là thích hợp để trả lời mỗi câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Em có thích học môn Vật lí không?

Rất thích [ ] Bình thường [ ] Không thích [ ]

Câu 2: Em thƣờng tự học môn Vật lí vào thời gian nào?

(Thường xuyên: [+] ; Đôi khi: [-]; Chưa bao giờ: [0])

- Học thường xuyên vào các buổi trong tuần [ ] - Chỉ học tối hôm trước nếu ngày hôm sau có giờ Vật lí [ ] - Chỉ học khi giáo viên cho biết trước là sẽ có bài kiểm tra [ ] - Chỉ học khi chuẩn bị thi học kỳ. [ ]

Câu 3: Em cho rằng khả năng tự lực học môn Vật lí của mình nhƣ thế nào?

Tốt [ ] Khá [ ] Trung bình [ ] Yếu [ ]

Câu 4: Khi làm bài tập Vật lí em thƣờng:

- Học lí thuyết xong mới làm bài tập [ ] - Vừa làm vừa xem lại lí thuyết [ ] - Chỉ làm bài tập dễ [ ] - Chỉ giải những bài tập được giao [ ] - Làm hết các bài tập trong SGK, SBT [ ]

Câu 5: Khi tự giải bài tập Vật lí, em quan tâm đến điều nào sau đây?

- Độ khó hay dễ của bài toán [ ] - Tìm ra đáp án cho bài toán [ ] - Tính thực tiễn của hiện tượng nêu ra trong bài toán [ ]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Câu 6: Khi gặp phải bài tập khó em sẽ làm gì?

- Đọc kỹ lại lí thuyết rồi tiếp tục suy nghĩ [ ] - Thảo luận, trao đổi với bạn bè [ ] - Xem hướng dẫn trong sách giải bài tập [ ] - Đợi giáo viên chữa rồi chép lại [ ]

Câu 7: Khi giải bài tập Vật lí em thấy khó khăn ở điểm nào?

- Không tóm tắt được đề bài [ ] - Không nhớ lí thuyết [ ] - Nhớ lí thuyết nhưng không biết cách vận dụng [ ] - Không xác định được phương hướng giải [ ] - Không biết thực hiện các phép toán phức tạp [ ]

Câu 8: Những điều nào dƣới đây ảnh hƣởng tới khả năng nhận thức của em về môn Vật lí?

- Hoàn cảnh gia đình [ ] - Tính mạnh dạn hay rụt rè của bản thân [ ] - Sự nhiệt tình và phương pháp dạy học của giáo viên [ ] - Phương tiện phục vụ cho học tập bộ môn [ ] - Không có nhiều tài liệu tham khảo [ ] - Năng lực nhận thức của bản thân còn hạn chế [ ]

Câu 9: Em hãy cho biết những vấn đề sau: (Em hãy đánh dấu [+] vào ô mà em lựa chọn)

1. Một mômen lực không đổi tác dụng vào một vật có trục quay cố định. Trong những đại lượng dưới đây, đại lượng nào không phải là một hằng số?

- Mô men quán tính [ ] - Khối lượng [ ] - Gia tốc góc [ ] - Tốc độ góc [ ]

2. Đại lượng trong chuyển động quay của vật rắn tương tự như khối lượng trong chuyển động của chất điểm là:

- Mômen động lượng [ ] - Tốc độ góc [ ] - Mômen quán tính [ ] - Mômen lực [ ]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3. Trong trường hợp nào sau đây, vật quay biến đổi đều?

- Độ lớn gia tốc góc không đổi [ ] - Độ lớn tốc độ dài không đổi [ ] - Độ lớn gia tốc hướng tâm không đổi [ ] - Độ lớn tốc độ góc không đổi [ ] 4. Một cánh quạt cứ mỗi phút quay được 30 vòng thì có tốc độ góc bằng:

0,5 rad/s [ ] 6,28 rad/s [ ] 4,5rad/s [ ] 3,14 rad/s [ ] 5. Một bánh xe quay nhanh dần đều quanh trục. Lúc bắt đầu tăng tốc, bánh xe đang có tốc độ góc là 3 rad/s. Sau 10s tốc độ góc của nó tăng lên đến 9 rad/s. Gia tốc góc của bánh xe bằng:

0,3 rad/s2 [ ] 0,9rad/s2 [ ] 1,2 rad/s2 [ ] 0,6 rad/s2 [ ]

Câu 10: Để học tốt môn Vật lí em có đề nghị gì?

... ... ... Ngày ... tháng ... năm 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

PHỤ LỤC 2

PHIẾU PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN VẬT LÍ

(Phiếu này chỉ nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, không dùng để đánh giá giáo viên. Rất mong nhận được những ý kiến xác đáng của các đồng chí)

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. Họ và tên:………...Nam/nữ:………..Tuổi:...

2. Nơi đang công tác hiện nay: Trường ... 3. Số năm trực tiếp giảng dạy Vật lí ở trường THPT: ……….năm

4. Số lần được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ:………...lần

II. NỘI DUNG PHỎNG VẤN

Câu 1: Trong các giờ lên lớp đồng chí thƣờng sử dụng những phƣơng pháp dạy học nào? (Thường xuyên: [+] ; Đôi khi: [-] ; không sử dụng: [0])

- Diễn giảng - minh hoạ [ ] - Thuyết trình - Đàm thoại [ ] - DH nêu vấn đề [ ] - DH theo nhóm nhỏ [ ] - DH Mô hình hoá [ ] - Các phương pháp khác: ……….

Câu 2: Đồng chí thƣờng sử dụng hình thức tổ chức giải bài tập nào trong các giờ lên lớp? (Thường xuyên: [+], đôi khi: [ - ], không sử dụng: [ 0 ] )

- Giáo viên chữa bài, học sinh ghi chép [ ] - Một học sinh chữa bài, giáo viên nhận xét, cả lớp chép [ ] - Giáo viên nêu bài toán cho học sinh tự suy nghĩ làm bài [ ] - Giáo viên tổ chức cho cả lớp thảo luận, phân tích để giải bài toán [ ]

Câu 3: Theo đồng chí, mục đích chính của giờ bài tập là: (Đồng ý: [+]) - Chữa được nhiều bài tập [ ] - Củng cố, khắc sâu kiến thức lí thuyết và vận dụng giải bài tập [ ] - Rèn luyện cho học sinh phương pháp giải bài tập [ ]

Câu 4: Trong giờ bài tập đồng chí thƣờng kết hợp sử dụng đồ dùng dạy học nào?(Thường xuyên: [+] ; Đôi khi: [-] ; không sử dụng: [0])

- Phiếu học tập [ ] - Tranh ảnh, hình vẽ minh họa [ ] - Máy chiếu đa năng (Projector) [ ] - Máy chiếu vật thể (camera) [ ]

Câu 5: Theo đồng chí trong lớp đồng chí dạy:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Số học sinh giải được bài tập khi đã được chỉ rõ từng bước cần thực

Một phần của tài liệu PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC CỦA HỌC SINH MIỀN NÚI KHI DẠY HỌC BÀI TẬP VẬT LÍ CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC VẬT RẮN (VẬT LÍ 12 - NÂNG CAO) (Trang 110 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)