Bài-16: Các thuật ngữ thông dụng trong sơ đồ MOBILE

Một phần của tài liệu Giáo trình: Giao tiếp tín hiệu docx (Trang 25 - 29)

Bài này chúng tôi cung cấp một số từ viết tắt thường gặp trên sơđồ Mobile và thông dịch một số từ hay dùng trong chuyên ngành sửa chữa điện thoại động bao gồm cả 2 lĩnh vực phần cứng và phần mềm .

Do bài viết rất dài ( 12 trang) nên dưới phần nội dung Hạnh Linh chỉ trích một phần ngắn của bài này.

Muốn xem đầy đủ các bạn phải download file *pdf để xem trên máy tính. ICHG- Indicator Charge : Chỉ thị tình trạng mức xạc.

IHF- In High Frequency: Bộ dữ liệu vào liên quan tới cao tần. IF-Intermediate Frequency: Tần số trung bình ( trung tần ). I_FBUS: Tín hiệu vào từ tuyến F( tuyến có tốc độ cao).

I_MBUS: Tín hiệu vào từ tuyến M( tuyến được bắt đầu từ một bộ nhớ nào đó).

bao di đông toàn cầu. Nếu thiết bị nào có gắn mã số này và dĩ nhiên là mã của nó phù hợp với bộđăng ký thiết bị, gọi là EIR (Equipment Indentity Register), thì nó sẽđược nhận dạng là thiết bị liên lạc di động. Với các dòng NOKIA, nếu số IMEI được lưu trong FLASH thì bạn có thể thay đổi được từ ít nhất 1 lần. Với các dòng máy DCT4, IMEI được UEM ghi số thông qua file có định dạng đuôi *.RPL để ghi lại khi thay IC nguồn mới. Và người ta gọi đây là đồng bộ UEM-Flash. IMEI có 15 chữ số hợp thành, ví dụ:

AA BBBB CC DDDDDD-E, trong đó:

AA: Là mã xác định tổ chức cấp phép số IMEI.Ví dụ tổ chức PTCRB của Mỹ hoặc BABT của Anh chẳng hạn.

BBBB: Là mã xác định chủng loại máy. Ví dụ như 8210, 7610, N91…

CC: Là mã số xác định lãnh thổ lắp ráp giai đoạn hoàn thiện của máy. Ví dụ: 80;81 là Trung Quốc ( China), 19,40,41,44 là Anh quốc (England);07;08;20 là Đức( Germany), 06 là Pháp( France) ,10;70;91 là Phần Lan (Findland), 30 là Hàn quốc( Korea)

DDDDDD: Số thứ tự của máy.

E: Là số dự phòng, được tính bằng một thuật toán riêng để kiểm tra số IM có hợp lệ hay không.

Mô hình cấu trúc :

TAC- Type Approval Code: Mã giám sát bởi trung tâm kiểm soát thiết bị quốc tế. FAC- Final Assembly Code: Mã chốt cho dòng máy được giám sát.

SNR- Serial Number: Số thứ tự của máy. SP - Spare: Dự phòng .

I_MMCIF: Tín hiệu vào từ một thẻ nhớ (kể cả SIM) liên quan đến trung tần.

IMSI- International Mobile Subscriber Identity: Là chuỗi số quy ước để nhận dạng thiết bị di động, mà quan trọng nhất là chuỗi số bảo an và mã di động quốc gia. Toàn bộ nội dung này được ghi trong SIM.

MCC- Mobile Countity Code: Mã quy ước quốc tế cấp cho mạng di động quốc gia gồm 3 số , ví dụ ở Việt Nam là 452.

MNC-Mobile Network Code: Mã mạng di động dành cho 1 quốc gia , ví dụở Việt Nam là 09x. MSIN- Mobile Subscriber Identification Number: Số thuê bao di động, ví dụ : 1234568.

NMSI- National Mobile Subscriber Identification: Sốđiện thoại đầy đủ của mỗi quốc gia được tạo thành từ MNC và MSIN gộp lại, ví dụ :09x 1234568.

INT: Đường này dẫn vào khối chính.

Interleave: Lồng chéo, xen chéo, đan chéo. J- Jac: Điểm nối, chỗ nối. Jumper: Cầu nối. đầu nối. KCB-LEDADJ: Chỉnh mức sáng tối đèn bàn phím. Key: Phím ấn. Keybroad: Bàn phím. LCD-LEDADJ: Chỉnh mức sáng tối cho màn hình. LCD-LEDCNT: Điều khiển bật tắt ánh sáng màn hình.

Bài-17: Tuyến TX Trong máy NKIA 7610

Trong bài này chúng tôi chỉ cung cấp lược đồ và các thông tin đường dẫn, bài 18 chúng tôi sẽ phân tích nguyên lý hoạt động.

Do hạn chế diện tích trang viết nên chúng ta chỉ khảo sát tín hiêuh GSM. Tín hiệu sau trộn được lượng tử thành 4 đường từ DSP vào N500 trên chân L4-K5-L5-K5 xử lý hợp pha. Tại đây leenhj điều khiển TXC-0,9V từ bộ chọn thông số cuối trong DSP vào J10-N500 chọn bật Tx và cắt RX, trong đó có cả việc điều khiển cấp nguồn TX và cắt nguồn RX. Điện áp điều khiển này được cấp từ C1-N230 (Không được mô tả trên hình vẽ). Như vậy, nếu mạch in tại chân C1-N230 đứt, dẫn đến mất TXc – máy mất sóng. Để có được GSM, tín hiệu phải qua bộđiều chế GSM thực chất là một bộ cộng hưởng chọn trước với tần số chuẩn dao động nội VCO cung cấp, công thức trộn được quyết định là nhờ tín hiệu do CPU đưa vào các chân G4-F2-G2 thông qua mức điều khiển TXp ~1V vào K10. Tín hiệu sau điều chế ra tại A2-A3 vào bộ lọc hợp pha tạo tiền đềđiều chế sóng vào Chip công suất PA-N700. “Sóng” RADIO được hình thành chuẩn ngay sau khi ra khỏi bộ lọc cưỡng bức R717 (là bộ lọc hình Pi) vào bộ tiền khuếch đại cao tần trong PA tại chân 1-N700, được điều khiển mức mở tại chân 2 nhờ kết quả so sánh tạo chuẩn của bộđiều chế GSM trong N500 và chất lượng các bộ lọc chuẩn ngoài. Tín hiệu tiếp tục vào Chip công suất trong N700 để nâng công suất đủ mạnh phát ra ngoài thông qua ANT.SW. Lúc này điện áp VC3 trên ANT.SW chuyển mức 1,8Vpp để cung ứng xung cho bộ cộng hưởng nối thông "sóng" phát ra ngoài nhờ Angten.

Bài-18: Gii thích tín hiu phát TX-RF.IF máy Nokia 7610

Tín hiệu Tx lên IF-RF bao gồm 2 loại: Tín hiệu điều khiển và tín hiệu nội dung: Tín hiệu điều khiển bao gồm mã bảo an cá nhân, mã mạng (vùng, lãnh thổ), mã điều chế kênh và băng tần, mã tỷ lệ mức, mã điều khiển bật tắt các chức năng… Trong đó 3 chức năng đầu là do SS quản lý, các chức năng còn lại do MS điều hợp thi hành bằng nội dung phần mềm hệ thống của MS. Tất cả tín hiệu này đều phải qua cửa điều chế RF trong IC trung tần. Tín hiệu nội dung được hình thành từ khối bàn phím và khối âm tần. Khối bàn phím thực hiện theo cơ chế số và được điều hợp trộn tách trong CPU. Khối âm tần được thực hiện theo cơ chế tuần tự và được điều hợp trộn – tách trong DSP. Dù là tín hiệu gì thì chúng đều được kiểm soát và quản lý bởi phần mềm hệ thống và một vài lệnh mặc định được thiết kế riêng và chịu sựđiều khiển của CPU. hiệu điều khiển: Sau khi điều chế thành công dữ liệu SIM, CPU tiếp nhận xử lý thành hệ thống lệnh bật thông, hầu hết chức năng còn lại của máy, trong đó có việc bật và đưa hệ thống điều chế tuyến TX cao tần và trung tần vào làm việc. Muốn vậy, CPU phải điều khiển bật thông nguồn cho tuyến RF-IF, tiếp đó là cung ứng và “bắt” VCO hoạt động bằng sự kiểm soát của PLL(bộ vòng khoá) thể hiện trên điện áp điều khiển VC ra tại chân J2-N500. Tất cả các lệnh này được hình thành nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của các tuyến xung do CPU va DSP cung cấp:-Giao tiếp từ U1-U2-V2 D370 về D250 đểđiều tiết nguồn mà cuối cùng là đưa được xung TxC ra khỏi D250.-Giao tiếp từ Y6-Y7-AA7 về N500 là điều chế tín hiệu tổng hợp chung cả RX và TX, mà cuối cùng là bật thông được tín hiệu TXP ra khỏi D370 lên IF để xác định chếđộđiều chế tín hiệu RF. Muốn vậy nhất thiết RX phải chuyển tải thành công tín hiệu điều khiển từ SS về CPU thông qua bộ tách mã trong DSP. Điều này lý giải vì sao tuyến RX hỏng dẫn đến mất sóng theo.-Điều khiển đóng mở nguồn cho các Chip xử lý tín hiệu là xung TxC-217 Khz từ D250 vào J10-N500 qua R516 và được lọc chuẩn bằng C528.-Bật Chip điều hợp dữ liệu cho CPU cung cấp xung TxP-1,8Vpp- 217Khz vào K10-N500. Trong đó xung 217Khz có xuất xứ từ bộ dao động nhip 32,768.Sau khi tiếp nhận đủ các dữ liệu trên, IC IF sẽ tựđộng vận hành đúng quy ước: Chuyển mạch Anten luôn thông tuyến RX để sẵn sàng tiếp nhận cuộc gọi đến, và tựđộng chuyển về Tx nếu MS có sự dịch chuyển vị trí trước đó, hoặc cường độ sóng kịp thời điều tiết đối ứng, đảm bảo “nút: kết nối bền vững nhất nguồn cấp phù hợp và tiết kiệm nhất. Nếu có cuộc gọi đến,

BTS phát tín hiệu điều khiển CPU bật thông báo lên các khối hiện thính(chuông) - hiển thị (màn hình) báo có cuộc gọi đến. Nếu công việc này hoàn tất, bộ “báo tiếp nhận” sẽ phát các tín hiệu này còn phải báo cho trung tâm SS biết tình trạng hoạt động của máy: Nếu máy nhận tắt, hoặc đang bận, nó sẽ tựđộng lưu nội dung tin nhắn lại tại bộ nhớ trung tâm chờ điều kiện cho phép nó sẽ chuyển đến.

Nếu đồng ý kết nối, IC IF sẽ lần lượt nối thông tín hiệu vào - ra thông qua xung điều khiển nhờ tín hiệu đàm thoại của 2 máy: Nếu tín hiệu vào xuất hiện thì hệ thống sẽđóng thông nguồn và toàn bộ các Chip liên quan đến việc xử lý tín hiệu RX và vô hiệu hoá toàn bộ tuyến TX; nếu tín hiệu ra xuất hiện thì hệ thống sẽđóng thông nguồn và toàn bộ các Chip liên quan đến việc xử lý tín hiệu TX và vô hiệu hoá toàn bộ nguồn cũng như các Chip thuộc tuyến RX. Như vậy trong chếđộ làm việc, CPU làm nhiệm vụ như một điều phối viên là đóng mở các Chip nguồn thích ứng cho từng tuyến, và "dẫn dắt" tín hiệu đi đúng tuyến và điều khiển các Chip này xử lý lọc sao cho đúng chuẩn. Công việc này chỉ chấm dứt khi máy đi vào chếđộ chờ.

Hệ thống tín hiệu điều khiển làm việc tuỳ thuộc vào chếđộ của máy.

Tín hiệu nội dung: Tín hiệu nội dung bao gồm cả lời thoại, nội dung văn bản (text), nội dung hình ảnh (picture)... Bài này ta chỉ cần đề cập đến tín hiệu thoại của GSM-900MHz.

Một phần của tài liệu Giáo trình: Giao tiếp tín hiệu docx (Trang 25 - 29)