Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Ứng dụng thông tin địa lý trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất (Trang 51 - 53)

- Filenamẹid: mô tả sự liên kết giữa số liệu và các đối t−ợng địa lý.

5.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Xã Hoà Sơn nằm ở phía Đông Bắc của huyện L−ơng Sơn. - Phía Bắc và phía Đông giáp huyện Ch−ơng Mỹ, tỉnh Hà Tâỵ

- Phía Nam và phía Tây giáp xã Hùng Sơn, huyện L−ơng Sơn, tỉnh Hoà Bình. Xã Hoà Sơn cách trung tâm huyện L−ơng Sơn 3 km và cách thị xã Hoà Bình 40km theo quốc lộ 6, các tuyến liên xã và liên thôn rất phong phú do đó việc giao l−u và vận chuyển giữa xã với các vùng trong khu vực khá thuận lợị Ngoài ra xã còn nằm ở vị trí gần trung tâm của huyện L−ơng Sơn và nằm khá gần thủ đô Hà Nộị Với các đặc điểm này xã Hòa Sơn có điều kiện phát triển kinh tế xã hội toàn diện phù hợp với kinh tế thị tr−ờng trong giai đoạn mớị Đây là một trong các yếu tố làm cho hiện trạng sử dụng đất của xã Hoà Sơn biến đổi nhanh chóng.

Địa hình

Địa hình của xã Hoà Sơn chia thành 2 vùng rõ rệt. Vùng đồng bằng và vùng núi thấp. Vùng đồng bằng phân bố ở phía Đông và phía Nam xã. Vùng đồi núi thấp l−ợn sóng, phân bố ở phía tây và phía bắc xã. Đặc biệt đối với xã Hoà Sơn phần lớn

diện tích đất đồi núi đều có độ dốc thấp, tầng đất canh tác dày rất thích hợp cho các loại cây dài ngày phát triển.

Thổ nhỡng

Theo tài liệu thổ nh−ỡng của tỉnh Hoà Bình, các loại đất của xã có các loại đất nh−: Đất phù sa ngòi suối diện tích 24,23ha, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa chiếm diện tích 760ha, đất nâu vàng trên phù sa cổ có diện tích là 154,2ha, đất vàng nhạt trên đá cát diện tích là 620,51ha, đất đỏ vàng trên đá sét chiếm diện tích 700ha, Sông suối có diện tích 50,49hạ

Khí hậu, thuỷ văn

Xã Hoà Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm, có mùa đông khô lạnh và m−a ít. Mùa hè nóng và m−a nhiềụ Tính chất nhiệt thể hiện rõ ràng. Theo số liệu của trạm khí t−ợng thuỷ văn 1 của Hoà Bình nhiệt độ bình quân hàng năm dao động từ 21,8oC - 24,70C.

Trong năm, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất vào tháng 6 từ 27-290C, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 từ 15,5-16,50C. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 400C và thấp nhất tuyệt đối là 2-30C.

L−ợng m−a trung bình hàng năm khá cao, từ 1800 - 2200mm. Do ảnh h−ởng của gió mùa Đông Bắc, từ tháng 12, 1, 2 l−ợng m−a giảm rõ rệt bình quân trong nhiều năm chỉ có 12,3mm. Về mùa hè số ngày m−a và l−ợng m−a cao từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung m−a lớn nhất vào các tháng 6,7,8,9 chiếm 80% l−ợng m−a cả năm. Số ngày m−a bình quân cả năm dao động từ 110-120 ngàỵ

Trên địa bàn xã Hoà Sơn, nguồn cung cấp n−ớc cho sinh hoạt và sản xuất chủ yếu lấy từ nguồn n−ớc mặt thông qua hệ thống n−ớc trời, sông suối và nguồn n−ớc ngầm từ các giếng khoan. Các nguồn n−ớc này tuy không dồi dào nh−ng chất l−ợng n−ớc khá tốt

Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất: : Tổng diện tích tự nhiên của xã là 2345,08ha, trong đó diện tích đất canh tác nông nghiệp 350,14 ha, chiếm 14,93%, đất Lâm nghiệp 1161,86 ha,

49,54chiếm %, các loại đất khác 833,08 ha, chiếm 35,52%. Nhìn chung xã Hoà Sơn có tiềm năng đất đai phong phú, thuận lợi cho việc phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôị

- Tài nguyên rừng: Toàn xã có 486,47ha rừng chủ yếu là rừng trồng chiếm 20,66% tổng diện tích tự nhiên của xã. Tuy nhiên, trữ l−ợng còn thấp do ch−a đ−ợc đầu t− đúng mức, vì vậy trong những năm tới cần tập trung hơn nữa trong việc trồng và bảo vệ rừng để góp phần tăng giá trị rừng trong xã Hoà Sơn.

- Tài nguyên khoáng sản: Theo kết quả điều tra thăm dò thì xã Hoà Sơn không có khoáng sản gì đặc biệt chỉ có một mỏ sét để sản xuất vật liệu xây dựng.

- Tài nguyên nhân văn: Dân số xã Hoà Sơn hiện có khoảng 5160 ng−ời, trong đó chủ yếu là dân tộc M−ờng, ngoài ra còn có dân tộc Kinh ... Trình độ dân trí của xã t−ơng đối cao so với các địa ph−ơng khác trong huyện. Ngoài ra ng−ời dân ở đây có tập quán và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp từ lâu đời do đó, đời sống và nền kinh tế của xã t−ơng đối khá.

Một phần của tài liệu Ứng dụng thông tin địa lý trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)