Tồn tại và nguyên nhân Một số tồn tại.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay đối với DNNQD tại NHTMCP Quân Đội (Trang 54 - 60)

Ngân hàng TMCP Quân đội đã và đang khẳng định là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần kinh doanh có hiệu quả, nguồn vốn cho vay

2.2.2.2. Tồn tại và nguyên nhân Một số tồn tại.

Một số tồn tại.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động cho vay của ngân hàng đối với các DNNQD còn nhiều vấn đề hạn chế:

- Mặc dù ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong việc khai thác, tìm kiếm các thành phần kinh tế và cũng đã có quan hệ với hầu hết các thành phần kinh tế trong khu vực ngoài quốc doanh nhưng riêng thành phần kinh tế 100% vốn đầu tư nước ngoài thì ngân hàng chỉ giới hạn trong một số giao dịch nhất định. Điều này cũng dễ hiểu bởi các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài khi có nhu cầu vốn họ thường tìm tới các ngân hàng của chính quốc có chi nhánh tại Việt Nam để vay vốn nên việc tìm kiếm khách hàng thuộc đối tượng này là tương đối khó khăn. Bên cạnh đó, ngân hàng không có mục tiêu mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế này bởi sự an toàn trong cho vay.

- Trong một vài năm gần đây doanh số cho vay và dư nợ của toàn ngân hàng đều tăng, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng cho vay các DNNQD vẫn chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng, tốc độ cho vay các DNNQD vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của khu vực kinh tế này. Ngân hàng còn quy định nhiều điều kiện chặt chẽ khi cho vay đối với các DNNQD, bên cạnh đó các DNNQD lại có quy mô nhỏ, nguồn vốn hạn hẹp nên nhiều khi không đáp ứng được các điều kiện mà ngân hàng đề ra.

- Các DNNQD đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho nên khi ngân hàng thực hiện cho vay đối với các doanh nghiệp này ngân hàng yêu cầu phải có tài sản đảm bảo chính vì vậy có nhiều thủ tục phức tạp trong quá trình xét duyệt cho vay điều đó dẫn đến mất nhiều thời gian và chi phí của khách hàng và đôi khi nhu cầu về vốn của khách hàng không được đáp ứng một cách kịp thời khi cần thiết.

- Các DNNQD ở nước ta đa số là được thành lập và phát triển mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây do đó việc sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế do chưa có kinh nghiệm trong sản xuất, công nghệ còn lạc hậu, chính vì vậy khi xét duyệt cho vay ngân hàng cần phải tiến hành thẩm định kĩ càng và chính vì vậy có nhiều doanh 54

nghiệp không đủ điều kiện để vay vốn của ngân hàng, điều đó làm cho ngân hàng vừa mất đi khách hàng mà các DNNQD cũng không được đáp ứng nhu cầu về vốn.

- Công nghệ của ngân hàng tuy mới được cải thiện nhưng đến nay đã lạc hậu và không đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu của ngân hàng trong điều kiện hiện nay, tại các chi nhánh, số máy móc thiết bị phục vụ còn thiếu và đã cũ kĩ, dễ hỏng hóc gây nhiều khó khăn trong quá trình sử dụng của nhân viên.

- Hiện nay ngân hàng đang rất hạn hẹp về số lượng nhân viên do đó có thể gây khó khăn trong việc mở rộng tiếp xúc với khách hàng, mặt khác đa số các nhân viên của ngân hàng đều rất trẻ nên còn thiếu kinh nghiệm trong quá trình thẩm định cũng như quyết định cho vay cũng như giám sát, thu nợ, điều đó gây khó khăn cho ngân hàng trong một môi trường hoạt động nhiều phức tạp và dễ biến động như hiện nay.

Những tồn tại đó là do một số những nguyên nhân sau:

Nguyên nhân chủ quan.

Đây là những nguyên nhân xuất phát từ phía ngân hàng, nó được thể hiện:

Thứ nhất: Các quy định trong cho vay DNNQD của ngân hàng còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp:

Phương thức cho vay chủ yếu hiện nay là phương thức cho vay từng lần (theo món). Việc thực hiện phương thức cho vay này sẽ giúp ngân hàng dễ dàng trong giám sát và quản lí món vay nhưng nó lại không đáp ứng được yêu cầu của hầu hết khách hàng, đặc biệt là khách hàng có vòng quay vốn thường xuyên lớn. Chính điều này đã làm hạn chế đáng kể khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng.

Công tác thẩm định chủ yếu dựa vào số liệu mà khách hàng cung cấp và có tham khảo thêm thông tin từ bên ngoài và có thẩm định trực tiếp. Tuy nhiên nhiều khi công tác này làm không tốt dẫn đến việc đánh giá không đúng hiệu quả của dự án sản xuất kinh doanh và khả năng thực tế của khách hàng. Do trình độ quản lí của cán bộ các DNNQD thấp nên các báo cáo tài chính, luận chứng kinh tế do họ lập thường không chính xác vì vậy nếu chỉ dựa vào các báo cáo đó để thẩm định thì nhiều khi ngân hàng lại bỏ qua cơ hội cho vay những dự án có triển vọng làm ăn tốt. Do vậy trong công tác thẩm định cần phải hoàn thiện hơn.

Việc định giá tài sản thế chấp còn nhiều vấn đề: hiện nay ngân hàng thường định giá tài sản thế chấp theo mức quy định chung, có tham khảo thêm giá cả tài sản 55

đó trên thị trường tại thời điểm định giá, tuy nhiên giá luôn biến động cho nên việc định giá là rất khó khăn. Mặt khác hầu hết các máy móc thiết bị của các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh được mua đi bán lại nhiều lần nên giấy tờ sở hữu các tài sản thường thiếu hoặc không có. Nhưng theo quy định thì ngân hàng phải giữ bản quyền chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, điều này cũng làm ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng. Vì nhiều khi hồ sơ vay vốn các điều khoản đều đáp ứng được nhưng riêng về tài sản đảm bảo lại thiếu giấy tờ mà ngân hàng coi tài sản thế chấp là điều quan trọng nhất để cho vay vốn đối với kinh tế ngoài quốc doanh.

Thứ hai: Ngân hàng vẫn còn chú trọng đến các DNNN trong chính sách cho vay của mình.

Về quy mô tín dụng: Vẫn do ảnh hưởng của phương châm hoạt động khi mới thành lập, NHTMCP Quân Đội vẫn tập trung chú ý vào việc cho vay các DNNN nhiều hơn bởi độ an toàn cao hơn so với các DNNQD điều đó được thể hiện trong quy chế cho vay của ngân hàng có những quy định chặt chẽ trong cho vay các DNNQD hơn so với cho vay các DNNN, ví dụ như quy định về tài sản đảm bảo, lãi suất cho vay....

Về hạn mức tín dụng: Do hầu hết các DNNN giao dịch với ngân hàng là các doanh nghiệp Quân đội cho nên họ có tiềm lực tài chính mạnh và có uy tín nên giới hạn tín dụng của ngân hàng đối với các doanh nghiệp này có phần thông thoáng hơn. Ngược lại, đối với các DNNQD ngân hàng chỉ cho vay 50-70% giá trị tài sản thế chấp và quy định đơn vị vay vốn phải có một lượng vốn tự có nhất định thường là 30% đối với một dự án đầu tư. Điều này nhằm bảo vệ an toàn cho nguồn vốn của ngân hàng.

Thứ ba: Về năng lực của ngân hàng.

Cơ sở vật chất và mạng lưới kinh doanh. Hiện nay, ngân hàng đã chú trọng mở rộng mạng lưới hoạt động tuy nhiên các chi nhánh của ngân hàng mới chỉ tập trung ở những thành phố lớn phát triển mạnh, tại một số khu công nghiệp phát triển thì ngân hàng vẫn chưa có một chi nhánh nào. Điều đó cung dễ hiểu vì ngân hàng mới chỉ thành lập được hơn 10 năm do đó chưa thể mở rộng hoạt động như những ngân hàng đã thành lập lâu năm. Công nghệ của ngân hàng còn ở tình trạng cũ kĩ và lạc hậu, các máy móc đã không còn hiện đại, không đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng. 56

Về nhân sự. Hàng năm, ngân hàng cũng rất chú trọng tới việc tuyển dụng nhân viên vào làm việc tại ngân hàng với chất lượng nhân viên tốt, đáp ứng nhu cầu công việc. Tuy nhiên, số lượng nhân viên vẫn còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên của ngân hàng còn rất trẻ do đó kinh nghiệm còn chưa nhiều, điều này dễ dẫn đến nhiều khi xét duyện những khoản cho vay kém an toàn hoặc bỏ qua những khoản vay có hiệu quả kinh tế cao.

Nguyên nhân khách quan.

Đây là những nguyên nhân xuất phát từ phía môi trường kinh doanh như cơ chế chính sách của Nhà nước và các DNNQD.

Thứ nhất: Cơ sở pháp lí của Nhà nước còn thiếu đồng bộ gây khó khăn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với các DNNQD.

- Về tài sản đảm bảo: Hiện nay, rào cản lớn nhất ngăn trở ngân hàng cho vay vốn trung dài hạn đối với các DNNQD đó là vấn đề tài sản đảm bảo tiền vay. Theo nghị định về bảo đảm tiền vay thì khách hàng vay vốn tại ngân hàng phải thế chấp tài sản có nguồn gốc xác định. Trong khi đó tài sản thế chấp chủ yếu để vay vốn của các DNNQD là đất đai mà các loại tài sản này nhà nước đang tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng đất nên nhiều khi giấy tờ thế chấp không đầy đủ. Ngày nay, việc mua bán nhà ở và chuyển nhượng quyền sử dụng đất diễn ra sôi động những vụ như thế thường không được báo cáo với cơ quan chức năng vì hoặc là họ sợ đóng thuế hoặc là thủ tục phải làm với cơ quan chức năng khá rườm rà. Đôi khi người dân có tài sản, quyền sử dụng hợp pháp muốn khai báo để mong nhận được bìa đỏ thì lại gặp phải hiện tượng viên chức nhà nước gây nhũng nhiễu về thủ tục. Trong quy chế cho vay thì các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản phải được công chứng nhưng thủ tục công chứng còn rườm ra mất nhiều thời gian gây khó khăn cho cả khách hàng và ngân hàng.

- Về xử lí tài sản bảo đảm: Theo quy định thì khi người vay không trả được nợ thì ngân hàng có quyền phát mại, bán đấu giá tài sản. Nhưng trong trường hợp phát sinh khiếu kiện thì thủ tục tiến hành xét xử rất phiền hà gây khó khăn cho ngân hàng tổn thất về thời gian và chi phí. Nếu ngân hàng có thắng kiện buộc khách hàng phải trả cả gốc và lãi trong thời gian nhất định thì việc thi hành án gặp rất nhiều khó khăn đôi khi kéo dài vài năm gây tổn thất cho ngân hàng. Các quy định về thành lập, giải 57

thể, sáp nhập, phá sản doanh nghiệp chưa rõ ràng. Nhiều khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ lại sáp nhập vào một doanh nghiệp khác dẫn đến việc thu hồi nợ của ngân hàng rất khó khăn. Trong trường hợp doanh nghiệp phá sản thì khoản nợ của ngân hàng rất khó thu hồi vì chưa có quy định cụ thể.

Thứ hai: Do các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh hoạt động kém hiệu quả, tự làm giảm uy tín của mình.

Nguyên nhân từ phía khách hàng có tác động không nhỏ đến sự hạn chế cho vay của ngân hàng. Nếu như ngân hàng có cơ sở để tin tưởng chắc rằng khách hàng sẽ thực hiện đúng những điều khoản có trong hợp đồng tín dụng thì ngân hàng sẽ không ngần ngại cấp tín dụng cho khách hàng trên thực tế khách hàng đã có những vấn đề làm giảm sút niềm tin của ngân hàng.

Cùng với sự chuyển đổi theo hướng thị trường của nền kinh tế đã tạo nên một môi trường đầy biến động và không kém phần khắc nhiệt, một số công ty (TNHH, doanh nghiệp tư nhân) làm ăn theo kiểu lừa đảo, chụp dật nhất là thời kì mới chuyển đổi đã làm không những cả ngân hàng mà xã hội đều nên án. Một bộ phận nhỏ khác lại bung ra theo "phong trào", không biết lượng sức mình làm ăn theo kiểu "được ăn cả, ngã về không" dẫn đến một loạt các doanh nghiệp thuộc loại này làm ăn thua lỗ, phá sản, không trả được nợ ngân hàng.

Mặt khác như chúng ta đã biết phân tích trong phần đặc điểm của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Các DNNQD hầu hết có số vốn nhỏ, sử dụng kĩ thuật công nghệ lạc hậu, năng lực của người lao động thấp, trình độ cán bộ quản lí không được đào tạo cơ bản nên sản phẩm làm ra có sức cạnh tranh kém. Các báo cáo thống kê, tài chính thường được lập thiếu chính xác, theo quy chế cho vay của NHNN thì một trong những điều kiện đặt ra là "dự án, phương án sản xuất kinh doanh phải có tính khả thi", điều này là rất khó đối với kinh tế ngoài quốc doanh vì thực tế hầu hết các chủ DNNQD chưa được qua đào tạo. Ngoài ra có một tình trạng rất hay xảy ra đối với các DNNQD là không đủ vốn ghi trong giấy phép hoạt động, giấy phép kinh doanh mà vốn thực tế rất ít. Trong số các đơn vị kinh tế vay vốn ngân hàng ngoại trừ một số trường hợp làm ăn tốt còn đa phần là hoạt động không được hiệu quả. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho ngân hàng rất hạn chế trong cho vay DNNQD đặc biệt là cho vay trung dài hạn.

58

Kết luận: Qua việc đánh giá thực trạng hoạt động cho vay của NHTMCP Quân Đội đối với các DNNQD ta thấy: hoạt động cho vay của ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong những năm trở lại đây tuy đã có những tăng trưởng vượt bậc nhưng xét về quy mô thì còn nhiều hạn chế, tỉ trọng cho vay DNNQD trong tổng cho vay của ngân hàng còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng của thành phần kinh tế này cũng như tiềm năng của ngân hàng. Việc mở rộng hơn nữa dư nợ của thành phần kinh tế này là rất cần thiêt, muốn thực hiện được điều đó ngân hàng cần phải có những chính sách cho vay phù hợp không chỉ với các DNNQD mà còn phải phù hợp với thị trường.

59

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay đối với DNNQD tại NHTMCP Quân Đội (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w