Marketing nông nghiệp và hoạt động tín dụng nông thôn trong mô

Một phần của tài liệu Tác động của mô hình phát triển nông nghiệp- nông thôn gắn với du lịch đến các khía cạnh của đời sống của người dân nông thôn (Trang 25)

trong môi trường liên kết ngành

Hoạt động du lịch của du khách không chỉ đơn thuần là giải trí mà còn là khám phá và thưởng thức hương vị văn hóa của địa phương nơi mà họ đặt chân đến, trong đó có ẩm thực và đặc sản của mỗi vùng đất. Du lịch vườn, du lịch về các vùng đặc sản đang là hình thức phát triển du lịch được phát triển tại nước ta. Mặc dù nó diễn ra hoàn toàn tự phát và với quy mô còn hạn chế nhưng sẽ là một kênh hữu ích để phát triển thông tin về nông sản của Việt Nam. Trên cơ sở của mạng lưới marketing du lịch với những thế mạnh đặc thù của nó (chẳng hạn như: mạng tiếp thị du lịch là mạng hướng tới đa đối tượng và sử dụng đa phương tiện (nguồn của tư nhân và nguồn của địa phương); trong du lịch khách hàng có hành vi chủ động hướng dịch vụ rất mạnh…), việc kết hợp để quảng bá cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam là một hướng đầy tiềm năng. Hơn nữa, với những tiêu chuẩn của ngành du lịch về chất lượng sẽ kích thích sự phát triển chất lượng nông sản nếu có sự kết hợp chặt chẽ trong tiêu thụ giữa hai ngành (ví dụ phát triển rau, quả sạch cần hướng giải quyết này).

Đối với hoạt động tín dụng nông nghiệp, liên kết ngành cũng có những tác động nhất định trong việc hỗ trợ người dân nông thôn tiếp cận được các nguồn tín dụng chính thức phục vụ cho sản xuất.

Tiêu cực trong giao dịch Thông tin không hoàn hảo Điều kiện đặc thù

Lãi suất ưu đãi Khả năng huy động tiết kiệm Sự phát triển của khu vực nông thôn Chi phí giao dịch Quy mô

Sơ đồ 2: Các yếu tố gây trở ngại cho sự phát triển của các định chế tín dụng nông thôn chính thức Mật độ Cấu trúc tổ chức của các định chế tín dụng chính thức

Liên kết ngành tác động lên sự phát triển của khu vực nông thôn, phá vỡ vòng luẩn quẩn khó khăn trong việc phát triển các định chế tín dụng chính thức tại khu vực nông thôn. Sự phát triển tương đối và dần dần của các cộng đồng du lịch nông thôn làm cho sự heo hút và tính chất cách biệt của các cộng đồng nông thôn trở nên giảm dần. Bên cạnh đó, với cơ sở của các hoạt động phục vụ cho du khách, người dân có thêm một khoản thu nhập ổn định làm minh chứng cho khả năng tài chính của họ khi muốn tiếp cận với các nguồn tín dụng nông thôn chính thức. Ngoài ra, sự phối hợp của các người dân trong vùng dưới sự chỉ đạo của một tổ chức địa phương do người dân lập sẽ là thuận tiện cho nhân viên tín dụng trong việc sàng lọc và cưỡng chế người mượn.

1.3. Mô hình lựa chọn của luận văn 1.3.1. Mô hình phân tích

Để đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình phối hợp nông nghiệp – du lịch và đồng thời phân tích hiện trạng của loại mô hình này tại địa phương, việc khảo sát thực tế sẽ được tiến hành và công cụ đánh giá hiệu quả kinh tế được áp dụng là mô hình phân tích hồi qui sau:

LnY = a + b1LnDT + b2LnM + b3LnB + b4LnL + b5T

Đây là mô hình ứng dụng kết hợp giữa mô hình đánh giá ảnh hưởng của tiến bộ kỹ thuật đối với thu nhập của người nông dân (xem TS. Đinh Phi Hổ, 2003, trang 140-141) và việc phân tích hồi qui bằng biến giả. Đối tượng khảo sát là các nhà vườn. Do đó, các biến trong mô hình hồi qui cụ thể là:

Y: Biến phụ thuộc, thu nhập lao động gia đình của hộ được khảo sát DT: Diện tích vườn cây (bao nhiêu hécta)

M: Yếu tố mang tính chất máy móc

B: Yếu tố mang tính sinh học (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và giống cây) L: Số lượng lao động phục vụ vườn cây

T: Biến giả. T = 0 khi vườn cây của hộ được khảo sát không phục vụ cho bất kỳ hoạt động mang tính chất du lịch nào. T = 1 khi có phục vụ cho hoạt động du lịch.

Trong mô hình trên chúng ta mong đợi sự tương quan dương giữa biến phụ thuộc với biến T (biến giả).

1.3.2. Khung phân tích tích

Các yếu tố của mô hình có thể được mô tả bằng khung bên cạnh. Trong đó, mỗi yếu tố chịu sự tác động của các vấn đề riêng của nó. Yếu tố lao động chịu ảnh

hưởng của tiền thuê lao động, khả năng tài chính của hộ gia đình, lực lượng lao động sẵn có của gia đình, và nó còn chịu ảnh hưởng của yếu tố máy móc. Yếu tố sinh học chịu sự tác động của điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, thời tiết, tình trạng bệnh dịch cây trồng, và hơn hết là phụ thuộc vào diện tích vườn cây cùng với điều kiện kinh tế của chủ vườn. Còn yếu tố máy móc thì có thể chịu sự chi phối của khối lượng công việc của nhà vườn, mà cụ thể là diện tích vườn, năng suất thu hoạch của các mùa vụ, và chịu sự quyết định của khả năng tài chính của hộ, giá máy móc, giá thuê máy móc và giá thuê lao động.

Thu nhập lao động gia đình

Yếu tố máy móc

Diện tích vườn Yếu tố sinh học Số lao động

Yếu tố du lịch

1.3.3. Phương pháp nghiên cứu

1.3.3.1. Thu thập số liệu

Số liệu sử dụng trong các phân tích và đánh giá bao gồm số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp. Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo, các dự án chuyên đề của nhiều tổ chức, tác giả. Số liệu sơ cấp được thu thập từ khảo sát thực tế ngẫu nhiên tại địa bàn nghiên cứu mô hình liên kết nông nghiệp – du lịch.

1.3.3.2. Phân tích số liệu

Các phương pháp phân tích số liệu được sử dụng trong luận văn này bao gồm: phương pháp thống kê mô tả và phương pháp hồi qui đa biến kết hợp với biến giả. Với phương pháp thống kê, số liệu được tổng hợp bằng hình thức số bình quân giản đơn, phần trăm để miêu tả hiện tượng nghiên cứu. Với phương pháp hồi quy đa biến, phương pháp phân tích hồi quy với biến giả được sử dụng nhằm xác định xem biến định tính (là biến biểu thị có hay không có một tính chất nào đó) mà cụ thể là hiện trạng kết hợp với hoạt động du lịch của các hộ sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng ra sao đến đời sống kinh tế họ. Phương pháp ước lượng hàm hồi qui được sử dụng ở đây là phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS).

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ TRIỂN VỌNG CỦA SỰ KẾT HỢP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP –

NÔNG THÔN Ở KHÁNH HÒA

2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội của Khánh Hòa 2.1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Được tự nhiên tạo điều kiện, Khánh Hòa, “xứ trầm hương”, hội đủ đặc điểm của ba vùng địa lý đặc trưng của đất nước là biển đảo, đồng bằng và miền núi, được xem là “hình ảnh của nước Việt Nam thu nhỏ”. Khánh hòa nằm ở miền Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, phía bắc giáp với Phú Yên, phía nam giáp với Ninh Thuận, phía tây giáp với Đắc Lắc và Lâm Đồng, và phía đông là biển Đông. Tại đây, ánh bình minh đầu tiên được đón chào mỗi ngày. Ngoài quần đảo Trường Sa, khu vực di tích danh thắng quốc gia Mũi Đôi – Hòn Đậu thuộc bán đảo Hòn Gốm (huyện Vạn Ninh) là nơi trên đất liền của Việt Nam nhận được ánh bình minh trước tiên. Điểm hấp dẫn đặc biệt của Khánh Hòa là ở đó có ba vịnh nổi tiếng của Việt Nam. Nằm ở phía nam là vịnh Cam Ranh nổi tiếng với giới cảng biển, được xếp vào “một trong ba cảng có

điều kiện tự nhiên tốt nhất thế giới, với diện tích vùng vịnh kín tới 60 km2”

(website vietnamtourism.com/khanhhoa), và thực tế Cam Ranh chỉ cách đường hàng hải quốc tế có 1 giờ đi biển, ít hơn nhiều so với Hải Phòng (18 giờ). Vịnh Cam Ranh được che chắn bởi bán đảo Cam Ranh và đảo Bình Ba án ngữ nên rất êm và kín gió. Ngoài ra, trong vịnh Cam Ranh còn có nhiều cảnh đẹp thiên nhiên nổi tiếng, trong đó có khu du lịch Bãi dài đang được xúc tiến đề nghị Chính phủ đưa vào danh mục các khu du lịch trọng điểm của quốc gia. Phía bắc là vịnh Vân Phong, một trong bốn vị trí du lịch biển lý tưởng nhất hiện nay theo Hiệp hội Biển thế giới (website vietnamtourism.com/khanhhoa), cũng chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển, được Chính phủ quy hoạch làm cảng trung chuyển container quốc tế và đánh giá có khả năng cạnh tranh với các cảng trung chuyển trong khu vực như Sin-ga-po, Hồng Kông,… Vịnh này cũng được Tổng cục Du lịch Việt Nam xếp loại là vùng trọng điểm phát triển du lịch trong

chiến lược phát triển ngành. Và ở trung tâm là vịnh Nha Trang, một trong 29 vịnh thuộc câu lạc bộ Các vịnh đẹp nhất thế giới, là một trung tâm du lịch lớn và rất nổi tiếng của cả nước. Nha Trang có 19 đảo với nhiều bãi tắm đa dạng, chứa đựng nhiều thế mạnh về du lịch. Một nguồn lợi khác, có giá trị kinh tế rất cao mà Nha Trang-Khánh Hòa thu được từ các đảo chính là yến sào. Trong vịnh này còn có một khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam, nó nằm tại đảo Hòn Mun, nơi có quần thể san hô và các sinh vật biển khác rất đa dạng, nguyên sơ, được đánh giá là độc nhất vô nhị không những tại Việt Nam mà cả Đông Nam Á.

Ngoài các vịnh đẹp và đầy tiềm năng cho phát triển kinh tế, trong lòng Khánh Hòa còn có rất nhiều đồi núi (hơn 70% diện tích), với hơn 25 đỉnh núi cao trên 1.000 mét. Trong số đó, đáng chú ý nhất là hệ thống núi thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, chứa đựng nhiều hứa hẹn cho phát triển du lịch sinh

thái rừng núi. Đỉnh Hòn Bà được xác định là có khí hậu như Đà Lạt và Sapa( )1

và đã có đường lên tới đỉnh. Khu du lịch Hòn Bà kết hợp với biển đảo của Khánh Hòa tạo ra một sự liên hoàn đa dạng các loại hình du lịch. Khách du lịch tới Nha Trang-Khánh Hòa vừa thưởng thức vẻ đẹp và không khí hấp dẫn của biển đảo, lại vừa có cơ hội tham gia các chuyến du lịch dã ngoại tại các vùng rừng núi tuyệt đẹp của khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, “Đà Lạt của Khánh Hòa, chỉ cách Nha Trang một quãng đường bằng 1/10 từ Nha Trang lên Đà Lạt”.

Khánh hòa có khí hậu ôn hòa, tương đối ổn định, nhiệt độ trung bình trong

năm 23 – 27oC. Mùa đông ở Khánh Hòa ít lạnh và mùa khô kéo dài. Mùa mưa

ở Khánh Hòa khác với các tỉnh phía nam, bị lệch về mùa đông. Đây là điều kiện để thu hút khách du lịch. Đặc biệt, thành phố Nha Trang chỉ có hai tháng mưa, rất thuận lợi cho sinh hoạt của người dân và là nơi chan hòa ánh nắng đối với du khách, có thể tổ chức du lịch quanh năm. Điều khó khăn nhất đối với Khánh Hòa đó là một vài vùng phải hứng chịu gió tây vào cuối mùa hè, rất khô nóng, thường có hạn hán. Nhiều nắng cũng tạo thuận lợi cho sự phát triển của

các nghề nông thôn, nhất là chế biến nông sản phẩm, trong đó có nghề làm mắm với chất lượng sản phẩm rất có tiếng.

các nghề nông thôn, nhất là chế biến nông sản phẩm, trong đó có nghề làm mắm với chất lượng sản phẩm rất có tiếng.

Khánh hòa là cửa ngõ lên Tây nguyên của các tỉnh phía nam và lại có các vịnh, cảng biển và sân bay rất có ưu thế cho phát triển nên sẽ là một địa bàn hấp dẫn trong thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.

Khánh hòa là cửa ngõ lên Tây nguyên của các tỉnh phía nam và lại có các vịnh, cảng biển và sân bay rất có ưu thế cho phát triển nên sẽ là một địa bàn hấp dẫn trong thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.

2.1.2.Tình hình kinh tế – xã hội 2.1.2.Tình hình kinh tế – xã hội 2.1.2.Tình hình kinh tế – xã hội

Khánh hòa có khoảng 1,1 triệu dân, gần 40% sống ở thành thị và phần lớn tập trung ở thành phố Nha Trang, chiếm hơn 80% dân số thành thị, với mật độ

1.403 người/ km2. Khánh Hòa có một thành phố (Nha Trang), một thị xã (Cam

Ranh) và năm thị trấn. Có tất cả 32 dân tộc sinh sống trên mảnh đất Khánh Hòa, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 95,3% và chủ yếu sống ở những vùng ven biển, các dân tộc khác lại chủ yếu định cư ở các huyện miền núi với đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn.

Khánh hòa có khoảng 1,1 triệu dân, gần 40% sống ở thành thị và phần lớn tập trung ở thành phố Nha Trang, chiếm hơn 80% dân số thành thị, với mật độ

1.403 người/ km2. Khánh Hòa có một thành phố (Nha Trang), một thị xã (Cam

Ranh) và năm thị trấn. Có tất cả 32 dân tộc sinh sống trên mảnh đất Khánh Hòa, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 95,3% và chủ yếu sống ở những vùng ven biển, các dân tộc khác lại chủ yếu định cư ở các huyện miền núi với đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn.

Nguồn lao động ở Khánh Hòa tương đối dồi dào chiếm hơn 52% dân số. Lao động nông thôn chiếm khoảng 63% lao động toàn tỉnh, trong đó lao động thuần nông chiếm gần 90%. Khánh Hòa là “một trong 10 tỉnh của cả nước có số lượng tri thức lớn” (website vietnamtourism.com/khanhhoa). Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề chiếm 25%.

Nguồn lao động ở Khánh Hòa tương đối dồi dào chiếm hơn 52% dân số. Lao động nông thôn chiếm khoảng 63% lao động toàn tỉnh, trong đó lao động thuần nông chiếm gần 90%. Khánh Hòa là “một trong 10 tỉnh của cả nước có số lượng tri thức lớn” (website vietnamtourism.com/khanhhoa). Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề chiếm 25%.

Mức tăng trưởng GDP trong những năm gần đây khá cao, trên 8%, với cơ cấu kinh tế ngày một chuyển biến theo hướng tích cực, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong GDP và đang tăng nhanh.

Mức tăng trưởng GDP trong những năm gần đây khá cao, trên 8%, với cơ cấu kinh tế ngày một chuyển biến theo hướng tích cực, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong GDP và đang tăng nhanh.

Dịch vụ 39.60% Công nghiệp, xây dựng 40.97% Nông, lâm, thủy sản

Bảng 1: Cơ cấu tổng sản phẩm nội địa của Khánh Hòa (%)

Bảng 1: Cơ cấu tổng sản phẩm nội địa của Khánh Hòa (%)

Năm Năm 19.43% Cơ cấu tổng sản phẩm (%) 2001 2002 2003 2004

Công nghiệp, xây dựng 37,40 38,60 39,30 40,97

Dịch vụ 38,20 39,50 39,40 39,60

Nông, lâm, thủy sản 24,40 21,90 21,30 19,43 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa

Các ngành như chế biến thủy sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu lâm sản, song mây, dịch vụ sửa chữa và đóng mới tàu biển, sản xuất thức ăn cho nuôi trồng thủy sản và phát triển giống thủy sản… được đánh Các ngành như chế biến thủy sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu lâm sản, song mây, dịch vụ sửa chữa và đóng mới tàu biển, sản xuất thức ăn cho nuôi trồng thủy sản và phát triển giống thủy sản… được đánh

giá là những ngành mà Khánh Hòa có thế mạnh và đang đóng góp lớn cho nền kinh tế của tỉnh. Những năm gần đây, ngành thủy sản có đóng góp khá ổn định cho kim ngạch xuất khẩu của tỉnh và chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu. Kế đến phải kể dịch vụ đóng và sửa chữa tàu biển (khoảng 17 -18% kim ngạch xuất khẩu) và hàng thủ công mỹ nghệ. Ngoài ra, cát trắng, yến sào cũng là những mặt hàng xuất khẩu đặc thù của Khánh Hòa.

Tình hình đầu tư phát triển ở Khánh Hòa cũng khá khả quan. Huy động vốn đầu tư xây dựng toàn xã hội hàng năm đều tăng và năm sau cao hơn năm

Một phần của tài liệu Tác động của mô hình phát triển nông nghiệp- nông thôn gắn với du lịch đến các khía cạnh của đời sống của người dân nông thôn (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)